Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MácLênin (Trang 87 - 88)

I. chủ nghĩa tư bản độc quyền

d, Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền

Quá trình tích tụ và tập trung tư bản phát triển, việc xuất khẩu tư bản tăng lên cả về quy mô và phạm vi tất yếu dẫn tới sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các tập đoàn tư bản độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế.

Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản đã chứng tỏ thị trường trong nước luôn luôn gắn với thị trường ngoài nước. Đặc biệt trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, thị trường ngoài nước còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước đế quốc. Một mặt, do lực lượng sản xuất phát triển cao đòi hỏi ngày càng phải có nhiều nguyên liệu và nơi tiêu thụ; mặt khác, do thèm khát lợi nhuận siêu ngạch thúc đẩy tư bản độc quyền tăng cường bành trướng ra nước ngoài, cần có thị trường ổn định thường xuyên V.I. Lênin nhận xét: “Bọn tư sản chia nhau thế giới, không phải do tính độc ác đặc biệt của chúng, mà do sự tập trung đã tới mức độ buộc chúng phải đi vào con đường ấy để kiếm lời”[2;472].

Sự đụng độ trên trường quốc tê giữa các tổ chức độc quyền quốc gia có sức mạnh kinh tế hùng hậu lại được sự ủng hộ chủ nhà nước “của mình” và các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chúng tất yếu dẫn đến xu hướng thoả hiệp, ký kết các hiệp định, để củng cố địa vị độc quyền của chúng trong những lĩnh vực và những thị trường nhất định. Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế dưới

dạng cácten, xanhđica, tơrớt quốc tế…

đ, Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc

Sự phân chia thế giới về kinh tế được củng cố và tăng cường bằng việc phân chia thế giới về lãnh thổ. V.I. Lênnin đã chỉ ra rằng: “Chủ nghĩa tư bản phát triển càng cao, nguyên liệu càng thiếu thốn, sự cạnh tranh càng gay gắt và việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu trên toàn thế giới càng ráo riết, thì cuộc đấu tranh để chiếm các thuộc địa càng quyết liệt hơn”[2;481].

Các cường quốc đế quốc ra sức xâm chiếm thuộc địa, bởi vì thuộc địa là nơi bảo đảm nguồn nguyên liệu và thị trường thường xuyên; là nơi tương đối an toàn trong cạnh tranh, bảo đảm thực hiện đồng thời những mục đích về kinh tế, chính trị, quân sự. Từ sau năm 1880, những cuộc xâm chiếm thuộc địa bắt đầu phát triển mạnh. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các nước đế quốc đã hoàn thành việc phân chia lãnh thổ thế giới. Đế quốc Anh chiếm được nhiều thuộc địa nhất, sau đó đến Nga (Nga Hoàng), và Pháp. Số dân thuộc địa của Pháp lại nhiều hơn số dân thuộc địa của 3 nước Đức, Mỹ, Nhật cộng lại.

Sự phân chia lãnh thổ và phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản tất yếu dẫn đeens ccuộc đấu tranh đòi phân chia lại thế giới. Đó là nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh tế giới lần thứ nhất 1914 - 1918 và cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai 1939 - 1945.

V.I. Lênin viết: "Khi nói đến chính sách thực dân trong thời đại chủ nghĩa đế quốc tư bản, thì cần chú ý rằng tư bản tài chính và chính sách quốc tế thích ứng với nó… đã tạo nên hàng loạt hình thức lệ thuộc có tính chất quá độ của các nước. Tiêu biểu cho thời đại đó, không những chỉ có hai loại chủ yếu: những nước chiếm thuộc địa và các nước thuộc địa, mà còn có những nước phụ thuộc với những hình thức khác nhau, những nước này trên hình thức thì độc lập về chính trị, nhưng thực tế lại mắc vào cái lưới phụ thuộc về tài chính và ngoại giao”[2;485].

Năm đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa đế quốc có liên quan chặt chẽ với nhau, nói lên bản chất của chủ nghĩa đế quốc về mặt kinh tế là sự thống trị của chủ nnghĩa tư bản độc quyền, về mặt chính trị là hiếu chiến, xâm lược.

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MácLênin (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)