Các công nghệ trên điện thoại thông minh

Một phần của tài liệu Đồ án tìm hiểu về điện thoại thông minh (Trang 70)

4.1.1. Công nghệ kết nối dữ liệu di động

Để kết nối với internet mọi lúc mọi nơi điện thoại thông minh sử dụng kết nối dữ liệu di động. Các kết nối dữ liệu di động trên điện thoại thông minh bao gồm GPRS, EDGE, 3G và 4G LTE.

+ Dữ liệu di động GPRS và EDGE.

- GPRS(General Packet Radio Service), là một trong những công nghệ truyền dữ liệu qua mạng di động đầu tiên trên thế giới. Các hệ thống di động 2G kết hợp với GPRS thường được gọi là "2.5G", có nghĩa là, một công nghệ trung gian giữa thế hệ điện thoại di động thứ hai (2G) và thứ ba (3G). Tốc độ tối đa nó đạt được từ 5-114 kbit/s. Nhưng thực tế đối với các trang web hiện đại ngày nay thì GPRS mất khá nhiều thời gian để tải về, ngay cả đó là phiên bản website dành cho điện thoại

- EDGE viết tắt của Enhanced Data Rates for GSM Evolution, đôi khi còn gọi là Enhanced GPRS (EGPRS), là một công nghệ di động được nâng cấp từ GPRS cho phép truyền dữ liệu với tốc độ có thể lên đến 384 kbit/s cho người dùng cố định hoặc di chuyển chậm và 144kbit/s cho người dùng di chuyển tốc độ cao. Trên đường tiến đến 3G, EDGE được biết đến như một công nghệ 2.75G. EDGE cung cấp cho chúng ta một dung lượng dữ liệu gấp 3 lần GPRS. EDGE cho phép truyền tải các dịch vụ di động tiên tiến như tải video, clip nhạc, tin nhắn đa phương tiện hoàn hảo, truy cập internet, e-mail di động tốc độ cao.

Trên thực tế hiện nay rất ít điện thoại thông minh sử dụng GPRS và EDGE vì nó quá lỗi thời và chậm chạp.

Với sự ra đời của 3G, Internet di động thực sự bước vào một kỷ nguyên mới. Thế hệ di động thứ 3 mang lại tốc độ băng thông lớn hơn rất nhiều, tối đa có thể đạt 28Mbit/s. Điều này giúp các điện thoại thông minh có thể tải về dữ liệu với một tốc độ hợp lý và truy cập Internet mà không gặp quá nhiều trở ngại về mặt tốc độ. Điểm mạnh của công nghệ này so với công nghệ 2G và 2.5G là cho phép truyền, nhận các dữ liệu, âm thanh, hình ảnh chất lượng cao cho cả thuê bao cố định và thuê bao đang di chuyển ở các tốc độ khác nhau. Với công nghệ 3G điện thoại thông minh sẽ có dịch vụ đa phương tiện, như âm nhạc chất lượng cao, hình ảnh video chất lượng và truyền hình số, dịch vụ định vị toàn cầu (GPS), E-mail... . Hầu hết các mạng di động lớn của Việt Nam như Viettel, Vinaphone, MobiFone đều triển khai dịch vụ 3G trên toàn quốc.

+ Dữ liệu di động 4G LTE

4G viết tắt của fourth-generation, là công nghệ truyền thông không dây thế hệ thứ tư, cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa trong điều kiện lý tưởng lên tới 1 cho đến 1,5 Gb/giây. Các điện thoại thông minh ngày này đang dần được tích hợp khả năng kết nối mạng 4G. LTE viết tắt của Long Term Evolution. Đơn giản đó là một chuẩn mạng 4G có nhiều ưu điểm, cải thiện được tốc độ của 4G với tốc độ truyền thường ở trên 300Mbit/s. Với chất lượng như vậy điện thoại thông minh sử dụng 4G LTE cho tốc độ kết nối giải trí vô cùng ấn tượng nhưng hiện 4G mới chỉ xuất hiện ở một số ít các quốc gia trên thế giới và Việt Nam chúng ta vẫn chưa có.

4.1.2. Công nghệ wi-fi, Bluetooth, NFC và GPS+ Wi-fi (Wireless Fidelity) + Wi-fi (Wireless Fidelity)

Những điện thoại thông minh ngày nay ngoài hỗ trợ kết nối mạng dữ liệu di động còn hỗ trợ kết nối Wi-fi để kết nối với internet. Với những nước phát triển Wi-fi được phủ sóng rộng rãi chức năng Wi-fi trên điện thoại thông minh được khai thác nhiều hơn rất nhiều so với mạng di động vì độ ổn định, giá thành cũng như tiêu hao điện năng tốt hơn. Wi-fi trên điện thoại thông minh không chỉ dùng để kết nối đến internet mà con dùng để phát, giao tiếp chia sẻ mạng với những thiết bị khác. Ví dụ với một chiếc điện thoại có kết nối mạng đi động chúng ta có thể chia sẻ mạng đến một chiếc máy tính hoặc thiết bị khác thông qua Wi-fi.

