Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp và địatô tư bản chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MácLênin (Trang 78 - 83)

V. Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư

e, Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp và địatô tư bản chủ nghĩa

bản chủ nghĩa

- Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp

So với lĩnh vực công nghiệp và thương nghiệp, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp xuất hiện muộn hơn. Trong lịch sử, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành trong nông nghiệp theo hai con đường điển hình:

Thứ nhất, dần dần chuyển nền nông nghiệp địa chủ phong kiến sang kinh doanh theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sử dụng lao động làm thuê. Ví dụ như ở Đức, Italia, Nga Sa hoàng, v.v..

Thứ hai,thông qua cuộc cách mạng dân chủ tư sản, xoá bỏ chế độ canh tác ruộng đất theo kiểu phong kiến, phát triển chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp. Ví dụ như ở Pháp, Anh, v.v ..

Đặc điểm nổi bật của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp là sự tồn tại của ba giai cấp chủ yếu: địa chủ (sở hữu ruộng đất), nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp (các nhà tư bản thuê ruộng của địa chủ để kinh doanh) và công nhân nông nghiệp làm thuê.

- Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa

Giống như các nhà tư bản kinh doanh trong công nghiệp, các nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp cũng phải thu được lợi nhuận bình quân. Nhưng vì phải thuê ruộng của địa chủ nên ngoài lợi nhuận bình quân, nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp còn phải thu thêm được một phần giá trị thặng dư dôi ra nữa, tức là lợi nhuận siêu ngạch. Lợi nhuận siêu ngạch này tương đối ổn định và lâu dài và nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải trả cho địa chủ dưới hình thái địa tô tư bản chủ nghĩa.

Vậy, địa tô tư bản chủ nghĩa là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ.

Thực chất, địa tô tư bản chủ nghĩa chính là một hình thức chuyển hoá của giá trị thặng dư siêu ngạch hay lợi nhuận siêu ngạch.

Phân biệt địa tô tư bản chủ nghĩa với địa tô phong kiến.

Điểm giống nhau: đều là sự thực hiện về mặt kinh tế của quyền sở hữu về ruộng đất. Cả hai loại địa tô đều là kết quả của sự bóc lột đối với người lao động nông nghiệp.

xuất giữa giai cấp: địa chủ và nông dân, trong đó địa chủ trực tiếp bóc lột nông dân; còn địa tô tư bản chủ nghĩa phản ánh quan hệ sản xuất giữa ba giai cấp: địa chủ, nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp và công nhân nông nghiệp làm thuê, trong đó địa chủ gián tiếp bóc lột công nhân nông nghiệp làm thuê thông qua nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp; Về mặt lượng, địa tô phong kiến bao gồm toàn bộ phần sản phẩm thặng dư do nông dân tạo ra, có khi còn lấn sang cả phần sản phẩm cần thiết; còn địa tô tư bản chủ nghĩa chỉ là một phần của sản phẩm thặng dư, đó là phần sản phẩm tương ứng với phần giá trị thặng dư dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân của nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp.

- Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa Địa tô chênh lệch:

Địa tô chênh lệch là phần địa tô thu được ở trên những ruộng đất có lợi thế về điều kiện sản xuất (độ mầu mỡ của đất đai tốt hơn, vị trí gần thị trường, gần đường hơn, hoặc ruộng đất được đầu tư để thâm canh). Nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung (được quy định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất) và giá cả sản xuất cá biệt.

Hay có thể định lượng:

Địa tô chênh lệch = Giá cả sản xuất chung - Giá cả sản xuất cá biệt

Chúng ta biết trong công nghiệp, giá cả sản xuất được quy định bởi điều kiện sản xuất trung bình, còn trong nông nghiệp nếu giá cả sản xuất cũng được quy định trên ruộng đất có điều kiện sản xuất trung bình thì trên ruộng đất xấu sẽ không có người canh tác và như vậy sẽ không đủ nông snả phẩm để thoả mãn nhu cầu của xã hội. Vì vậy, trong ông nghiệp giá cả sản xuất sẽ do điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất quy định.

Thực chất của địa tô chênh lệch là lợi nhuận siêu ngạch. Nguồn gốc của nó là một phần giá trị thặng dư do công nhân nông nghiệp làm thuê tạo ra. Địa tô chênh lệch gắn với chế độ độc quyền kinh doanh ruộng đất theo lối tư bản chủ nghĩa.

