Quan điểm hoàn thiện

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty xăng dầu nghệ an (Trang 30 - 33)

* Các giải pháp về kênh phân phối phải lấy ngành hàng, chiến lược

kinh doanh của Công ty làm căn cứ cơ bản

Đặc điểm ngành hàng là một trong những căn cứ cơ bản để thiết lập kênh phân phối. Dưới đây là các đặc điểm quan trọng của ngành hàng đòi hỏi các Công ty kinh doanh phải tính tới khi xây dựng và quản lý kênh phân phối: Người tiêu dùng đặc biệt quan tâm tới sự an toàn của sản phẩm nên các kênh phân phối, cách thức phân phối phải tạo được lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm. Trong tổ chức kênh phân phối của các doanh nghiệp phải chú ý tới tính hoàn hảo, tính đồng bộ của dịch vụ và đảm bảo tính văn minh thương

nghiệp. Đặc điểm sử dụng sản phẩm xăng, dầu,dầu mỡ nhờn gas và phụ kiện là tính liên tục, điều này đặc biệt quan trọng đối với khách hàng công nghiệp. Đây là điều kiện đáp ứng được khách hàng đánh giá cao. Ngành hàng xăng, dầu , dầu mỡ nhờn, gas và phụ kiện là ngành hàng kinh tế kỹ thuật do đó nhu cầu đối với kỹ thuật là rất lớn. Việc tổ chức kênh phân phối dịch vụ bên cạnh việc bán hàng và kênh phân phối vật chất là hết sức quan trong Kênh phân phối được thiết kế và quản lý phải căn cứ vào các mục tiêu và chiến lược của Công ty, định về mặt tổ chức, bao gồm tổ chức nhân sự, kinh doanh và hoàn thiện hệ thống tài chính kế toán. Trong những năm tới Công ty cần chủ trương tiết kiệm chi phí trên một lượng sản phẩm bán ra hướng tới mục tiêu tăng lợi nhuận trong những năm tới. Về mặt tổ chức kinh doanh, Công ty phát triển hệ thống các kho trung gian tại các khu vực thị trường lớn nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển, phục vụ kịp thời nhu cầu thị trường và tạo thế mạnh của Công ty trên các khu vực tiềm năng này.

* Thiết kế, quản lý kênh phân phối phải xuất phát từ kết quả phân đoạn thị trường và khả năng của Công ty

Kinh doanh theo quan điểm marketing, theo quan điểm này định hướng khách hàng dẫn dắt toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xuất phát từ đặc điểm tiêu dùng, khách hàng của Công ty được chia thành hai nhóm cơ bản: khách hàng công nghiệp và khách hàng dân dụng. Với mỗi nhóm khách hàng Công ty phải đưa ra những cách thức thoả mãn phù hợp trong đó lựa chọn điều phối hàng trong kênh phân phối là một trong những công cụ giúp đắc lực. Hệ thống kênh phân phối phải đáp ứng được yêu cầu khai thác được triệt để các phân đoạn thị trường, và còn cần phải đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho các kênh phân phối. Tuy nhiên cũng cần phải cân nhắc đến khản năng về tài chính, nguồn nhân lực, cũng như các nguồn lực khác của Công ty, tránh tình trạng hệ thống kênh phân phối vượt ra ngoài khản năng kiểm soát của Công ty.

* Kênh phân phối phải góp phần tạo ra sự cạnh tranh đối với các Công ty cùng ngành hàng trong việc đáp ứng thị trường mục tiêu

Việc phân phối hàng hoá tới khách hàng một cách tốt hơn các đối thủ cạnh tranh là một nhân tố quyết định tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Hệ thống kênh phân phối chính là một cộng cụ canh tranh hửu hiệu và manh tính quyết định trong việc thực hiện các chiến lược cạnh tranh của Công ty. Để làm được điều này, trước tiên Công ty cần khai thác được những lợi thế như uy tín đã tạo lập của ngành hàng, mạng lưỡi phân phối rộng khắp trên tỉnh

Nghệ An. Khả năng về tài chính, quan hệ chặt chẽ với cơ quan từ Trung ương đến địa phương, hệ thống cầu cảng kho tiếp nhận, kho chứa tại các vị trí chiến lược. Mặt khác Công ty vẩn phải tiếp tục cân đối khản năng nguồn vốn của minh để thiết lập mới các đầu mối của mình tại các thị trường tiềm năng. Tại các thị trường đã có nhiều đối thủ cạnh tranh nếu thấy cần thiết phải đầu tư về cơ sở vật chất cho các kênh phân phối để tăng thêm sự hiện diện của Công ty.

