2 Thực trạng hoạt động phân tích cơ bản đối với cổ phiếu ngành Công nghệ
2.1.3 Phân tích cơ bản về một số cổ phiếu nhóm ngành Công nghệ tạ
CTCKCK VPS
2.1.3.1 FPT của Công ty Cổ phần FPT
FPT là một trong những công ty dịch vụ công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam được thành lập ngày 13/9/1988, đến tháng 4 năm 2002 trở thành công ty cổ phần và tháng 12 năm 2006, cổ phiếu FPT lên sàn HOSE. Tính đến hết năm 2019, doanh thu công ty đạt được là 27.717 tỷ VND
Bảng 2.5.Bảng đánh giá tình hình hoạt động công ty
ĐVT Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Doanh thu thuần 23.213.537 27.716.960 29.830.401 Giá vốn hàng bán 14.490.658 17.004.911 18.016.743 Lợi nhuận gộp 8.722.879 10.712.050 11.813.657
Doanh thu tài chính 600.093 650.495 821.896 Chi phí tài chính 361.047 592.386 548.165 Chi phí bán hàng 2.047.834 2.345.958 2.713.561 Chi phí quản lý DN 3.553.288 4.219.255 4.495.366 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 3.799.831 4.609.873 5.190.654
Lợi nhuận khác 57.771 54.657 72.802
Lợi nhuận trước thuế 3.857.603 4.664.531 5.263.457 Lợi nhuận sau thuế TNDN 3.233.997 3.911.712 4.423.745 Lãi cơ bản trên CP (VNĐ) 3.903 4.220 4.120 LNST của cổ đông công ty
mẹ
2.620.179 3.135.350 3.538.008 (Trích báo cáo hợp nhất kiểm toán công ty FPT trong 3 năm 2018, 2019,
2020)
Doanh thu và lợi nhuận của công ty đều tăng trưởng trong 3 năm, nó cho thấy tình hình công ty phát triển ổn định. Trong khi đó, chi phí có tăng nhưng không nhiều, điều đó cho thấy công ty đang kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên, lãi cơ bản trên cổ phiếu biến động không đồng đều và không nhiều, nó cho thấy cổ phiếu công ty không có nhiều biến động và nếu đầu tư lâu dài thì sẽ có hiệu quả
Bảng 2.6.Bảng cân đối kế toán
ĐVT Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Tài sản ngắn hạn 18.406.087 18.979.176 25.612.490 Tiền và các khoản tương
đương tiền
3.925.727 3.453.389 4.686.191 Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn
5.568.624 6.708.978 12.435.918 Các khoản phải thu ngắn hạn 6.426.946 6.536.251 6.265.412 Hàng tồn kho 1.340.687 1.284.201 1.290.092 Tài sản ngắn hạn khác 1.144.103 996.357 934.877 Tài sản dài hạn 11.350.980 14.414.988 16.121.834 Tài sản cố định 6.513.736 7.492.168 8.317.823 Các khoản đầu tư tài chính 2.202.467 2.496.552 2.581.175
dài hạn Tổng tài sản 29.757.067 33.394.164 41.734.323 Nợ phải trả 14.982.096 16.594.875 23.128.656 Nợ ngắn hạn 14.451.150 16.102.257 22.364.711 Nợ dài hạn 530.946 492.618 763.945 Vốn chủ sở hữu 14.774.971 16.799.289 18.605.667 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 6.136.368 6.783.587 7.839.875 Thặng dư vốn cổ phần 49.466 49.941 49.713 LNST chưa phân phối 5.293.166 5.960.677 6.390.906 Tổng nguồn vốn 29.757.067 33.394.164 41.734.323 (Trích báo cáo hợp nhất kiểm toán công ty FPT 3 năm 2018, 2019, 2020)
Ta thấy tài sản công ty tăng cả về dài hạn và ngắn hạn, cùng với đó là nguồn vốn tăng, cho thấy sự quan tâm cảu các nhà đầu tư là rất lớn. Phần nợ chủ yếu là nợ ngắn hạn, công ty nên có những biện pháp giảm các khoản nợ ngắn hạn
Bảng 2.7.Bảng chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng hàng năm
ĐVT (%)
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019
Tăng trưởng tổng TS so với cùng kì năm trước 24,97 12,22 Tăng trưởng VCSH so với cùng kì năm trước 10,75 13,70 Tăng trưởng LNT so với cùng kì năm trước 12,6 21,32 Tăng trưởng DTT so với cùng kì năm trước 7,63 19,40 Tăng trưởng EPS so với cùng kì năm trước -0,93 6,04