Bluetooth là giao tiếp tầm gần giúp điện thoại thông minh kết nối đến thiết bị khác trong phạm vi khoảng 10 mét. Giao tiếp Bluetooth được sử dụng khá lâu trên cả những chiếc điện thoại phổ thông chủ yếu dùng để chuyền dữ liệu cho nhau và kết nối đến các thiết bị âm thanh không dây. Bluetooth có thể đạt được tốc độ truyền dữ liệu 1Mb/s. Bluetooth hỗ trợ tốc độ truyền tải dữ liệu lên tới 720 Kbps. kết nối Bluetooth là vô hướng và sử dụng giải tần 2,4 GHz.

NFC viết tắt của Near-Field Communications là công nghệ kết nối không dây phạm vi tầm ngắn trong khoảng cách 4 cm, sử dụng cảm ứng từ trường để thực hiện kết nối giữa các thiết bị khi có sự tiếp xúc trực tiếp hay để gần nhau. NFC được phát triển dựa trên nguyên lý nhận dạng bằng tín hiệu tần số vô tuyến (Radio-frequency identification - RFID), hoạt động ở dải băng tần 13.56 MHz và tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa 424 Kbps. Do khoảng cách truyền dữ liệu khá ngắn nên giao dịch qua công nghệ NFC được xem là an toàn. Điện thoại thông minh được trang bị NFC có thể giao tiếp với các thẻ thông minh, đầu đọc thẻ hoặc thiết bị NFC tương thích khác. Ngoài ra, NFC còn được kết hợp nhiều công nghệ sử dụng trong các hệ thống công cộng như bán vé, thanh toán hóa đơn, thông báo lộ trình trên taxi… Như vậy chỉ cần chiếc điện thoại thông minh với một cái chạm chúng ta có thể thanh toán tiền…Nhưng rất tiếc hiện tại nước ta vẫn chưa áp dụng thực tế công nghê NFC vì nó còn quá mới mẻ.

+ GPS (Global Positioning System)

GPS là hệ thống định vị toàn cầu nó cũng được tích hợp trên điện thoại thông minh. Là hệ thống xác định vị trí dựa trên vị trí của các vệ tinh nhân tạo, do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý. Trong cùng một thời điểm, tọa độ của một điểm trên mặt đất sẽ được xác định nếu xác định được khoảng cách từ điểm đó đến ít nhất ba vệ tinh. Tuy được quản lý bởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, chính phủ Hoa Kỳ cho phép mọi người trên thế giới sử dụng một số chức năng của GPS miễn phí, bất kể quốc tịch nào. Với GPS và một phần mềm bản đồ trên điện thoại thông minh như GoogleMap, AppleMap… chúng ta có thể biết vị trí mình đang ở đâu và tìm đường đến vị trí khác trong phạm vi hoặc toàn thế giới. Với tính năng ưu việt của điện thoại thông minh GPS cho độ chính xác rất cao bán kính chỉ giao động 20 met – 500mét và khai thác rất nhiều tính năng thú vị.

4.1.3 Công nghệ giao tiếp, tương tác với thiết bị khác và con người.

Trên điện thoại thông minh để kết nối với máy tính trao đổi giữ liệu chúng sử dụng cổng kết nối USB hoặc thông qua những giao tiếp không dây Wi-fi, Bluetooth và NFC. Và cổng kết nối USB trên điện thoại thông minh cũng dùng để kết nối với chuột, bàn phím, thiết bị nhớ ngoài (hay còn gọi là USB), máy in… những thiết bị kết nối qua cổng USB như chiếc máy vi tính thông thường nhưng phải có cáp hỗ trợ có tên OTG (On the go). Vậy để truyền tải hình ảnh, âm thanh ra màn hình máy chiếu thì sao? Điện thoại thông minh cũng được hỗ trợ HDMI và công nghệ MHL. Cổng HDMI sẽ được tích hợp trên một số đời máy với dạng thu nhỏ và truyền tải hình ảnh, âm thanh đến cổng HDMI của màn hình và máy chiếu qua cáp HDMI. MHL tích hợp trên điện thoại thông minh ngay tại cổng microUSB nó cũng xuất hình ảnh, âm thanh tương tự như cổng HDMI nhưng phải có thiết bị hỗ trợ, thiệt bị này phải được cấp nguồn điện riêng nên thực tế không được sử dụng nhiều. Một số điện thoại thông minh ngày nay còn hỗ trợ truyền tải hình ảnh, âm thanh thông qua giao tiếp NFC nhưng việc này đòi hỏi chiếc màn hình trình chiếu cũng phải được hỗ trợ NFC.

