Nguyễn Thị Hồng Hà TP Hà Nộ

Một phần của tài liệu 2-11s (Trang 45 - 47)

Kính thưa Chủ tọa kỳ họp, Kính thưa Quốc hội,

Tôi cơ bản tán thành Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, thay mặt các Uỷ ban của Quốc hội đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011. Tôi cũng đồng tình với những thành tựu, những kết quả kinh tế - xã hội năm 2010 mà các ý kiến cũng đã nêu, tuy nhiên tôi thấy kết quả đạt được dường như chưa được trọn vẹn và nhiều vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc vẫn chưa được xử lý triệt để, thiếu tính bền vững.

Từ hôm qua đến giờ các đại biểu cũng đề cập khá nhiều vấn đề bức xúc, yếu kém, chậm xử lý như lạm phát có nguy cơ tăng cao, bội chi ngân sách còn lớn, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, các mặt hàng xuất khẩu cơ bản vẫn là khoáng sản dạng thô, hàng sơ chế, hàng gia công lắp rắp và hiệu quả đầu tư còn thấp. Một số nhận thức và cơ chế, chính sách còn chưa thật rõ ràng, xuất hiện một số sức ép mới như nợ công tăng, vệ sinh thực phẩm chưa đảm bảo, ô nhiễm môi trường có nguy cơ tăng. Phần lớn những vấn đề này liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến năng lực, trình độ, phẩm chất và trách nhiệm của cán bộ, của người lao động nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.

Tôi thiết nghĩ vấn đề nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực của ta cần phải được quan tâm đặc biệt. Thời gian qua việc phát triển nguồn nhân lực cũng đã đạt được một số kết quả, trong đó tỉ lệ lao động qua đào tạo cũng tăng khá, đạt 40% tổng số lao động nhưng chất lượng lao động và cơ cấu đào tạo còn quá nhiều bất cập so với nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Đặc biệt đội ngũ công nhân, lao động của ta thì số lượng có tay nghề giỏi, thợ bậc cao rất hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu công nghệ cao ở các lĩnh vực khác nhau, kể cả trong nhiều ngành công nghiệp phụ trợ và nông nghiệp sinh thái.

Theo tôi ngoài sáu giải pháp lớn mà Chính phủ đã đề ra để thực thi phát triển kinh tế, xã hội 2011 thì còn phải quan tâm đặc biệt và tập trung cao cho phát triển giáo dục, đào tạo nhanh chóng, cải thiện một bước căn bản chất lượng nguồn nhân lực. Đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đang được đặt ra như là một trong ba khâu đột phá quyết định việc thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế của đất nước trong thời gian tới. Việc đào tạo và xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, nhân lực chất lượng cao là hết sức cần thiết phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tôi xin nêu một vài con số, năm 2008 thì Việt Nam có khoảng 86 triệu dân, đứng thứ tư trong khu vực Đông Nam Á, đứng thứ chín ở Châu Á và đứng thứ mười bốn ở thế giới.

Trong tổng số khoảng 44,1 triệu lao động của cả nước năm 2007 thì khu vực Nhà nước có 3,9 triệu lao động, chiếm 9%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 0,7 triệu lao động, chiếm 1,6%. Trong khi khu vực ngoài Nhà nước 39,4 triệu lao

động, chiếm 89,4% và lao động trong ngành nông - lâm nghiệp chiếm 54,6%, lao động, công nghiệp chiếm 19,6%, lao động dịch vụ chỉ chiếm 25,9% trong tổng lao động xã hội. Điều đặc biệt là 54% tổng số người trong độ tuổi lao động là thanh niên độ tuổi từ 16 - 35 tuổi, nhưng đội ngũ lao động có trình độ cao đang bị già hóa rất nhanh và gây ra hụt hẫng lớn giữa các thế hệ. Số công nhân kỹ thuật bậc cao đa phần sấp xỉ tuổi 50, số tiến sỹ tuổi bình quân là 52, số giáo sư có độ tuổi từ 51 - 70 tuổi chiếm 96%. Qua kết quả đợt giám sát tối cao của Quốc hội tại 63 tỉnh, thành phố về việc thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đối với giáo dục đại học cũng như đánh giá bước đầu về hai đợt giám sát, khảo sát của đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội vừa qua về việc thực hiện chính sách pháp luật, về dạy nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội và việc triển khai dự án Đại học Quốc gia Hà Nội đã phần nào cho chúng tôi thấy thực trạng nguồn nhân lực của chúng ta.