Tuy nhiên, nếu như trong công nghiệp sự tồn tại của lợi nhuận siêu ngạch chỉ là hiện tượng tạm thời đối với từng tư bản cá biệt, thì trái lại, trong nông nghiệp sự tồn tại của lợi nhuận siêu ngạch lại có tính ổn định và lâu dài. Nguyên nhân là do trong nông nghiệp ruộng đất là tưu liệu sản xuất cơ bản, ruộng đất tốt, xấu khác nhau, đại bộ phận là xấu. Do người ta không tạo thêm được ruộng đất, tư bản chủ nghĩa cho thuê hết nên buộc phải thuê cả ruộng đất xấu. Điều đó làm cho những nhà tư bản kinh doanh trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn luôn thu được lợi nhuận siêu ngạch. Lợi nhuận siêu ngạch này tương đối ổn định và lâu dai vì nó dựa trên tính cố định của ruộng đất và độ màu mỡ tự nhiện của đất đai. Lợi nhuận siêu ngạch này sẽ chuyển hoá thành địa tô chênh lệch.

Có hai loại địa tô chênh lệch, là địa tô chênh lệch (I) và địa tô chênh lệch (II).

Địa tô chênh lệch (I)là đại tô chênh lệch thu được trên những ruộng đất có độ màu mỡ tự nhiên thuộc loại trung bình và tốt, có vị trí gần thị trường hoặc gần đường giao thông.

Sau đây là ví dụ về sự hình thành địa tô chênh lệch I thu được trên những ruộng đất có độ màu mỡ tự nhiên trung bình tốt.

trung bình và xấu. Tư bản đầu tư trên ba thửa này đều bằng nhau, tất cả đều là 100 và tỷ suất lợi nhuận bình quân (P') là 20%. Nhưng do khác nhau về độ màu mỡ của đất đai nên sản lượng thu được trên ba thửa này sẽ khác nhau. Cụ thể: thửa tốt có sản lượng là 6tạ, thửa trung bình có sản lượng là 5 tạ và thửa xấu có sản lượng là 4 tạ.

Ta có bảng như sau:

Giá cả SX cá biệt Giá cả SX chung Loại

ruộng

TB đầu

p lượngSản

(tạ) Củatổng SP Của 1tạ Của 1tạ Củatổng SP

Địa tô chêch lệch Tốt 100 20 6 120 20 30 180 60 T.Bình 100 20 5 120 24 30 150 30 Xấu 100 20 4 120 30 30 120 0

Địa tô chênh lệch (II)là địa tô chênh lệch thu được do thâm canh mà có. Thâm canh là việc đầu tư thêm tư bản vào một đơn vị diện tích ruộng đất để nâng cao chất lượng canh tác của đất, nhằm tăng độ màu mỡ trên thửa ruộng đó, nâng cao sản lượng trên một đơn vị diện tích.

Địa tô tuyệt đối là loại địa tô mà tất cả các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp đều phải nộp cho địa chủ, cho dù ruộng đất là tốt hay xấu. Đây là loại địa tô thu trên mọi thứ đất.

Chúng ta đều biết, dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, do có sự độc quyền tư hữu về ruộng đất, nên đã cản trở sự phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều đó thể hiện ở chỗ: nông nghiệp thường lạc hậu so với công nghiệp cả về kinh tế lẫn kỹ thuật, vì thế cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thường thấp hơn cấu tạo hữu cơ của tư bản trong công nghiệp. Vì vậy, nếu trình độ bóc lột ngang nhau, và với một lượng tư bản ứng ra bằng nhau thì lượng giá trị thặng dư thu được trong nông nghiệp bao giờ cũng cao hơn lượng giá trị thặng dư thu được trong công nghiệp.

Ví dụ: Có hai nhà tư bản nông nghiệp và công nghiệp đều ứng ra một lượng tư bản là 100; cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp là 3/2; cấu tạo hữu cơ của tư bản trong công nghiệp là 4/1; tỷ suất giá trị thặng dư trong cả hai ngành nông nghiệp và công nghiệp đều bằng nhau, bằng 100%; thì giá trị và giá trị thặng dư được sản xuất ra ở từng lĩnh vực là:

Trong nông nghiệp: 60 c + 40 v + 40 m = 140 Trong công nghiệp: 80 c + 20 v + 20 m = 120

Sự chênh lệch giữa giá trị nông sản phẩm với giá cả sản xuất chung làm hình thành địa tô tuyệt đối là: 140 - 120 = 20

Sự độc quyền tư hữu ruộng đất đã ngăn cản quá trình tự do di chuyển tư bản từ các ngành khác vào nông nghiệp và do đó đã ngăn cản quá trình bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận giữa nông nghiệp và công nghiệp.

