công chứng
Trong thời gian gần đây, cùng với việc mở cửa nền kinh tế, các giao dịch về dân sự, thương mại diễn ra ngày càng nhiều. Trong đó, những giao dịch thông qua người đại diện chiếm một số lượng lớn. Hợp đồng ủy quyền có công chứng, chứng thực tăng cả về số lượng và quy mô. Theo báo cáo tổng kết của các phòng công chứng vài năm gần đây cho thấy, số lượng người yếu cầu công chứng hợp đồng uỷ quyền, giấy uỷ quyền ngày càng tăngnhất là ở các thành phố lớn chiếm tới 30% tổng số công việc [ ]. Theo thống kê tại một số phòng công chứng tại thành phố Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh khác cho thấy. Số lượng hợp đồng ủy quyền được công chứng tại các phòng công chứng không ngừng tăng lên cá biệt có những phòng công chứng số lượng hợp đồng công chứng năm sau tăng hơn năm trước hơn 6 lần như Phòng công chứng số 1 tỉnh Hà Tây (cũ) nay là Phòng công chứng số 7 thành phố Hà Nội [ ]. Từ những số liệu này đã chứng tỏ một thực tế là những giao dịch do những thông qua người đại diện đang ngày càng phổ biến và chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Đại diện theo ủy quyền đang dần trở thành một nghề trong xã hội.
3.1.2. Một số khó khăn, vướng mắc trong áp dụng pháp luật về hợp đồng uỷ quyền
Nhìn vào kết quả thông kê số lượng hợp đồng ủy quyền được công chứng tại một số phòng công chứng cho thấy, số lượng hợp đồng uỷ quyền ngày càng
tăng, điều này chứng tỏ những giao dịch do người đại diện xác lập ngày càng nhiều. Điều này cũng chứng tỏ, người dân đã nhận thức được ýnghĩa, vai trò và tầm quan trọng của hợp đồng uỷ quyền đời sống xã hội. Tuy nhiên, do sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế-xã hội những quy định của pháp luật nói chung và những quy định về hợp đồng ủy quyền nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội công thêm đó là những yếu tố khác như con người, cơ sở vật chất, ý thức của người dân, …. điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động công chứng hợp đồng ủy quyền cũng như đảm bảo quyền chủ thể khi giao kết hợp đồng ủy quyền. Để khắc phục những hạn chế trên, về phía Nhà nước trước hết cần ban hành những văn bản pháp luật để hướng dẫn những quy định về hợp đồng ủy quyền trong BLDS năm 2005. Ngoài ra, cần có những cơ chế chính sách để đảm bảo cho hoạt động công chứng nói chung và hợp đồng ủy quyền nói riêng thực sự có hiệu quả thúc đẩy giao dịch dân sự phát triển.
Quá trìnhthực hiện công chứng hợp đồng uỷ quyền tại Phòng công chứng cho thấy, những quy định của pháp luật về hợp đồng ủy quyền có nhiều điểm bất cập. Những bất cập này, không chỉ gây khó khăn cho người ủy quyền, người được ủy quyền mà còn gây ra những khó khăn cho công chứng viên khi công chứng hợp đồng ủy quyền. Những bất cập của pháp luật về hợp đồng ủy quyền được thể hiện ở một số vấn đề sau:
3.1.2.1. Chủ thể hợp đồng uỷ quyền
a. Chủ thể là pháp nhân
Theo quy định tại Điều 84 BLDS năm 2005 một tổ chức được coi là pháp nhân, một chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự khi có đầy đủ các điều kiện sau: Được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Khi tham gia giao dịch, pháp nhân
thường thông qua người đại diện, người đại diện có thể là người đại diện theo pháp luật, hoặc đại diện theo uỷ quyền. Trong một số trường hợp, người đại diện theo pháp luật có thể uỷ quyền cho một cá nhân khác tham gia giao kết các giao dịch dân sự. Pháp nhân bình đẳng với các chủ thể khác trong khi tham gia giao dịch dân sự.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2003, hiện nay ở nước ta có rất nhiều hành thức doanh nghiệp đó là: Công ty Cổ phần, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty Dợp danh, Doanh nghiệp tư nhân, Nhóm công ty. Trên thực tế có rất nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần được thành lập chỉ có hai vợ chông là thành viên.
Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn Thế An được thành lập bởi hai vợ chông anh Hoàng Hữu Thế và chị Nguyễn Hồng An. Công ty Thế An thực sự gặp rắc rối tại phòng công chứng trong trưòng hợp:
Khi Công ty Thế An cần vay vốn ngân hàng, vợ chồng anh Thế đã dùng khối tài sản chung của hai vợ chồng như: quyền sử dụng đất, ôtô, ... để thế chấp tại Ngân hàng để vay của công ty.
