Định hướng trong sản xuất công nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng đất đồi làm vật liệu xây dựng (Trang 75 - 79)

Các kết quả nghiên cứu trên được thực hiện trong phòng thí nghiệm là bước nghiên cứu khởi đầu cho quá trình sản xuất công nghiệp sau này. Việc nghiên cứuđã chỉ ra được tỷ lệ phối liệu, điều kiện công nghệ phù hợp để chế tạo vật liệu xây dựng

không nung từ một loại đất đồi (ở đây đã khảo sát đất đồi tỉnh Phú Thọ) và chất kết

dính polyme phốt phát nhôm, phụ gia đáp ứng yêu cầu gạch xây dựng. Tùy theo yêu

cầu của thị trường vềcường độ vật liệu và giá thành có thể sử dụng loại keo polyme

phốt phát nhôm có tỷ lệ khác nhau, keo 1-1, 1-2, 1-3, 1-4. Keo polyme phốt phát nhôm 1-3, 1-4 sẽ cho vật liệu có cường độtương đối và có giá thành chấp nhận được so với giá thành vật liệu hiện nay.

KẾT LUẬN

1. Đã phân tích thành phần hóa học, thành phần pha của đất đồi tỉnh Hải Dương, Hòa Bình và Phú Thọ. Kết quả phân tích cho thấy trong mẫu đất tỉnh Hải Dương, Hòa Bình chủ yếu là khoáng quartz ở dạng tinh thể còn mẫu đất tỉnh Phú Thọ ngoài thành phần quartz còn có kaolinite và montmorillonite và chủ yếu ở dạng vô định hình. Đất đồi Phú Thọ có nhiều cấu trúc vô định hình nên khả năng tạo liên kết với chất kết dính tốt hơn đất đồi Hải Dương và Hòa Bình vì vậy vật liệu tạo thành có cơ tính lớn hơn.

2. Đã chế tạo được vật liệu không nung từ đất đồi và polyme phốt phát nhôm kết

hợp với phụ gia bentonit hoặc tro bay. Kết quả nghiên cứu cho thấy có quá trình

tương tác về mặt hóa học giữa chất kết dính và một số thành phần trong đất để tạo

liên kết bền vững trong vật liệu. Khi không sử dụng phụ gia thì vật liệu cần được sấy

ở khoảng 200oC – 300oC để đảm bảo cơ tính và độ bền trong môi trường nước, còn

khi bổ sung khoảng 2% bentonit hoặc 4% - 6% tro bay sẽ không cần sấy vật liệu vẫn

đảm bảo cơ tính và độ bền nước.

3. Nghiên cứu đã chỉ ra được tỷ lệ phối liệu, điều kiện công nghệ phù hợp để chế tạo vật liệu xây dựng không nung từ một loại đất đồi (ở đây đã khảo sát đất đồi tỉnh

Phú Thọ) và chất kết dính polyme phốt phát nhôm, phụ gia đáp ứng yêu cầu gạch

xây dựng. Với những loại đất đồi khác nhau thì tỷ lệ phối liệu và điều kiện công nghệ có thể sẽ thay đổi trong giới hạn nào đó để tạo nên vật liệu xây dựng không nung đáp ứng yêu cầu thực tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bùi Duy Du, Lại Thị Kim Dung, Lê Nghiêm Anh Tuấn (2012), Nghiên cứu công

nghệ sản xuất gạch không nung từ đất đồi, Tạp chí Hóa học T.50, số 5B , trang 378-

382.

[2] Hội thảo “Thúc đẩy sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam”, Bộ Khoa

học và Công nghệ phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Hà

Nội ngày 23/01/2013 .

[3] Roger Bridgman (2005), 1000 phát minh và khám phá, Nhà xuất bản Văn hóa

Thông tin.

[4] TCVN 7331 : 2002, Đất sét – Phương pháp phân tích hóa học.

[5] TCVN 1450 : 1998, Gạch rỗng đất sét nung.

[6] La Thế Vinh, La Văn Bình (2006), Quan hệ giữa cấu trúc và khả năng bền nhiệt

của vật liệu polyme phốt phát nhôm, Hội nghị khoa học lần thứ 20, Đại học Bách

Khoa Hà Nội.

[7] Ali Arasteh (2006), Unfired clay bricks and structure, Reports on the initial findings of a research project led by the University of Bath.

[8] .A. Burton, R. Morris, L.M. Bull, and S.I. Zones (2004), A new aminophosphate Zeotype, Chem. Mater, Vol 16, page 2844-2851.

[9] J. E. Cassidy, J. A. J. Jarvis, R. N. Rothon (1975), Preparation, characterisation, and crystal and molecular structure of a novel tetrameric aluminium phosphate complex: [{Al(PO4)(HCl)(C2H5OH)4}4], Journal of the Chemical Scoiety, Dalton

Transactions, Issue 15, page 1497.

[10] J. H. Morris, P. G. Perkin, A. E. A. Rose, W. E. Smith (1977), Chem. Soc. Rev,

Vol 6, page 173.

[11] J. R. Van Wazer (1958), Phosphorus and its compounds, Interscience

publishers, Vol 1, page 617.

[12] K. A. Andrianov, A. A. Zuganov, N. A. Kupasheva and V. G. Dulova. Nauk (1957), S. S. S. R, Vol112, page 1050

[13] M. R. Mason, R. M. Matthews, M. S. Mashuta, J. F. Richardson (1996), Inorg. Chem, Vol 35, page 5757

[14] R. Kniep, M. Steffen. Angew (1978), Chem. Int. Ed. Engl, Vol 17, page 272. [15] Y. Yang, H. G. Schmidt, M. Noltemeyer, J. Pinkas, H. W. Roesky (1996),

Nonaqueous synthesis of three new molecular zinc amide phosphates, J. Chem. Soc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng đất đồi làm vật liệu xây dựng (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)