Phân tích vĩ mô

Một phần của tài liệu 121 ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH cơ bản TRONG xác ĐỊNH cơ hội đầu tư vào các cổ PHIẾU NGÀNH CÔNG NGHỆ TRÊN HOSE tại CÔNG TY cổ PHẦN CHỨNG KHOÁN VPS (Trang 46 - 54)

2 Thực trạng hoạt động phân tích cơ bản đối với cổ phiếu ngành Công nghệ

2.1.1 Phân tích vĩ mô

- Môi trường nhân khẩu: Sự tăng trưởng của dân số thế giới đi kèm là sự gia tăng về mức độ phổ biến của internet và công nghệ thông tin đã góp phần làm tăng các công ty công nghệ cũng như đẩy mạnh sự tiếp cận gần hơn của con người đến với kỷ nguyên 4.0, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của các công ty công nghệ và cổ phiếu các công ty đó. Thị trường Internet băng thông rộng cố định (cáp quang) tại Việt Nam đang có những bước phát triển vượt bậc. Cụ thể, số lượng thuê bao Internet băng rộng cố định đã liên tục tăng mạnh trong những năm gần đây. Nếu như trong năm 2015, số lượng thuê bao Internet băng rộng cố định mới chỉ đạt 7.3 triệu thì tính đến hết tháng 11/2020 tổng số thuê bao đã lên tới hơn 16.5 triệu. Tốc độ

tối đa cũng tăng từ 17.3Mbps năm 2015 lên hơn 54Mbps. Tiềm năng, dư địa để Internet băng rộng cố định phát triển được đánh giá là vẫn còn lớn khi mà tỷ lệ thuê bao Internet băng rộng cố định của Việt Nam hiện khoảng 17.2 thuê bao/100 dân, tương đối thấp so với khu vực Đông Á - Thái Bình Dương khoảng 23 thuê bao/100 dân 5

- Môi trường kinh tế: Theo báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố tháng 10, tín hiệu vui cho kinh tế Việt Nam là các chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ đều tăng gấp đôi trong tháng 9 so với tháng 8 6

Trong chín tháng đầu năm 2020, nền kinh tế tăng trưởng 2,1%, dù thấp hơn nhiều so với mức tăng 7% trong cùng kỳ năm 2019, nhưng vẫn là một kết quả ấn tượng trong bối cảnh dịch Covid-19 trên toàn cầu.

Tổng số vốn FDI cam kết chỉ giảm khoảng 19% trong bối cảnh dòng vốn FDI toàn cầu dự đoán giảm từ 30-40% theo dự báo mới nhất của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD). Đặc biệt, thặng dư thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt 16,8 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay. Điều kiện của thị trường lao động đang trở lại bình thường, dù tỷ lệ lao động có việc làm giảm, thất nghiệp và thiếu việc làm gia tăng; thương mại hàng hóa thặng dư 16,8 tỷ USD....7

Chiều ngày 27-12-2020, Tổng cục Thống kê công bố số liệu về kinh tế năm 2020. Trong đó, GDP Việt Nam tăng 2,91%, tuy là mức tăng thấp nhất trong thập kỷ gần đây nhưng trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, cơ quan thống kê đánh giá là thành công lớn, thuộc nhóm tăng trưởng

5Trích báo Vietstock - Góc nhìn đầu tư 2021 Ngành công nghệ thông tin và viễn thông/08-01-2021

6Trích lờiGiáo sư NGUYỄN THIỆN NHÂN, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng đoàn Ðại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh-báo Nhân dân điện tử /26-12-2020

7Trích lờiGiáo sư NGUYỄN THIỆN NHÂN, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng đoàn Ðại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh-báo Nhân dân điện tử /26-12-2020

kinh tế cao nhất thế giới. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%, còn khu vực dịch vụ tăng 2,34%. Việt Nam nằm trong số ít những nền kinh tế ở châu Á ghi nhận mức tăng trưởng dương trong năm nay, bất kể những ảnh hưởng của làn sóng Covid-19 thứ hai. Qua đó cho thấy ngành công nghệ cũng không bị ảnh hưởng xấu bởi dịch covid mà trái lại, chính sự tác động của dịch covid đem tới sự phát triển mạnh của ngành công nghệ khi người dân có xu hướng ở nhà nhiều hơn và dịch vụ công nghệ đáp ứng nhu cầu khi học và làm việc online trở nên phổ biến, người dân có xu hướng mua sắm online thay vì ra ngoài

