PAR INDEX NĂM 2012 VÀ 2013 CỦA HÀ TĨNH

Một phần của tài liệu 2.MCaD_-_CC_Lanh_dao(Final22.6.2015) (Trang 52 - 54)

1. PAR INDEX năm 2012 và 2013 của Hà Tĩnh:

a) PAR INDEX 201212:

- Điểm tối đa: 78,86/100, xếp hạng 27/63 tỉnh, thành. - Các chỉ số thành phần gồm:

+ Chỉ đạo, điều hành CCHC: được 11,51 điểm, nằm trong tốp các tỉnh có chỉ số trung bình.

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật: 83.30%, nằm ở tốp các tỉnh có chỉ số khá.

+ Chỉ số thành phần cải cách thủ tục hành chính: đạt 8.75 điểm, thuộc tốp các tỉnh có chỉ số trung bình khá.

+ Chỉ số thành phần cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: Hà Tĩnh thuộc tốp các tỉnh có chỉ số trung bình thấp cả về thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện; cả về phân cấp quản lý; và thực hiện quy chế làm việc của tỉnh.

+ Về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, VC: đạt 66.70% thuộc tốp các tỉnh có chỉ số cao.

+ Chỉ số đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập: 73,85% thuộc tốp các tỉnh có chỉ số trung bình thấp.

+ Về thành phần hiện đại hóa hành chính: 74,35% thuộc tốp các tỉnh có chỉ số khá

cao.

+ Chỉ số thành phần thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông: 82,30% thuộc tốp các tỉnh có chỉ số khá cao.

Kết quả PAR INDEX năm 2012 của tỉnh đạt cao ở các lĩnh vực xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, VC; hiện đại hóa hành chính; và thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông. Những lĩnh vực tỉnh cần cải thiện để nâng cao chỉ số là: cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập; và chỉ đạo, điều hành CCHC.

b) PAR INDEX 2013: Qua đợt đánh giá năm 2013, tỉnh Hà Tĩnh đã nâng đáng kể thứ hạng, cụ thể là:

- Điểm tối đa: 83,37/100, trong đó điểm điều tra xã hội học là 33,12/38, điểm thẩm định là 50,25/62, xếp hạng 10/63 tỉnh, thành.

- Các lĩnh vực được đánh giá lần lượt là:

+ Lĩnh vực 1 – Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC: 96,92%

+ Lĩnh vực 2 – Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản QPPL tại tỉnh: 95,4% + Lĩnh vực 3 – Cải cách thủ tục hành chính: 90%

+ Lĩnh vực 4 – Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: 84%

+ Lĩnh vực 5 – Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, VC: 67,51% + Lĩnh vực 6 – Đổi mới cơ chế tài chính: 75,3%

+ Lĩnh vực 7 – Hiện đại hóa hành chính: 79,92%

+ Lĩnh vực 8 – Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông: 82,88%

Như vậy, điểm cao nhất lần lượt là các lĩnh vực 1, 2 và 3. Điểm thấp nhất là các lĩnh vực 5, 6 và 7. Từ đó dẫn đến yêu cầu tỉnh cần tập trung nỗ lực cải thiện điểm số ở lĩnh vực xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; lĩnh vực đổi mới cơ chế tài chính và hiện đại hóa hành chính.

2. Bộ tiêu chí đánh giá CCHC cấp huyện, cấp sở của Hà Tĩnh:

Trên cơ sở các quy định và hướng dẫn của TW, từ năm 2009, tỉnh Hà Tĩnh đã chủ động xây dựng và ban hành Quyết định số 2958/QĐ-UBND ngày 21/9/2009 của UBND tỉnh về Quy chế đánh giá, xếp loại thi đua thực hiện công tác cải cách hành chính tại các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện. Ngày 8/11/2012, tỉnh ban hành Quyết định số: 3351 /QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung cho Quyết định 2958 trước đó. Căn cứ điều chỉnh này gắn với các yêu cầu và nội dung của bộ chỉ số PAR INDEX do Bộ Nội vụ hướng dẫn.

Theo đó, hai thang điểm đánh giá, xếp loại thực hiện CCHC tại các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện đều có 8 lĩnh vực, trong mỗi lĩnh vực có các tiêu chí và tiêu chí thành phần, cụ thể là:

- Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC có 5 tiêu chí và 18 tiêu chí thành phần.

- Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản QPPL tại đơn vị có 3 tiêu chí và 9 tiêu chí thành phần.

- Cải cách TTHC có 2 tiêu chí và 7 tiêu chí thành phần.

- Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước có 4 tiêu chí và 7 tiêu chí thành phần.

- Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC có 7 tiêu chí và 16 tiêu chí thành phần.

- Cải cách tài chính công có 2 tiêu chí và 2 tiêu chí thành phần. - Hiện đại hóa hành chính có 2 tiêu chí và 8 tiêu chí thành phần.

- Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông có 3 tiêu chí và 7 tiêu chí thành phần.

Về phương pháp đánh giá, UBND tỉnh quy định chủ yếu là báo cáo của đơn vị, kết hợp với sự theo dõi, kiểm tra của Sở Nội vụ. Cơ quan đánh giá là sở được giao đầu mối cho từng lĩnh vực CCHC và các đơn vị liên quan.

Thực tiễn tỉnh đã triển khai thực hiện thí điểm đánh giá các đơn vị năm 2012, song kết quả chưa công bố chính thức.

3. Một số vấn đề rút ra trong quá trình đánh giá13:

Một phần của tài liệu 2.MCaD_-_CC_Lanh_dao(Final22.6.2015) (Trang 52 - 54)