* Kênh phân phối phải được thiết kế nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trên cơ sở tận dụng thế mạnh và khắc phục các điểm yếu của toàn hệ thống

Để nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm, thì cần phải được sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống kênh phân phối. Toàn bộ hệ thống cần phải được vận hành một cách thông suốt ở tất cả các khâu từ khâu xuất hàng ra khỏi kho, vận chuyển và giao hàng. Với thế mạnh là Công ty đã có một hệ thống kênh phân phối đã khá đầy đủ các kênh phân phối tới tất cả các đoạn thị trường mục tiêu. Công ty cần phải phát huy thế mạnh này để tiếp tục thâm nhập các thị trường mục tiêu, thu hút được cang nhiều khách hàng càng tốt.

Để cung cấp tới khách hàng theo cách tốt hơn các Công ty cùng ngành hàng, các doanh nghiệp phải giải quyết tốt các xung đột giưã các bộ phận trong hệ thống phân phối ngay từ khi thiết kế và vận hàng hệ thống.

* Kênh phân phối phải có khả năng tự thích ứng với sự thay đổi của môi trường một cách linh hoạt

Sự linh hoạt của kênh phân phối được thể hiện là khả năng thích ứng với sự thay đổi của thị trường cũng như sự linh hoạt trong thực thi các chính sách của doanh nghiệp và ứng phó với các chính sách của đối thủ cạnh tranh. Sự thay đổi của thị trường bao gồm nhu cầu của khách hàng, sự thay đổi về chính sách và cách thức phân phối hàng hoá tới khách hàng, các quy định của Nhà nước đối với việc tổ chức phân phối hàng hoá, thay đổi về nguồn cung ứng. Trong thiết kế kênh phân phối, Công ty phải chú ý tới các sự thay đổi quan trọng của môi trường kinh doanh trong thời gian gần đây.

* Việc thiết kế hệ thống phân phối phải gắn với việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng của Công ty

Cơ sở hạ tầng phải mạnh có khả năng đảm bảo nguồn về mặt số lượng và thời gian. Khả năng đảm bảo về mặt số lượng đối với ngành hàng xăng dầu, dầu mỡ nhờn, gas của Công ty. Bao gồm: sức chứa, khả năng tiếp nhận, và khả năng chuyên chở. Khả năng đáp ứng về mặt thời gian thể hiện ở vị trí bố

trí các cơ sở hạ hậu cần. Để có thể có được hệ thống cơ sở hậu cần mạnh, công tác quy hoạch phải đi đầu và phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, chiến lược kinh doanh của Công ty. Trong công tác quy hoạch cần tránh các chi phí đầu tư không cần thiết xem xét cẩn thận các yếu tố về hệ thống phân phối hiện tại phương hướng chuyển đổi hệ thống phân phối trong điều kiện mới, khả năng cắt giảm theo hướng giành lợi thế trước đối thủ cạnh tranh tại các khu vực thị trường trong việc tổ chức cung cấp và phân phối hàng hoá tới khách hàng.

* Đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các kênh và trong kênh phân phối một cách hợp lý nhằm đẩy mạnh sản lượng bán ra

Sự cần thiết của cạnh tranh thể hiện ở tình trạnh hiện nay đã và sẽ tiếp tục có thêm nhiều cơ sở cùng kinh doanh ngành hàng này. Tuy nhiên, sự cạnh tranh này phải nằm trong sự kiểm soạt của Công ty. Tránh tình trạng trồng chéo trong việc khại thác các phân đoạn thị trường cần phải được khắc phục. Để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các kênh và trong kênh phân phối một cách hợp lý. Công ty cần phải thực hiện ban hành các văn bản hướng dẩn và quy định cụ thể các phân đoạn thị trường của các kênh phân phối.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty xăng dầu nghệ an (Trang 30 - 33)