Khi Công ty Thế An cần thuê lại chính ngôi nhà mà do hai vợ chồng anh đang là chủ sở hữu để làm trụ sở giao dịch.
Khi Công ty Thế An cần các thành viên Công ty góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Các giao dịch này giúp doanh nghiệp thực hiện được việc hạch toán đầu vào, khấu hao tài sản, khấu trù, miễn giảm thuế,…
Theo quy định tại khoản 5 Điều 144 BLDS năm 2005 thì người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó. Trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác. Trong trường hợp này, khi tham gia ký hợp đồng thế chấp anh Thế sẽ là người đại diện hợp pháp của Công ty Thế An (bên vay tiền), giao kết với chính mình và vợ (bên thế chấp) và với Ngân hàng (bên cho vay). Hoặc trong hợp đồng góp vốn phải có bên góp vốn và bên nhận góp vốn. Hoặc hợp đồng thuê tài sản thì phải có bên cho thuê và bên thuê. Pháp luật hiện hành ở nước ta chưa có quy định về việc hạn chế các quyền của vợ chồng trong những trường hợp tương tự như trên.
Vấn đề đặt ra ở đây là, công ty có thành viên là hai vợ chồng (như Công ty Thế An) thì công chứng viên có thể cho họ ký với hai tư cách một là bên chủ sở hữu tài sản, một là dại diện của pháp nhân được không? Có quan điểm cho rằng, hai thành viên của doanh nghiệp lập uỷ quyền cho nhau: người chồng là giám đốc (đại diện pháp nhân) ký hợp đồng với vợ do người chồng uỷ quyền là đại diện chủ sở hữu tài sản. Hoặc hợp đồng vẫn được giao dịch với hai chủ thể một bên là đại diện của pháp nhân, một bên là chủ sở hữu tài sản.
Trên thực tế, có quan điểm cho rằng, trong giao dịch này, có hai chủ thể riêng biệt, một cá nhân giao kết hợp đồng với một pháp nhân. Cũng có quan điểm cho rằng, dù thế nào thì bản chất hai chủ thể này cũng đang tham gia giao dịch với chính mình hoặc vớí người thứ ba mà mình là người đại diện. Trong những trường hợp trên, công chứng viên có thể từ chối công chứng những giao dịch này là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật. Như vậy, qua phân tích trên cho thấy quan điểm cũng như cách giải quyết về vấn đề trên là chưa thống nhất giữa các công chứng viên, có người từ chối có người không từ chối. Trong khi đó, các yêu cầu công chứng đối với giao dịch này ngày một nhiều; cho nên, chúng tôi cho rằng pháp luật cần có những quy định rõ ràng, cụ thể hơn về vấn đề này.
Hộ gia đình là một chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật dân sự. Theo quy định tại Điều 106 BLDS năm 2005 thì hộ gia đình mà trong đó các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định. So với những chủ thể khác, hộ gia đình bị hạn chế khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự.
Trên thực tế cho đến nay, số lượng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được các địa phương cấp cho hộ gia đình tương đối nhiều, không chỉ trong khu dân cư nông thôn, mà ngay cả trong đô thị. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không chỉ là chứng thư pháp lý công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình và cá nhân mà còn là một giấy tờ ghi nhận quyền tài sản; là tài sản để hộ gia đình và cá nhân thế chấp để vay tiền tại Ngân hàng và tổ chức tín dụng.
Hộ gia đình theo quy định của pháp luật là một chủ thể của hợp đồng dân sự,cho nên khi tham gia giao dịch cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Hiện nay, căn cứ để xác định duy nhất có tính thuyết phục đó là sổ hộ khẩu gia đình. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào, chủ hộ cũng là người có tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hoặc tại thường điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì hộ bao gồm cha, mẹ, anh chị em ruột, nhưng đến khi ký hợp đồng thì người đó lại có hộ khẩu với những thành viên hoàn toàn mới như bố mẹ vợ, anh chị em vợ ...
Theo quy định tại khoản 2 Đièu 109 BLDS năm 2005 của pháp luật: Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đại đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý. Khi tham gia các giao dịch dân sự các thành viên trong hộ gia đình có thể uỷ quyền cho một người trong hộ tham gia giao dịch.
Hộ khẩu theo từ điển Tiếng Việt là: Hộ tịch của một người. Quyển sổ hộ khẩu ghi chép toàn bộ những người cùng đăng ký hộ tịch tại một địa điểm nhằm mục đích quản lý hành chính. Do đó, những người có tên trong một quyểnsổ hộ khẩu không nhất thiết có chung một khối tài sản, hoặc có hoạt động kinh tế chung trong sản xuấtnông, lâm, ngư nghiệp.