Ta thấy ngoài tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản năm 2020 so với 2019 vượt bậc thì các tỷ lệ còn lại đều giảm đi đáng kể, thậm chí EPS còn giảm nó cho ta thấy được năm 2020 tăng trưởng không được như kì vọng so với năm ngoái, tác động của dịch bệnh tác động phần nào đến tình hình tài chính công ty cũng như tâm lý của nhà đầu tư
Bảng 2.8.Bảng chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
ĐVT (%)
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019
Lợi nhuận/Tổng TS (ROAA) 9,42 9,93
Lợi nhuận/VCSH (ROEA) 19,99 19,86
Lợi nhuận biên từ HĐKD 18,94 18,12
Lợi nhuận biên gộp 39,60 38,65
Lợi nhuận sau thuế 4 quý gần nhất 4.423.745 3.911.712 Thư giá (đồng) 23.731 24.764 EPS trong kì (đồng) 4.751 4.796
ROA (TTM) 8,48 9,39
ROE (TTM) 19,02 18,66
2 chỉ số ROA và ROE đều lớn hơn chỉ tiêu và tương đối ổn định, nó cho thấy lợi nhuận mà các chủ sở hữu doanh nghiệp nhận được khi đầu tư và cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty khá tốt. Các chỉ số còn lại đều thể hiện rõ mức lợi nhuận mà nhà đầu tư có thể nhận được, mặc dù có sự thay đổi không đều nhưng đều cho thấy rõ khả năng sinh lời khi đầu tư vào công ty
Bảng 2.9.Bảng chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn
ĐVT (%)
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019
Nợ dài hạn/VCSH 4,11 2,93 Hệ số nợ 55,42 49,69 Tổng TS nợ/VCSH 124,33 98,80 TS nợ/Tổng nguồn vốn 55,42 49,69 VCSH/Tổng nguồn vốn 44,57 50,30 TSCĐ/Tổng TS 19,93 22,44 Tổng nguồn vốn/VCSH 224,31 198,78
Hệ số nợ cho biết phần trăm tổng tài sản của công ty được tài trợ bằng các khoản nợ là bao nhiêu. Với hệ số nợ 2 năm của công ty đều ở trong mức 40-60% (mức chấp nhận được) cho thấy công ty vẫn đang ở mức khá an toàn, đồng thời các chỉ số trên đều cho thấy mức độ rủi ro tài chính của công ty là đều trong mức an toàn, nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm khi đầu tư vào công ty. Nó cũng cho thấy vốn chủ sở hữu lớn, sự chênh lệch nói lên phần nào sự ảnh hưởng của dịch bệnh năm qua
Bảng 2.10.Bảng chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019
Hệ số quay vòng hàng tồn kho 14,00 12,96 Hệ số quay vòng các khoản phải thu 5,24 4,87
Kì thu tiền bình quân 70 75
Hệ số quay vòng TSCĐ 3,77 3,96
Hệ số quay vòng tổng TS 0,79 0,88
Kì chuyển đổi hàng tồn kho 26 28
Kì chuyển đổi các khoản phải thu 70 75 Kì chuyển đổi các khoản phải trả 55 55
Kì chuyển đổi tiền mặt 41 48
Hệ số vòng quay các khoản phải thu tăng cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ nhanh, tuy nhiên sự tăng lên không đáng kể phần nào giúp khách hàng vẫn không lo ngại mà tìm đến với công ty. Trong khi đó, vòng quay hàng tồn kho tăng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và không bị ứ đọng, ít rủi ro hơn
Bảng 2.11.Bảng chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019
Vốn lưu động thuần 3.247.779 2.876.919
Vốn LĐT/Tổng TS % 7,78 8,62 Hệ số thanh toán hiện thời Lần 1,15 1,18 Hệ số thanh toán nhanh Lần 1,09 1,10 Hệ số thanh toán tiền mặt Lần 0,21 0,21
Khả năng thanh toán hiện thời của công ty tương đối tốt (>1), nó cho thấy việc công ty có thể đáp ứng nghĩa vụ trả các khoản nợ ngắn hạn là tương đối hiệu quả đồng thời các hệ số khác đều trong mức ổn định và không thay đổi đáng kể cho thấy năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng. Đó là một bước quan trọng để doanh nghiệp đưa ra những quyết định tài chính phù hợp.
