360
3.3.1. Về phía Công ty
Với những giải pháp đẩy mạnh công tác tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn như đã nêu thì về phía công ty cũng cần có sự hoàn thiện về mặt tổ chức quản lý nhằm tạo điều kiện thực hiện những giải pháp trên. Mỗi cán bộ nhân viên đều phải tự rèn luyện, trau dồi kinh nghiệm, nâng cao tinh thần tập thể để tạo sức mạnh nhằm thực hiện các giải pháp trên. Đội ngũ cán bộ quản lý phải thực sự gương mẫu, nhiệt tình với công việc, nêu cao tinh thần trách nhiệm với công ty.
3.3.2. Về phía Nhà nước.
Thứ nhất: về chính sách ngoại thương.
Do Công ty có những nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài, vì vậy thủ tục hành chính, cách thức quản lý hoạt động nhập khẩu có ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo các yếu tố đầu vào của Công ty. Nhà nước cần cải thiện thủ tục hành chính thuận tiện, rì ràng, gọn nhẹ, giảm bớt các chi phí do thủ tục giấy tờ, thời gian chờ đợi gây ra.
Thứ hai: Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô.
Hiện nay, xu thế hội nhập mở cửa nền kinh tế đất nước đem lại cho Công ty nhiều thuận lợi như thị trường đầu vào được mở rộng. Bên cạnh đó, Công ty phải đối mặt với thách thức rất lớn, đó là sự cạnh tranh của các DN trong và ngoài nước. Vì vậy, để khuyến khích các DN cạnh tranh lành mạnh, Nhà nước cần xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, khuyến khích các DN cạnh tranh lành mạnh.
Thứ ba: Đẩy mạnh thị trường tài chính.
Nhà nước cần đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường tiền tệ để các DN có thể đa dạng hóa đầu tư cũng như lựa chọn phương pháp huy động vốn. Với một thị trường tiền tệ phát triển, các công ty có thể đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình một cách có hiệu quả và đồng thời dễ dàng huy động vốn khi cần thiết.
KẾT LUẬN
Việc nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động đã và đang là vấn đề có ý nghĩa sống còn mà bất kỳ một nhà quản trị tài chính doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm. Đó là một trong những điều kiện cơ bản giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong thời kỳ mới với rất nhiều sự biến động khó lường của nền kinh tế trong nước và thế giới. Sau nhiều năm hoạt động, Công ty đã đạt được những thành tích trong sản xuất kinh doanh và phát triển theo định hướng bền vững.
Để đạt được những thành tích đó, ban lãnh đạo công ty luôn chủ trương đổi mới, hoàn thiện công tác tài chính của đơn vị, trong đó mục tiêu sử dụng tiết kiệm, hiệu quả vốn lưu động được đặt lên hàng đầu nhằm đảm bảo mức sinh lời tối đa cho mỗi đồng vốn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đó không phải là việc có thể giải quyết một sớm một chiều mà phải được lập kế hoạch chi tiết trong thời gian nhất định. Thực trạng quản trị vốn lưu động của công ty trong thời gian qua vẫn còn một số bất cập mà công ty cần nhìn nhận và đưa ra biện pháp tháo gỡ khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó, với những diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, việc nghiên cứu đặc
điểm mới của thị trường để thay đổi chính sách quản lý cho phù hợp là cấp thiết.
Trong một chừng mực nào đó, với khả năng giới hạn của bản thân, em hy vọng đã đưa ra được một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động của công ty trong thời gian tới.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – Tiến sỹ Vũ Văn Ninh cùng toàn thể các cô chú anh chị trong phòng Tài chính-Kế toán và các phòng ban khác của Công ty TNHH Xây dựng, Cơ khí và Thương mại Bình Minh đã quan tâm giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (PGS.TS. Bùi Văn Vần, PGS.TS. Vũ Văn Ninh – Học Viện Tài Chính, XB 2015)
2. Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp (PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ, TS.Nghiêm Thị Thà – Học Viện Tài Chính, XB 2015)
3. Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Xây dựng, Cơ khí và Thương mại Bình Minh năm 2018, 2019, 2020
4. Một số trag web: https://tailieu.vn/