Do vậy, trong hoạt động công chứng, công chứng viên gặp rất nhiều khó khăn khi xác định các thành viên trong hộ gia đình. Bởi vì, sổ hộ khẩu gia đình luôn luôn chứ đựng những yếu tố biến động do việc tách, nhập, sinh, tử, đổi sổ, ... Do đó, không thể đồng nhất hộ gia đình trong sổ hộ khẩu với hộ sử dụng đất khi xem xét đến hộ gia đình.
3.1.2.2. Đối tượng của hợp đồng uỷ quyền
BLDS năm 2005 không có điều khoản nào quy định về đối tượng của hợp đồng ủy quyền. Việc ủy quyền có đối tượng là những việc diễn ra trong đời sống xã hội; do đó, đối tượng của hợp đồng ủy quyền rất đa dạng và phong phú. Mặc dù, pháp luật không quy định đối tượng của hợp đồng là những công việc gì. Tuy nhiên, việc thực hiện công việc ủy quyền không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Theo nghĩa hẹp “Hợp đồng uỷ quyền có đối tượng là một công việc phải thực hiện hay, đúng hơn, là một giao dịch pháp lý phải được xác lập hoặc phải được thực hiện hoặc phải được xác lập và thực hiện”[23].
Công việc mang tính chất có thể là giao dịch pháp lý bao gồm: đại diện ký kết hợp đồng, trả tiền, đại diện trước Toà án với tư cách của bị đơn hoặc nguyên đơn,... những giao dịch này, phải phù hợp với quy định của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật những giao dịch này có thể được thực hiện thông qua người ủy quyền. Đó cũng là những căn cứ pháp lý của người được uỷ quyền khi thực hiện công việc. Người uỷ quyền phải chứng minh với người được uỷ quyền và cơ quan có thẩm quyền công
chứng, chứng thực hợp đồng uỷ quyền là bản thân mình đang là người có trách nhiệm thực hiện những giao dịch đó.
Hiện nay, có một thực tế cho thấy những giao dịch hình thành trong tương lai có được coi đối tượng, căn cứ pháp lý để người uỷ quyền trao cho người được uỷ quyền không? Ví dụ: Uỷ quyền làm đại diện trước Toà án có nhất thiết phải có giấy triệu tập của Toà án không? hoặc ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nhất thiết phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không?
Một khó khăn đặt ra cho người uỷ quyền là những giao dịch đó có thể nằm trong một chuỗi công việc mà người uỷ quyền muốn uỷ quyền cho người khác thực hiện. Ví dụ như: Anh A và bà B hiện đang có tranh chấp đất đai. Do không có điều kiện để tiến hành vụ kiện, anh A uỷ quyền cho luật sư C. Để tiến hành hoàn thành công việc được uỷ quyền luật sư C phải làm rất nhiều việc như: Nộp đơn khởi kiện, đại diện trước Toà án, … Khi công chứng hợp đồng ủy quyền, tổ chức công chứng, cơ quan chứng thực yêu cầu anh A xuất trình những căn cứ pháp lý như giấy triệu tập của Toà án thì anh A chưa có.
Người được uỷ quyền có trách nhiệm thực hiện công việc theo nội dung của bản hợp đồng uỷ quyền. Thẩm quyền của người được uỷ quyền phụ thuộc vào những công việc mà người uỷ quyền trao cho người được uỷ quyền, chứ không phụ thuộc vào các hành vi của người được uỷ quyền. Người được uỷ quyền có thể phải thực hiện mọi hành vi để hoàn thành công việc được giao, thẩm quyền càng lớn thì phạm vi uỷ quyền càng rộng.
Nếu hợp đồng uỷ quyền ghi chung chung như: Uỷ quyền bán nhà, thì người được uỷ quyền phải tìm mọi cách để bán được căn nhà đó, mọi hành vi như tìm người mua nhà, giá cả, ký kết hợp đồng, ... đều được coi là trong phạm vi được uỷ quyền. Còn nội dung uỷ quyền ghi chi tiết như ký kết hợp đồng mua
bán nhà, thì người được uỷ quyền đến các cơ quan có thẩm quyền để ký kết hợp đồng uỷ quyền.
Trên đây là một số vướng mắc mà hoạt động công chứng hợp đồng ủy quyền thường hay gặp, khi gặp những trường hợp này, công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực sẽ có những cách xử lý khác nhau làm cho việc áp dụng pháp luật không thống nhất.