Để giao tiếp với con người điện thoại thông minh sử dụng ngay màn hình cảm ứng của mình. Người dùng tương tác trên màn hình cảm ứng và điện thoại thông minh sẽ thực hiện theo yêu cầu. Không chỉ dừng lại ở đó điện thoại thông minh còn biết nghe lệnh thông qua giọng nói, nó sử dụng micro thu tiếng nói rồi phân tích thực hiện theo yêu cầu của người dùng, rất tiếc là nó không hỗ trợ nhiều ngôn ngữ đa phần là tiếng Anh và phát âm phải chuẩn không quá nhanh. Ngoài ra để hỗ trợ cho người khiếm thị điện thoại thông minh cũng có chứ năng đọc cho người khiếm thị nghe mỗi khi họ chạm tay đến vị trí nào đó trên màn hình nhưng nó cũng mới chỉ biết đọc tiếng Anh thôi.

4.2 Các ứng dụng thực tế

+ Nghe gọi nhắn tin thông thường và hơn nữa

Đây là ứng dụng cơ bản nhất như một chiếc điện thoại thông thường. Điện thoại thông minh cũng hỗ trợ liên lạc không dây trong không gian rộng, phụ thuộc vào nơi phủ sóng của nhà cung cấp dịch vụ. Cũng có khe lắp thẻ sim là nơi lưu trữ số điện thoại của nhà cung cấp dịch vụ mạng hỗ trợ đầy đủ tính năng nghe gọi nhắn tin như một chiếc điện thoai thông thường. Ngoài ra với công nghệ hiện đại những chiếc điện thoại thông minh giờ đây được trang bị

một hệ thống micro chống ồn cho chất lượng cuộc gọi rất tốt. Với chất lượng mạng dữ liệu di động như ngày nay những chiếc điện thoại thông minh còn hỗ trợ gọi video, chúng ta có thể nhìn thấy người liên lạc giống như trong những bộ phim khoa học viễn tưởng ngày xưa. Và hơn thế nữa nhờ sự phát triển của kho phần mềm, mạng internnet cho điện thoại thông minh giờ đây chúng ta chỉ cần liên lạc thoại và video cho nhau qua mạng internet mà không cần phụ thuộc vào nhà mạng và hoàn toàn miễn phí chỉ cần có kết nói internet và cài đặt những phần mềm đó ví dụ như: Viber, Zalo, Tango.... Thậm chí có thể liên lạc nhóm cho những người dùng với môi trường làm việc theo nhóm như công ty, đoàn thể… Ví dụ như phần mềm mạng xã hội Skype có thể cho những cuộc họp trực tuyến qua mạng internet trên máy tính vô cùng hữu ích, nhưng giờ đây nó đã tích hợp trên điện thoại thông minh và người dùng có thể họp qua skype mọi lúc mọi nơi trên toàn thế giới và không cồng kềnh như dùng một chiếc máy tính và chỉ cần có kết nối internet. Ngoài ra còn rất nhiều phần mềm hữu ích tương tự như: Facebook, Twitter, Yahoo Messenger…

Hình 4.1: Ứng dụng Skype trên điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android

+ Thư điện tử, ứng dụng văn phòng và tiện ích cho cuộc sống

- Điện thoại thông minh được ra đời trên ý tưởng mong muốn một thiết bị có thể kiểm tra thư điện tử nhỏ gọn di động và ngày nay điện thoại thông minh là thiết bị kiểm tra thư điện tử thuận tiện nhanh chóng nhất. Việc sử dụng hòm thư điện tử trên điện thoại thông minh tất nhiên cũng phải có kết nối internet. Hầu như các hệ điều hành của điện thoại thông minh đều hỗ trợ mọi hòm thư điện tử và có hệ thống thông báo có thư mới như thông báo tin nhắn. Thậm chí nó còn lọc thư rác, thư quảng cáo không mong muốn cho người dùng. Hiện tại

người dùng gửi thư điện tử trên điện thoại thông minh cũng vô cùng thuận tiện với đầy đủ tính năng như trên máy tính.