Do vậy, trong nông nghiệp, nông sản phẩm được bán ra theo giá trị chứ không bán theo giá cả sản xuất chung. Phần chênh lệch giữa giá trị nông sản phẩm và giá cả sản xuất chung, cũng là phần chênh lệch giữa giá trị thặng dư được tạo ra trong nông nghiệp và lợi nhuận bình quân sẽ được giữ lại để nộp cho địa chủ.

Vậy, địa tô tuyệt đối là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi huận bình quân, được hình ythành do cấu tạo hữu cơ của tư bản nông nghiệp luôn thấp hơn cấu tạo hưic cơ của tư bản công ngghiệp, nó là số chênh lệch giữa giá trị thặng dư được tạo ra trong nông nghiệp và lợi nhuận bình quân sẽ được giữ lại để nộp tô cho địa chủ.

Vậy, địa tô tuyệt đối là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, được hình thành do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp luôn thấp hơn cấu tạo hữu cơ của tư bản trong công nghiệp, nó là số chênh lệch giữa giá trị nông sản phẩm và giá cả sản xuất chung.

Địa tô tuyệt đối có điểm giống nhưng cũng có điểm khác biệt với địa tô chênh lệch.

Điểm giống nhau:về thực chất, địa tô tuyệt đối và địa tô chênh lệch đều là lợi nhuận siêu ngạch, đều có nguồn gốc từ giá trị thặng dư, đều là kết quả của sự chiếm đoạt lao động thặng dư của công nhân nông nghiệp làm thuê.

Điểm khác biệt: độc quyền kinh doanh ruộng đất theo kiểu tư bản chủ nghĩa là nguyên nhân sinh ra địa tô chênh lệch, còn độc quyền tư hữu về ruộng đất là nguyên nhân sinh ra địa tô tuyệt đối. Vì vậy, việc xoá bỏ chế độ độc quyền tư hữu về ruộng đất chính là cơ sở để xoá bỏ địa tô tuyệt đối, khi đó giá cả nống sản phẩm sẽ hạ xuống và có lợi cho người tiêu dùng.

Ngoài hai loại địa tô chủ yếu là địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối, trong thực tế còn tồn tại một số loại địa tô khác nữa, như: địa tô đất xây dựng, địa tô hầm mỏ, địa tô độc quyền, v.v.. Về cơ bản các loại địa tô này đều là lợi nhuận siêu ngạch gắn với những lợi thế tự nhiên của đất đai.

- Giá cả ruộng đất

Ruộng đất trong xã hội tư bản không chỉ cho thuê mà còn được bán. Giá cả ruộng đất là một phạm trù kinh tế bất hợp lý, nhưng nó ẩn dấu một quan hệ kinh tế hiện thực. Giá cả ruộng đất là hình thứuc địa tô tư bản hoá. Bởi ruộng đất đem lại địa tô, tức là đem lại một thu nhập ổn định bằng tiển nên nó được xem như một loại tư bản đặc biệt. Còn địa tô được xem như là lợi tức của tư bản đó. Do vậy giá cả ruộng đất chỉ là mua quyền thu địa tô do ruộng đất mang lại theo tỷ suất lợi tức hiện hành. Nó tỷ lệ thuận với địa tô và tỷ lệ nghịch với tỷ suất lợi tức tư bản gửi vào ngân hàng.

Ví dụ: Một mảnh đất hàng năm đem lại một địa tô là 200 USD, tỷ suất lợi tức tiền gửi ngân hàng là 5%, thì giá cả mảnh đất là :

200 x 100

5 = 4000 USD

Vì với số tiền 4.000 USD đó đem gửi ngân hàng với lãi suất 5%/năm cũng thu được một lợi tức 200 USD ngang bằng địatô thu được khi cho thuê ruộng đất.

Lý luận địa tô tư bản chủ nghĩa của Mác không chỉ vạch rõ bản chất quan hệ sản xuất tư bản chỉ nghĩa trong nông nghiệp mà còn là cơ sở khoa học để xây dựng các chính sách thuế đối với nông nghiệp và các ngành khác có liên quan đến đất đai có hiệu quả.

Chú thích chương III

1. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t.23.

Chương IV

Học thuyết về chủ nghĩa

tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

Tiếp theo giai đoạn cạnh tranh tự do, chủ nghĩa tư bản phát triển lên giai đoạn cao hơn là giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Thực chất, đây là những nấc thang mới trong quá trình phát triển và điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để thích ứng với những biến động mới trong tình hình kinh tế – chính trị thế giới từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX cho đến nay.

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MácLênin (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)