2.1.3.2 ELC của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử - Viễn thông
Ngày 15/12/1995, Công ty TNHH Đầu tư phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông (gọi tắt là Elcom Ltd) được thành lập theo quyết định số
2200/GPUB của UBND Thành phố Hà Nội. Trụ sở của công ty đặt tại 12A Lý Nam Đế, Ba Đình, Hà Nội. Năm 2004 ELCOM chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần với tên giao dịch: Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Công nghệ Điện tử - Viễn thông (ELCOM JSC.)
Bảng 2.12.Bảng đánh giá tình hình hoạt động công ty
ĐVT Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Doanh thu thuần 412.290 874.760 802.233 Giá vốn hàng bán 318.522 755.009 666.857
Lợi nhuận gộp 93.768 119.750 135.376
Doanh thu tài chính 10.204 6.458 12.714
Chi phí tài chính 2.896 3.094 7.038
Chi phí bán hàng 38.320 36.193 30.884
Chi phí quản lý DN 51.070 53.151 70.810 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 11.675 34.383 39.316
Lợi nhuận khác 797 4,700 941
Lợi nhuận trước thuế 12.472 39.083 40.257 Lợi nhuận sau thuế TNDN 8.983 30.711 31.199
Lãi cơ bản trên CP (VNĐ) 183 590 628
LNST của cổ đông cty mẹ 9.337 29.861 31.803 (Trích báo cáo hợp nhất kiểm toán công ty cổ phần đầu tư phát triển công
nghệ điện tử- viễn thông trong 3 năm 2018, 2019, 2020)
Lợi nhuận của công ty đều tăng trưởng trong 3 năm, tuy nhiên doanh thu giảm trong năm 2020, nó cho thấy tình hình công ty có dấu hiệu bị ảnh hưởng. Trong khi đó, chi phí có tăng nhưng không nhiều, điều đó cho thấy công ty đang kinh doanh hiệu quả. Chỉ tiêu lãi cơ bản trên cổ phiếu tăng đều và nhanh cho thấy lợi ích của cổ đông được đảm bảo
Bảng 2.13.Bảng cân đối kế toán ĐVT Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Tài sản ngắn hạn 776.004 1.111.581 1.205.815 Tiền và các khoản tương đương
tiền
105.655 43.234 305.195 Các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn 462.013 833.716 643.217
Hàng tồn kho 166.454 220.603 232.087
Tài sản ngắn hạn khác 1.475 1.116 1.395
Tài sản dài hạn 280.457 301.776 292.343
Tài sản cố định 92.426 81.024 66.946
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 164.639 214.301 213.155
Tổng tài sản 1.056.461 1.413.356 1.498.158
Nợ phải trả 263.747 589.770 644.865
Nợ ngắn hạn 218.698 562.903 635.693
Nợ dài hạn 45.049 26.867 9.173
Vốn chủ sở hữu 792.714 823.586 853.293
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 509.282 509.282 509.282 Thặng dư vốn cổ phần 88.677 88.677 88.677 LNST chưa phân phối 141.081 171.153 201.462 Tổng nguồn vốn 1.056.461 1.413.356 1.498.158
(Trích báo cáo hợp nhất kiểm toán công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử- viễn thông trong 3 năm 2018, 2019, 2020)