- Ứng dụng văn phòng Microsoft Office là ứng dụng vô cùng hữu ích và được sử dụng rất rộng rãi. Và trên điện thoại thông minh nó cũng được tích hợp. Điện thoại thông minh có thể làm việc với những tập tin Word, Excel và PowerPoint với những tính năng gần như hoàn chỉnh và vô cùng thuận tiện. Không những thế trên điện thoại thông minh chúng ta có thể chuyển những tập tin của ứng dụng cho nhau đễ dàng qua những giao tiếp tầm gần như Bluetooth, NFC. Và kết hợp với thư điện tử chúng ta có thể chuyển và nhận ở mọi nơi có kết nối internet qua mạng di động hay wifi. Để in ra giấy những tập tin văn phòng bằng điện thoại thông minh chúng ta cần kết hợp với máy in không dây.

Hình 4.2: Xử lý tập tin Word (.doc) trên điện thoại thông minh

- Với điện thoại thông minh bạn có thể lướt web cập nhật tin tức, thời tiết, kinh tế, chính trị… mọi lúc mọi nơi. Và nhờ kho phần mềm nên chúng ta có thể khai thác rất nhiều tiện ích trên điện thoại thông minh. Chúng ta có thể biến chiếc điện thoại thông minh thành bộ từ điển đa ngôn ngữ. Nếu kết hợp với Google dịch trực tuyến thì có lẽ bạn muốn dịch từ tiếng Việt sang ngôn ngừ nào cũng được miễn là Google có và thậm chỉ bạn không cần phải nhập văn bản bằng tay mà bằng bằng giọng nói hoặc hình ảnh thông qua camera của máy. Điện thoại thông minh cũng là chiếc máy đọc sách với thư viện vô cùng không lồ từ y học sức khỏe, văn học, khoa học… đều đầy đủ. Điện thoại thông minh cũng là bộ công cụ chuyển đổi đơn vị đo, máy tính bỏ túi, đồng hồ báo thức, tra lịch âm dương, lịch vạn niên, phong thủy, la bàn, đèn pin,.. rất nhiều tiện ích được tích hợp chỉ cần cài phần mềm tương ứng.

Hình 4.3: Xem thời tiết, lịch vạn niên và sách y học trên điện thoại thông minh

- Giám sát camera từ xa. Với hệ thông camera giám sát lắp đặt tại một vị trí nào đó và có kết nối internet. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet và cài đặt phần mềm đặt địa chỉ IP của hệ thống camera giám sát kia chúng ta có thể theo dõi khu vực đó trên điện thoại mọi lúc mọi nơi. Ứng dụng này rất thuận tiện và phát triển so với kiểu giám sát trước kia nhiều vì nó vừa hiện đại và giá thành không hề cao chút nào.

Hình 4.4: Quan sát vị trí từ xa qua camera bằng điện thoại thông minh

- Định vị theo dõi vị trí và dò đường. Nhờ tích hợp GPS nên với một chiếc điện thoại thông minh chúng ta có thể biết mình đang ở đâu và muốn đến vị trí nào đo chỉ cần thiết lập nó sẽ dẫn đường bằng hình ảnh thậm chí còn bằng

cả giọng nói. Chưa dừng lại ở đó nó còn có thể theo dõi vị trí của những chiếc điện thoại thông minh khác thong qua phần mềm và hệ thống GPS.

Hình 4.5: Định vị dò đường và quan sát vị trí người khác bằng điện thoại thông minh qua định vị GPS

- Điều khiển máy từ xa. TeamViewer phần mềm điều khiển máy tính từ xa qua mạng internet cũng được tích hợp trên điện thoại thông minh. Vì vậy chỉ cần cài đặt TeamViewer lên điện thoại thông minh và có kết nối mạng chúng ta có thể điều khiển một chiếc máy tính khi chủ nhân của nó cho phép.

Hình 4.6: Xử dụng phần mềm TeamViewer để điều kiển máy tính bằng điện thoại thông minh

- Kết nối đến kho lưu trữ trực tuyến. Người dùng sử dụng điện thoại thông thường rất sợ mất máy khi đó sẽ mất hết tất cả những thứ lưu trên đó. Còn với điện thoại thông minh nó được các nhà phát hành hệ điều hành chau chút và cho ra đời rất nhiều kho lưu trữ trực tuyến giúp nó lưu giữ những dữ liệu quan trọng

đăng nhập tài khoản lập trước đó vào một thiết bị khác nó sẽ đưa lại về dữ liệu của thiết bị trước. Thường nhà phát hành sẽ khuyến mại cho bạn số dung lượng nhất định như trên hệ điều hành IOS bạn được khuyến mại 5Gb trên kho iCloud

Một phần của tài liệu Đồ án tìm hiểu về điện thoại thông minh (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)