Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thủy lợi và phòng chống thiên ta

Một phần của tài liệu 2.Báo cáo Tổng kết thực hiện Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2021 và triển khai Kế hoạch năm 2022 (Trang 32 - 33)

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHÍNH

5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thủy lợi và phòng chống thiên ta

thiên tai

a) Công tác thủy lợi

Thực hiện Chiến lược phát triển thủy lợi; tổ chức thực hiện Đề án bảo đảm An ninh nguồn nước giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2045. Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khai thác công trình thủy lợi, tổ chức thủy lợi cơ sở; phát huy nội lực và vai trò chủ thể của người dân trong công tác thủy lợi; rà soát, điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ liên quan đến quản lý, khai thác công trình thủy lợi theo Luật Thủy lợi và các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với thực tế. Tập trung rà soát, đánh giá điều chỉnh nhiệm vụ công trình thủy lợi, đầu tư hoàn chỉnh hệ thống công trình; trọng tâm là thủy lợi nội đồng phục vụ cơ cấu lại nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới. Tổ chức trực ban theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thời tiết, nguồn nước, khí tượng thủy văn để tham mưu chỉ đạo, điều hành các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước ở khu vực Trung Bộ; phòng, chống ngập lụt, úng ở khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ; ngập lũ nội đồng ở vùng ĐBSCL.

Củng cố, tăng cường tổ chức và đổi mới phương thức quản lý khai thác công trình thủy lợi. Đối với các doanh nghiệp quản lý khai thác công trình thủy lợi, tăng cường giao khoán công việc trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật được duyệt để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị. Hướng dẫn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Nghiên cứu giải pháp phần mềm báo cáo cơ sở dữ liệu tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trên phạm vi toàn quốc. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện mô hình tổ chức các đơn vị khai thác công trình thủy lợi trên…

b) Công tác phòng chống thiên tai

Củng cố, tăng cường năng lực phòng, chống thiên tai. Thực hiện có hiệu quả Luật Phòng chống thiên tai, Luật Đê điều; Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030; Chương trình tổng thể PCTT quốc gia; Kế hoạch PCTT quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về Đề án tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 về công tác PCTT, Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH; Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng... Thực hiện tốt nhiệm vụ Thường trực BCĐ Quốc gia về PCTT; các chương trình, đề án, kế hoạch nâng cao năng lực, hiệu quả công tác PCTT; thành lập cơ quan quản lý Quỹ PCTT Trung ương và xây dựng quy chế hoạt động và quản lý tài chính có hiệu quả. Tiếp tục duy trì, thường xuyên, nghiêm túc, bài bản công tác trực ban; thường xuyên cập nhật thông tin dự báo, cảnh báo, theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình thiên tai, xây

dựng kịch bản và tham mưu đầy đủ, kịp thời giúp lãnh đạo Chính phủ ứng phó với các đợt thiên tai lớn; chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả, hướng dẫn địa phương tổng hợp thiệt hại, khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất.

Một phần của tài liệu 2.Báo cáo Tổng kết thực hiện Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2021 và triển khai Kế hoạch năm 2022 (Trang 32 - 33)