Giải pháp về tổ chức và nhân sự

Một phần của tài liệu 185 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN (Trang 98 - 101)

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng cũng ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngân hàng không chỉ là một ngành kinh tế mà đó còn là công cụ để điều tiết nền kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Ngày nay, hầu hết các lĩnh vực kinh tế khác đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của ngân hàng. Có thể nói sự phát triển của ngân hàng được coi như thước đo mức độ phát triển của nền kinh tế. Do tính chất và vai trò quan trọng như vậy nên trình độ và năng lực của các cán bộ ngân hàng là một yếu tố tiền quyết.

Là một ngân hàng trong hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Thăng Long phải không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ để đáp ứng được những nhu cầu ngày càng khắt khe của nền kinh tế và để tồn tại được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, nhất là trong thời gian khi có sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài. Hiện nay, tuy trình độ cán bộ ngân hàng đã được nâng cao so với thời gian trước đây, nhưng tỉ lệ rủi ro tín dụng do trình độ chuyên môn yếu kém của nhân viên ngân hàng nói chung và cán bộ thẩm định nói riêng vẫn còn rất cao. Những rủi ro tín dụng này không những gây thiệt hại lớn về kinh tế cho Ngân hàng mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới uy tín của Ngân hàng. Bên cạnh những rủi ro do trình độ của cán bộ, ngân hàng còn phải đối mặt với thực tế là nhiều khoản tín dụng được cấp xuất phát từ quyền lợi cá nhân, phe phái mà không có tính liêm khiết, khách quan.

Để cải thiện tình trạng tin đòi hỏi nỗ lực rất lớn của toàn bộ ngân hàng. Cụ thể, Ngân hàng cần phải:

Tổ chức lại một cách cụ thể và khoa học các phòng ban trong ngân hàng, yêu cầu mọi thành viên trong ngân hàng tôn trọng và tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc tín dụng đó đề ra về huy động vốn, cho vay... cho tới bảo lãnh, thẩm định. Đây chính là điều kiện kiên quyết để tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh, đạt kết quả cao. Do hoạt động thẩm định có khả năng rủi ro rất cao nên để thẩm định có hiệu quả cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, bộ phận trong Ngân hàng cũng như giữa các ngân hàng với nhau, và với các Bộ, ngành có liên quan khác.

Con người là yếu tố trung tâm quyết định tới chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Vì thế, việc xây dựng tốt đội ngũ cán bộ có ý nghĩa rất lớn. Cán bộ thẩm định phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

Về trình độ chuyên môn: các cán bộ thẩm định phải có đủ trình độ và hiểu biết về kinh tế thị trường, về pháp luật và đặc biệt là có kiến thức sâu về lĩnh vực tài chính, ngân hàng và dự án đầu tư. Mặt khác, họ phải có những hiểu biết nhất định về khai thác và xử lý thông tin tin máy tính, sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ phân tích thẩm định dự án đầu tư cũng như các chương trình quản lý hiện đại. Hiện nay, cùng với sự mở rộng của mạng lưới thông tin quốc tế qua Internet, cán bộ thẩm định cần phải biết khai thác nguồn thông tin vô tận này( Đây chính là một hạn chế trong trình độ của đội ngũ cán bộ).

Về đạo đức nghề nghiệp: Cán bộ tín dụng phải có phẩm chất trung thực, tinh thần trách nhiệm cao, có tính kỷ luật và lòng nhiệt tình trong công việc, tâm huyết với nghề, có ý thức tự rèn luyện bồi dưỡng, không vì lợi ích riêng mà ảnh hưởng đến lợi ích chung.

Để có được đội ngũ cán bộ như vậy, Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng VPBank - Chi nhánh Thăng Long cần:

Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo và đào tạo lại cán bộ thẩm định tiến dụng, tạo điều kiện cho họ nâng cao trình độ, kiến thức và

năng lực kinh nghiệm làm việc. Đặt ra những yêu cầu chuyên môn bắt buộc, đòi hỏi đội ngũ này phải có kiến thức sâu sắc về lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, tài chính ngân hàng, có khả năng phân tích tài chính. Xây dựng hệ thống các quy tắc, chuẩn mực về trình độ đối với cán bộ thẩm định để làm tiêu chuẩn tuyển chọn cũng như các kế hoạch để bồi dưỡng, đào tạo.

Mở các cuộc thi tìm hiểu về thẩm định dự án tín dụng đầu tư, đưa ra các vấn đề khó cũng như các tình huống phức tạp để nâng cao khả năng ứng phó của cán bộ. Đối với những cán bộ đạt giải cao, ngân hàng nên đề ra những biện pháp khích lệ như thưởng bằng hiện vật hay cho nhân viên đó học một khóa bồi dưỡng nghiệp vụ ở nước ngoài.

Tổ chức tập huấn 100% cán bộ tín dụng về những quy chế tín dụng mới ban hành theo luật các tổ chức tín dụng.

Thực hiện phân công công việc theo năng lực, kinh nghiệm của mỗi người, phân quyền đề nghị cấp tín dụng theo trình độ, kinh nghiệm. Kiên quyết thực hiện điều chuyển những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu công việc.

Phân công các cán bộ tín dụng giỏi, có kinh nghiệm kèm cặp hướng dẫn những cán bộ còn trẻ, chưa có kinh nghiệm. Đây là cách thiết thực nhất để nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên bởi nó cho phép kết hợp cụ thể giữa lý thuyết và thực tiễn.

Ngân hàng cũng cần có chính sách thu hút và ưu đãi các chuyên gia giỏi để phục vụ hoặc tham gia cố vấn, làm cộng tác viên cho hoạt động thẩm định. Đồng thời khuyến khích việc nghiên cứu khoa học, đề xuất sáng kiến mới trong lĩnh vực thẩm định dự án đầu tư để phổ biến và ứng dụng trong toàn hệ thống

Hàng tháng, hàng quý tổ chức các buổi hội thảo để tổng hợp tình hình thẩm định nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm. Những vướng mắc, tồn tại phát sinh trong quá trình thẩm định sẽ được đưa ra bàn bạc công khai nhằm tìm ra

giải pháp tốt nhất. Chính qua những buổi hội thảo này kinh nghiệm của cán bộ thẩm định sẽ được nâng cao đáng kể.

Một phần của tài liệu 185 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w