- Môi trường tự nhiên: Chính vì dịch bệnh trong suốt năm 2020 vừa qua, cộng thêm những thiên tai như nắng nóng kỷ lục, thời tiết cực đoan, hạn hán, xâm nhập mặn khốc liệt tại Đồng bằng sông Cửu Long, mưa bão lịch sử tại miền Trung gây thiệt hại nặng nề mà nó tác động trực tiếp đến ngành công nghệ. Với sự tuyên truyền trên mạng xã hội, sự chung tay góp sức ủng hộ qua các trang thông tin, các ứng dụng công nghệ ra đời tác động không nhỏ đến ngành công nghệ

- Môi trường công nghệ: Mạng 5G là tác nhân quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số diễn ra nhanh và hiệu quả trên diện rộng. Trước đây, các tập đoàn lớn thường nhìn vào cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước... khi đến đầu tư vào một quốc gia. Ngày nay, hạ tầng còn bao gồm các kết nối tốc độ cao, mạng viễn thông và di động. Việt Nam hiện là một trong số những quốc gia sớm triển khai 5G, đây được xem là yếu tố giúp thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn. Hiện có hơn 60 nhà mạng ở 30 quốc gia đã triển khai thương mại công nghệ 5G. Hơn 380 nhà mạng ở 120 quốc gia đang đầu tư để chuẩn bị triển khai 5G thương mại trong thời gian sắp tới. Dự kiến đến năm 2023, sẽ có khoảng 1 tỷ kết nối 5G trên toàn cầu và sẽ tăng lên 2,8 tỷ vào năm

2025. Chính sự phát triển công nghệ lại góp phần mang ngành công nghệ tiến xa hơn 8

- Môi trường chính trị: Nhờ sự kiện bầu cử tổng thống mà ngành công nghệ cũng được hưởng lợi. Theo thống kê của Strategas Research Partners9, ngành công nghệ thông tin được xem là “mỏ vàng” của Wall Street trong ba năm đầu nhiệm kỳ khi có mức tăng lần lượt là 18.3%, 15.7% và 36.1%. Bất kể ai trở thành chủ nhân Phòng Bầu dục của Nhà Trắng thì các cổ phiếu ngành công nghệ thông tin cũng sẽ là xu hướng và tiềm năng phát triển mạnh trong giai đoạn đầu của chu kỳ Tổng thống

Xu hướng trên sẽ góp phần tạo nên hiệu ứng tích cực cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành này ở thị trường chứng khoán Việt Nam.

Cũng như sự quyết tâm phòng dịch của Đảng và Nhà nước ta mà các ứng dụng công nghệ như: NCOV hay ZOOM phát triển, đánh dấu mốc quan trọng trong ngành công nghệ thông tin

- Môi trường văn hóa: Sự hội nhập về văn hóa, bão hòa công nghệ cũng là cầu nối cho ngành công nghệ phát triển. Các sự giao lưu trên FACEBOOK, ZALO vừa thể hiện văn hóa truyền thống quốc gia vừa là bước tiến mang công nghệ đến gần hơn con người Việt Nam cũng như thế giới.

- Các biến số vĩ mô: Trong số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam đưa ra10, tính đến quý I năm 2021, tỷ lệ lạm phát cơ bản tăng 0,67%, tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước GDP là 4,48% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó thì chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng 0,29% và chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tăng 5,9% nó cho thấy trong bối cảnh dịch Covid vẫn còn

8Trích báo Vietstock - Góc nhìn đầu tư 2021 Ngành công nghệ thông tin và viễn thông/08-01-2021

9Trích báo Vietstock - Góc nhìn đầu tư 2021 Ngành công nghệ thông tin và viễn thông/08-01-2021

diễn biến phức tạp thì tình hình kinh tế Việt Nam trong đầu năm 2021 vẫn tiếp tục duy trì ổn định và đạt được kết quả trên các lĩnh vực.