Ta thấy tài sản công ty tăng, cùng với đó là nguồn vốn tăng, cho thấy công ty phát triển ổn định. Vốn đầu tư của chủ sở hữu không có sự thay đổi, nó cho thấy các nhà đầu tư vẫn chưa dành nhiều sự quan tâm. Phần nợ chủ yếu là nợ ngắn hạn, công ty nên có những biện pháp giảm các khoản nợ ngắn hạn
Bảng 2.14.Bảng chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng hàng năm
ĐVT (%)
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019
Tăng trưởng TTS so với cùng kì năm trước 6 33,78 Tăng trưởng VCSH so với cùng kì năm trước 3,61 3,89 Tăng trưởng LNT so với cùng kì năm trước 6,50 219,82 Tăng trưởng DTT so với cùng kì năm trước -8,29 112,17 Tăng trưởng EPS so với cùng kì năm trước 6,44 220,65
Ta thấy tỷ lệ tăng trưởng năm 2020 so với 2019 đều giảm đi đáng kể, thậm chí tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thuần còn giảm, nó cho ta thấy được năm 2020 tăng trưởng không được như kì vọng so với năm ngoái, tác động của
dịch bệnh tác động phần nào đến tình hình tài chính công ty cũng như tâm lý của nhà đầu tư
Bảng 2.15.Bảng chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
ĐVT (%)
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019
Lợi nhuận/Tổng TS 2,18 2,42
Lợi nhuận/VCSH 3,79 3,69
Lợi nhuận biên thuần 3,96 3,41
Lợi nhuận biên từ HĐKD 5,59 4,74
Lợi nhuận biên gộp 16,87 13,69
Lợi nhuận sau thuế 4 quý gần nhất 31,199 30,711
Thư giá 16,857 16,270
EPS trong kì 628 590
ROA (TTM) 2,12 2,11
ROE (TTM) 3,73 3,63
2 chỉ số ROA và ROE đều nhỏ hơn nhiều so với chỉ tiêu (ROA<7,5%; ROE<15%), nó cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn chưa hiệu quả, chưa thể đạt chỉ tiêu mà nhà dầu tư mong muốn. Các chỉ số còn lại đều thể hiện rõ mức lợi nhuận mà nhà đầu tư có thể nhận được, mặc dù có sự thay đổi không đều nhưng đều cho thấy rõ khả năng sinh lời khi đầu tư vào công ty mặc dù không cao
Bảng 2.16.Bảng chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn
ĐVT (%)
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019
Nợ dài hạn/VCSH 1,08 3,26 Hệ số nợ 43,04 41,73 Tổng TS nợ/VCSH 75,57 71,61 TS nợ/Tổng nguồn vốn 43,04 41,73 VCSH/Tổng nguồn vốn 56,96 58,27 TSCĐ/Tổng TS 4,47 5,73 Tổng nguồn vốn/VCSH 175,57 171,61
Hệ số nợ cho thấy công ty vẫn đang ở mức khá an toàn (<60%), đồng thời các chỉ số trên đều cho thấy mức độ rủi ro tài chính của công ty là đều trong mức an toàn, nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm khi đầu tư vào công
ty. Nó cũng cho thấy vốn chủ sở hữu lớn, sự chênh lệch nói lên phần nào sự ảnh hưởng của dịch bệnh năm qua
Bảng 2.17.Bảng chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019
Hệ số quay vòng hàng tồn kho 2,95 3,90 Hệ số quay vòng các khoản phải thu 1,29 1,73
Kì thu tiền bình quân 283 211
Hệ số quay vòng TSCĐ 10,84 10,09
Hệ số quay vòng tổng TS 0,55 0,71
Kì chuyển đổi hàng tồn kho 124 94
Kì chuyển đổi các khoản phải thu 283 211 Kì chuyển đổi các khoản phải trả 197 121
