3. Nhận dạng cơ hội nghiên cứu của luận án từ phần tổng quan tài liệu
4.1.3 Kết quả đo lường mức độ tác động của các yếu tố cấu thành năng lực lãnhđạo
doanh nghiệp
Bảng 4.2 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu của luận án mức độ tác động của các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của giám đốc đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Giả thuyết Kết quả
H4 Có mối quan hệ cùng chiểu giữa Kiến thức lãnh đạo của giám Chấp nhận đốc DNNVV và kết quả hoạt động của doanh nghiệp
H5 Có mối quan hệ cùng chiểu giữa Kỹ năng lãnh đạo của giám Chấp nhận đốc DNNVV và kết quả hoạt động của doanh nghiệp
H6 Có mối quan hệ cùng chiểu giữa Phẩm chất lãnh đạo của giám Chấp nhận đốc DNNVV và kết quả hoạt động của doanh nghiệp
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu 2015)
Như vậy các thành phần năng lực lãnh đạo của giám đốc DNNVV khu vực
Bắc miền Trung đó là “Kiến thức lãnh đạo”, “Kỹ
đạo” đều tác động cùng chiều đến “Kết quả hoạt động của doanh nghiệp” với hệ số tác động lần lượt là: 0.276; 0.399 và 0.433. Hay nói cách khác, khi giám đốc DNNVV có mức độ đáp ứng về các năng lực lãnh đạo này càng tốt thì kết quả hoạt động của doanh nghiệp cũng sẽ khả quan hơn. Trong đó, mức độ tác động của nhân tố “Phẩm chất lãnh đạo” đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp là lớn nhất (0,433).
Kết quả này cũng khá phù hợp với các kết quả phân tích trước của luận án, khi mức độ đáp ứng ở hiện tại về các phẩm chất lãnh đạo của các giám đốc DNNVV khu vực Bắc miền Trung là khá tốt. Bên cạnh đó, các giám đốc cũng đánh giá những yếu tố thuộc về bản thân giám đốc doanh nghiệp (trong đó có các tố chất/phẩm chất) là yếu tố có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến năng lực lãnh đạo. Ngoài ra, kết quả mức độ giải thích của mô hình này là không cao (42.3%) (Xem phụ lục). Điều này có nghĩa là ngoài các yếu tố năng lực lãnh đạo được đề cập đến trong mô hình, kết quả hoạt động của doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng và tác động bởi rất nhiều yếu tố khác. Kết quả này theo tác giả cũng hoàn toàn phù hợp trong thực tế. Với môi trường kinh doanh đa dạng, phức tạp, thay đổi từng ngày từng giờ như hiện nay, sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp cũng chịu sự chi phối và tác động bởi rất nhiều các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp như các năng lực nội tại của doanh nghiệp, yếu tố vốn, các chính sách vĩ mô, chính sách địa phương…Và năng lực lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp cũng chỉ là một trong rất nhiều các yếu tố có tác động và ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
Với kết quả trên, kết luận của luận án có thể rút ra là “Khi giám đốc doanh nghiệp có mức độ đáp ứng về các năng lực lãnh đạo càng tốt thì kết quả hoạt động của doanh nghiệp cũng sẽ khả quan hơn”. Kết luận này cũng khá tương đồng với một số nghiên cứu của các tác giả khác. Theo phần tổng quan tài liệu của luận án, cũng đã có một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố của năng lực lãnh đạo ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhưng con số này là không nhiều. Điển hình là nghiên cứu của Trần Thị Phương Hiền [9] đã chỉ ra tất cả các thành phần của năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam đều tác động cùng chiều đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Hay nói cách khác khi
CEO có năng lực lãnh đạo càng tốt thì kết quả hoạt động doanh nghiệp cũng sẽ tốt hơn. Hoặc theo nghiên cứu của Đặng Ngọc Sự [22] với kết quả R Square bằng 0,856 cũng đã chỉ ra rằng sự thay đổi của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được giải thích bởi 85.6% những thay đổi của nhận thức về lãnh đạo và năng lực lãnh đạo của lãnh đạo DNNVV Việt Nam. Điều đó có nghĩa là nhận thức của lãnh đạo các DNNVV về lãnh đạo và năng lực lãnh đạo càng tốt thì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lại càng tốt. Một nghiên cứu khác về năng lực của chủ doanh nghiệp nhỏ của Trần Kiều Trang [25] cũng cho kết quả tương tự. Trong tất cả các tiêu chí đánh giá năng lực của chủ doanh nghiệp nhỏ thì nghiên cứu đã chỉ ra tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp được xem là tiêu chí quan trọng nhất. Theo kết quả xử lý điều tra 206 doanh nghiệp nhỏ bằng SPSS, hệ số Pearson giữa hai yếu tố năng lực và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp là 0.63 cho thấy mối liên hệ tỷ lệ thuận giữa hai yếu tố này. Điều đó có nghĩa là chủ doanh nghiệp có năng lực càng cao thì tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp càng cao. Đỗ Anh Đức (2014) cũng đã chỉ ra cả ba yếu tố kiến thức, kỹ năng, tố chất đều có tác động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp với các hệ số tác động lần lượt là 0.296; 0.366 và 0.192. Một nghiên cứu ở nước ngoài với kích thước mẫu là 264 nhà lãnh đạo DNNVV các nước Châu Âu của Laguna và cộng sự [49] cũng đã chỉ ra mối quan hệ thuận chiều giữa năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp và sự thành công của tổ chức trong hoạt động kinh doanh. Mối quan hệ này được đo lường dựa trên mô hình hồi qui giữa năng lực chung (năng lực đổi mới, lập kế hoạch, hợp tác, ra quyết định, giải quyết căng thẳng, lãnh đạo bản thân), năng lực cụ thể (năng lực động viên, năng lực phát triển nhân viên, năng lực về tài chính, về thị trường, chính trị và pháp luật) với sự thành công của tổ chức trong hoạt động kinh doanh với hệ số tác động lần lượt là 0.34 và 0.15.
Kết quả này cho thấy năng lực lãnh đạo của giám đốc sẽ góp phần trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi bản thân các giám đốc phải nhận thức được vai trò và tầm quan trọng việc tiếp tục hoàn thiện và phát triển hơn nữa năng lực lãnh đạo của bản thân trong thời gian tới.
4.2 Các giải pháp đối với bản thân giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa các Tỉnhkhu vực Bắc miền Trung