2.1.2 Phân tích cổ phiếu ngành Công nghệ

Công nghệ thông tin là ngành quản lý công nghệ và mở ra nhiều lĩnh vực khác nhau như phần mềm máy tính, hệ thống thông tin, phần cứng máy tính, ngôn ngữ lập trình nhưng lại không giới hạn một số thứ như các quy trình và cấu trúc dữ liệu

+ Đánh giá quy mô ngành: Trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam, ngành Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững (30%/năm)11. Với tình hình phát triển của Internet ngày càng lớn mạnh như hiện nay thì ngành Công nghệ thông tin được xem là một lợi thế đặc biệt của Việt Nam, đã và đang có tác động lan tỏa, thúc đẩy phát triển nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Công nghệ thông tin có mặt khắp mọi nơi, mọi ngõ ngách trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, giúp ích cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

Về sản lượng và giá trị sản xuất thì hiện nay, công nghiệp Công nghệ thông tin- Truyền thông là ngành kinh tế lớn nhất Việt Nam, đóng góp 14,3% GDP. Có thể dự báo đến năm 2025, tỷ trọng này sẽ trên 22%. Việt Nam đã bắt đầu triển khai dịch vụ viễn thông 5G từ năm 2020, là một trong 10 nước đầu tiên trên thế giới. Số thuê bao điện thoại di động trên 100 triệu dân đã vượt 100% từ năm 2009, hiện nay là 140%. Có 70 triệu người sử dụng in-tơ-nét, chiếm 72% dân số. Về nguồn lực thì hiện nay ở Việt Nam có khoảng 700 người làm việc ở lĩnh vực TTNT, trong đó có 300 chuyên gia, còn ở nước ngoài có khoảng 900 người Việt Nam đang làm việc ở lĩnh vực này. 12

11Trích trang kinh tế - báo Nhân dân điện tử năm 2021/05-04-2021

Đây là ngành học được đầu tư và chú trọng ở mọi đất nước, trong đó có Việt Nam.

+ Các nhân tố cạnh tranh tiềm ẩn: Toàn cầu hóa khiến cho các sản phẩm khoa học –công nghệ của nước ngoài đặc biệt là của các nước tiên tiến như Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước Châu Âu xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường trong nước khiến cho nền khoa học công nghệ Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt, nó làm nẩy sinh các vấn đề tranh chấp mới liên quan đến sở hữu trí tuệ, bản quyền, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp – những lĩnh vực mà nước ta đang ở trình độ phát triển rất thấp so với họ. Sự chênh lệch về trình độ phát triển KH&CN quá lớn trong một sân chơi có sự cạnh tranh gay gắt khiến cho sự thua thiệt và yếu thế luôn nằm về phía các nhà KH&CN Việt Nam. Chẳng hạn sự thống trị của giống lúa lai Trung quốc trên thị trường giống lúa trong nước là bằng chứng rõ nhất về những thách thức của nền KH&CN Việt Nam cho dù các giống lúa do các nhà khoa học Việt Nam tạo ra không thua kém gì về chất lượng. Hiện nay, các sản phẩm khoa học công nghệ Việt Nam, dù đã được cải tiến và đổi mới nhiều, song phần lớn vẫn sử dụng những công nghệ cũ, lạc hậu. Việc đổi mới công nghệ so với mặt bằng chung vẫn còn chậm. Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn, việc đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới công nghệ bị hạn chế khiến cho các sản phẩm khoa học và công nghệ vẫn bị tụt hậu so với thế giới, làm giảm năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực này.

+ Các nhân tố dẫn dắt ngành trong tương lai: toàn cầu hóa giúp khoa học và công nghệ Việt Nam từng bước hội nhập, giao lưu với nền khoa học công nghệ của thế giới, tạo thuận lợi cho Việt Nam học tập kinh nghiệm, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ thế giới phục vụ cho sự phát triển của kinh tế- xã hội của đất nước. Việc chuyển giao các dây chuyền công nghệ, khoa học tiên tiến của thế giới vào từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể ở Việt Nam như: Công nghệ sản xuất ô tô (Nhà máy ô tô Trường Hải tiếp nhận dây

chuyền chuyển giao của Hyundai về sản xuất ô tô), công nghệ sản xuất thiết bị di động cầm tay, chip và các sản phẩm viễn thông (Samsung Việt Nam), các công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao (Công nghệ tưới nhỏ giọt theo tiêu chuẩn Israel), công nghệ xây dựng cầu đường và đặc biệt công nghệ thông tin trong các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng đã góp phần đưa các ngành này từng bước tiếp cận và đạt đến trình độ của thế giới.