Kì chuyển đổi tiền mặt 220 184
Hệ số vòng quay các khoản phải thu giảm cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vượt quá mức. Trong khi đó, vòng quay hàng tồn kho giảm cho thấy doanh nghiệp bán hàng chậm hơn và hàng tồn kho bị ứ đọng nhiều hơn, dịch bệnh COVID đã tác động rất lớn gây khó khăn cho doanh nghiệp
Bảng 2.18.Bảng chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019
Vốn lưu động thuần 570.122 548.678
Vốn LĐT/Tổng TS % 38,05 38,82 Hệ số thanh toán hiện thời Lần 1,90 1,97 Hệ số thanh toán nhanh Lần 1,53 1,58 Hệ số thanh toán tiền mặt Lần 0,48 0,08
Khả năng thanh toán hiện thời của công ty tương đối tốt (>1), nó cho thấy việc công ty có thể đáp ứng nghĩa vụ trả các khoản nợ ngắn hạn là tương đối hiệu quả đồng thời các hệ số khác đều trong mức ổn định và không thay đổi đáng kể cho thấy năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng. Đó là một bước quan trọng để doanh nghiệp đưa ra những quyết định tài chính phù hợp.
Định giá cổ phiếu: Qua những chỉ số tài chính trên ta có thể định giá
+ Đối với cổ phiếu FPT
Ta có chỉ số P/E của ngành công nghệ hiện nay là 11.2, hệ số EPS của FPT là 4.512 đồng/cổ phiếu. Vậy giá trị hợp lý của cổ phiếu FPT là: 11.2x4.512=50.534,4 đồng/cổ phiếu
+ Đối với cổ phiếu ELC
Ta có chỉ số P/E của ngành công nghệ hiện nay là 11.2, hệ số EPS của ELC là 628 đồng/cổ phiếu. Vậy giá trị hợp lý của cổ phiếu ELC là: 11.2x628=7.033,6 đồng/cổ phiếu
Hình 1.1 Ta có biểu đồ chỉ số EPS của 2 công ty năm 2017-2020
(Trích chỉ số tài chính FPT-ELC tự tổng hợp)
Với cùng chỉ số ngành P/E, ta có thể thấy giá trị cổ phiếu FPT hơn nhiều so với ELC, đồng thời cho thấy 2 cổ phiếu năm 2018 có giảm chỉ số EPS, tuy nhiên 2 năm trở lại đây đã có sự tăng lên rõ rệt, nó đã thể hiện sự phát triển của 2 cổ phiếu trong những năm gần đây
Hình 1.2 Ta có biểu đồ chỉ số P/E của 2 công ty năm 2017-2020
(Trích chỉ số tài chính FPT-ELC tự tổng hợp)
Tuy nhiên, nếu không lấy cùng chỉ số ngành P/E thì ta có thể thấy được chỉ số P/E của cổ phiếu ELC cao hơn hẳn so với cổ phiếu FPT trong giai đoạn 2017-2020, điều này có thể lý giải tại sao chỉ số EPS của FPT lại cao hơn so với ELC. Điều này cho thấy Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử - Viễn thông ELC hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Tuy nhiên trong 2 năm trở lại thì chỉ số này của ELC đang có dấu hiệu sụt giảm, ta có thể hy vọng đà tăng trưởng của công ty này trong những năm tới
Từ đây ta có thể có cái nhìn trong việc định giá. Với giá cổ phiếu của FPT hiện tại ta có thể đầu tư lâu dài, chắc chắn. Còn với giá cổ phiếu của ELC hiện tại ta có thể đầu tư ngắn hạn, rủi ro tuy cao hơn nhưng khả năng sinh lời cũng cao hơn khi công ty đang có những dấu hiệu tốt.
Lý do lựa chọn phương pháp chỉ số P/E: Chỉ số P/E cho ta thấy rõ nhất