CỦA CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
1. Về cơ chế, chính sách
- Bộ Nông nghiệp và PTNT đang chủ động, tích cực phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương và các Ban, Bộ, ngành Trung ương hoàn thiện Đề án báo cáo Bộ Chính trị trình Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng (khóa XIII) ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết Trung ương 7 khóa X, trong đó điều chỉnh phù hợp quan điểm phát triển “nông nghiệp toàn diện” trong bối cảnh, yêu cầu mới. Bộ Nông nghiệp và PTNT kiến nghị
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo để Nghị quyết được ban hành đáp ứng mong mỏi của toàn ngành và bà con nông dân.
- Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan rà soát, đổi mới cơ chế chính sách hỗ trợ thúc đẩy cơ cấu lại nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, tạo động lực mới cho phát triển “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”. Trong đó ưu tiên:
+ Chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan sớm hoàn thành xây dựng để Chính phủ trình Quốc hội Luật sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 một cách toàn diện, theo hướng quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, bảo vệ quyền lợi của nông dân khi bị thu hồi đất; thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai trên cơ sở hình thành thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp để mở rộng sản xuất hàng hóa có khả năng cạnh tranh cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
+ Chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì tổ chức tổng kết 6 năm thực hiện Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; nghiên cứu xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị đinh mới thay thế Nghị định số 55/2015/NĐ-CP để có chính sách đủ mạnh ưu đãi, hỗ trợ tín dụng cho hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ nông dân sản xuất, kinh doanh theo chuỗi, phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ, sinh thái.
+ Chính phủ sớm ban hành mới (đã trình Chính phủ) thay thế Nghị định 57/2018/NĐ-CP theo hướng phù hợp với thực tiễn và đồng bộ với các Luật mới được sửa đổi, bổ sung: Đầu tư công, Đầu tư, Doanh nghiệp; việc hỗ trợ doanh nghiệp tập trung vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, đặc biệt ưu đãi đầu tư trong nông nghiệp theo quy định tại Điều 16 Luật Đầu tư.
2. Về đầu tư công
a) Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính ưu tiên nguồn vốn theo hình thức đối tác công tư (PPP) xây dựng Mô hình thí điểm Cụm liên
kết logistics nông sản, nghiên cứu đặt tại các khu vực cửa
khẩu, là cụm dịch vụ logistics (sơ chế, bảo quản, đóng gói; hệ thống kho khô, kho lạnh, kho chế biến, bảo quản nông sản, kho ngoại quan tập trung, hệ thống kiểm tra kiểm dịch, ATTP; sân bãi tập kết container, sàn giao dịch điện tử...) nhằm thu gom, phân loại hàng hóa, kiểm tra, kiểm soát hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng đáp ứng yêu cầu, quy định của thị trường nhập khẩu nông sản, tránh ùn tắc tại cửa khẩu...Trong đó:
- Ngân sách nhà nước đầu tư cho các hạng mục: Nhà biên mậu; công trình văn phòng phụ trợ; Văn phòng trung tâm thương mại sàn giao dịch điện tử; giao thông; hạ tầng kỹ thuật, giải phóng mặt bằng,.. .
- Nhà đầu tư doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đầu tư các hạng mục: Ki ốt giao dịch; khu bãi kiểm hàng hóa, kiểm tra liên ngành; kho ngoại quan tập trung, kho khô, kho lạnh, kho chế biến nông sản; sân bãi tập kết container, bãi đỗ xe container, cây xanh và thực hiện quản lý, vận hành Trung tâm giao dịch.
b) Chính phủ tiếp tục ưu tiên dành nguồn lực tương xứng đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn phục vụ ngày càng tốt hơn cho sản xuất, đời sống dân sinh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, để góp phần thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển KT - XH, kiến nghị Chính phủ ưu tiên dành nguồn lực đầu tư các công trình, dự án động lực bảo đảm an ninh nguồn nước; an toàn hồ chứa thủy lợi; chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn./.