Ở xã hội ngày nay, công nghệ thông tin được coi là ngành có quyền lực bậc nhất với hàng ngàn các ứng dụng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Từ sản xuất, kinh doanh, giáo dục, y tế…. Đó vừa là nền tảng, vừa là động lực để bắt kịp đà phát triển của thế giới. Các hệ thống công nghệ thông minh là điều kiện để tối ưu hóa năng suất lao động, tiết giảm nhân lực lao động thủ công, chi phí sản xuất.

+ Phân tích chu kỳ kinh doanh của ngành: Đầu năm 2021, Tập đoàn Intel đã đón giấy chứng nhận điều chỉnh bổ sung vốn đầu tư thêm 475 triệu USD vào Intel Products Việt Nam (IPV), nhà máy lắp ráp và kiểm định có quy mô phòng sạch lớn nhất trong hệ thống Intel toàn cầu13. Như vậy, tổng vốn đầu tư của Intel tại Việt Nam hiện tại đã lên hơn 1,5 tỷ USD. Nhìn lại giai đoạn 5 năm vừa qua, có thể thấy, trong sự phát triển chung của đất nước, ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT luôn là ngành có tốc độ phát triển cao (tăng trưởng trung bình 26,1%/năm), đóng góp quan trọng vào sự phát triển, hiện đại hóa của các ngành kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội đất nước.

Riêng năm 2020, doanh thu ngành ước đạt 120 tỷ USD, trong đó doanh thu công nghiệp phần mềm và nội dung số đạt trên 6 tỷ USD cao gấp 2 lần so với doanh thu năm 2015 (3 tỷ USD). Năng suất và giá trị sản lượng lao động trong ngành cũng cao hơn các ngành kinh tế khác từ 3 – 10 lần, với khoảng

20.000 USD/người/năm. Tỷ lệ hàm lượng giá trị Việt Nam trong doanh thu của ngành rất cao, đạt tới 90 - 95%.14

Đây đang là giai đoạn phát triển mạnh mẽ trong ngành công nghệ và sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian dài sắp tới

Đánh giá mức độ rủi ro và khả năng sinh lời của ngành công nghệ

Bảng 2.4.Các chỉ số tài chính ngành hiện nay

Chỉ số Beta EPS P/E ROA ROE

Tỉ lệ 0,5 2,985 11,2 8% 17%

(Trích chỉ số ngành công nghệ tự tổng hợp)

+ Hệ số beta hay beta là thước đo rủi ro hệ thống của một cổ phiếu hay toàn bộ danh mục đầu tư, beta thể hiện mức độ tương quan của biến động cổ phiếu hay danh mục so với sự biến động chung của thị trường. Hệ số beta của thị trường mật định luôn bằng 1. Theo như số liệu công bố thì hệ số Beta của ngành công nghệ là 0,5 tức là cổ phiếu rủi ro hệ thống hay biến động thấp hơn thị trường. Như vậy rủi ro ngành không lớn và cho thấy mức lợi nhuận cao khi đầu tư vào ngành

+ Chỉ số EPS là lợi nhuận (thu nhập) tính trên 1 cổ phiếu, hay Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu. Nói cách khác, nếu công ty có khoảng 1 triệu cổ phiếu đang lưu hành, tương ứng với tổng lợi nhuận sau thuế của công ty là 1 triệu USD, thì 1 cổ phiếu đó sẽ có EPS là khoảng 1 USD. Ta thấy EPS của ngành là 2,985 là khá cao, nó cho thấy khả năng trả cổ tức là cao và giá cổ phiếu có xu hướng tăng cao

+ Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu (P/E) là tỷ số tài chính dùng để đánh giá mối liên hệ giữa thị giá hiện tại của một cổ phiếu (giá cổ phiếu ở chợ chứng khoán) và tỷ số thu nhập trên cổ phần, hay cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Ta thấy hệ số P/E cao 11,2 cho thấy được người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong

Một phần của tài liệu 121 ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH cơ bản TRONG xác ĐỊNH cơ hội đầu tư vào các cổ PHIẾU NGÀNH CÔNG NGHỆ TRÊN HOSE tại CÔNG TY cổ PHẦN CHỨNG KHOÁN VPS (Trang 46 - 54)