Thực tế ở nước ta, người dân có tiềm năng, trí tuệ và sức sáng tạo, cần cù lao động và đều mong làm giàu, tài nguyên thiên nhiên không phải quá hiếm, song nền kinh tế mới chỉ vừa thoát khỏi diện các nước nghèo trên thế giới. Lao động đông và trẻ, số người đi học ngày càng tăng, song tình trạng người lao động không đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp, số sinh viên đã tốt nghiệp đại học chưa có việc làm ngày càng nhiều, nhiều sinh viên giỏi thuộc diện chất lượng cao ra trường cũng phải mất 5 tháng đến vài ba năm, thậm chí có khi gần chục năm mới thực sự hội nhập vào công việc được giao. Theo kết quả khảo sát của Ngân hàng thế giới, tại Việt Nam có khoảng 60% lao động tốt nghiệp từ các trường nghề, trường cao đẳng cần được đào tạo lại ngay sau khi tuyển dụng. Theo tôi, nhiệm vụ đổi mới nhanh căn bản hơn hệ thống giáo dục đào tạo để đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế thoát nghèo và hội nhập với thế giới phải là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, yêu cầu về nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng cao đã và đang trở thành những đòi hỏi cấp bách đối với chúng ta. Tôi xin kiến nghị bổ sung và nhấn mạnh trong mục tiêu tổng quát của kế hoạch năm 2011 là nội dung chú trọng phát triển nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực. Trước mắt cần tập trung vào 4 nhiệm vụ và giải pháp:

Thứ nhất, xây dựng chiến lược phát triển đào tạo trên cơ sở tổng điều tra khảo sát toàn diện khách quan để đánh giá chính xác chất lượng đội ngũ lao động ở Việt Nam gắn với giáo dục đào tạo với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, từng ngành, từng địa phương và gắn với tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động. Quy hoạch hệ thống đào tạo nghề phải đảm bảo phát triển đồng bộ nhanh về số lượng, hợp lý về cơ cấu và phấn đấu chuẩn quốc gia hướng đến chuẩn quốc tế, khuyến khích xã hội hóa phát triển hệ thống các cơ sở đào tạo nghề các tập đoàn kinh tế, các huyện, các làng nghề truyền thống để phổ cập nghề cho thanh niên, để mỗi thanh niên có một nghề trong tay lập thân, lập nghiệp, góp phần giải quyết căn bản vấn đề thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề.

Thứ hai, phải đa dạng hóa các hình thức và cấp độ đào tạo, nội dung giáo dục đào tạo phù hợp với yêu cầu của từng cấp đào tạo theo hướng đảm bảo tính cơ bản, hiện đại nhưng phải tăng tính thực tiễn và thực hành, đặc biệt quan tâm chuẩn

hóa đội ngũ giáo viên. Áp dụng các chương trình dạy nghề tiên tiến của các nước và dạy bằng tiếng Anh, liên kết, liên doanh trong dạy nghề để đưa sinh viên ra nước ngoài học những nghề có kỹ thuật, có công nghệ cao mà trong nước có nhu cầu, nhưng chưa có đủ điều kiện để đào tạo. Chú trọng hướng nghiệp dạy nghề ngay từ phổ thông cho học sinh để tạo điều kiện cho thanh niên học nghề sau tốt nghiệp phổ thông và trong cả quá trình học phổ thông, thay bằng việc đưa ra các chỉ tiêu nâng cao trình độ một cách trìu tượng chung chung thì chúng ta nên chọn phương án đào tạo kỹ năng phù hợp độ tuổi, đào tạo chuyên sâu và mang tính ứng dụng thực tế cao cho lao động phổ thông, gắn kết chặt giữa trường nghề với các doanh nghiệp.

Thứ ba, về gắn kết nội dung đào tạo với yêu cầu của thị trường, nhất là thị trường quốc tế, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong lao động công nghiệp, xây dựng đạo đức kinh doanh của người lao động mới và coi trọng đào tạo cả 3 đối tượng là: đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý, đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo công nhân kỹ thuật. Trong đào tạo cần quan tâm đào tạo lại đội ngũ lao động đồng bộ ở các lĩnh vực chuyên môn, tay nghề, trình độ luật pháp, trình độ quản lý, khả năng ngoại ngữ, tính kỷ luật và tác phong làm việc khoa học. Xây dựng một số trung tâm huấn luyện nghề cao cấp để đào tạo có chiều sâu một đội ngũ lao động có hàm lượng chất xám, kỹ năng tay nghề cao phục vụ các ngành sản xuất với công nghệ cao, mũi nhọn làm việc trong các khu công nhiệp, chế xuất, tập trung các liên doanh để có thể tham gia xuất khẩu lao động. Chú trọng đào tạo, thu hút và sử dụng đội ngũ trí thức để phát huy nguồn lực, trí tuệ trong xã hội.

Thứ tư, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nghề, nhất là dạy nghề trình độ cao. Khuyến khích, tạo điều kiên cho các trường đại học cũng như các cơ sở dạy nghề liên kết đào tạo với các trường tiên tiến của thế giới để nhằm trao đổi, học tập kinh nghiệm và tạo cơ hội cho người học được đào tạo tại nước ngoài và đào tạo thông qua hợp tác xuất khẩu lao động mà đối tượng chủ yếu là thanh niên ở các khu vực sau giải phóng mặt bằng. Mở rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo và đào tạo lại cán bộ công nhân kỹ thuật với nhiều hình thức. Ngoài ra cũng cần tăng cường quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực đào tạo nghề để hạn chế những hiện tượng tiêu cực. Tôi xin phát biểu mấy ý kiến. Tôi xin hết. Xin cám ơn.

Một phần của tài liệu 2-11s (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w