7. Cấu trúc của luận văn
1.3.4. Những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
tranh cho ngành du lịch tỉnh Tiền Giang
Trên cơ sở học tập kinh nghiệm của Singapore, Thái Lan và Trung Quốc, có thể rút ra được những bài học cho du lịch tỉnh Tiền Giang như sau:
Thứ nhất, ngành du lịch Tỉnh muốn phát triển phải có chiến lược phát triển rõ ràng trong ngắn hạn và trong dài hạn. Ngành du lịch Tỉnh cần có sự quan tâm và đầu tư đúng mức, để du lịch luôn giữ vai trò là một ngành kinh tế mũi nhọn.
Thứ hai, du lịch Tỉnh cần học tập kinh nghiệm trong việc xây dựng cho mình một thương hiệu riêng. Ngành du lịch Tỉnh chưa có hình ảnh thương hiệu rõ ràng. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho năng lực cạnh tranh trong ngành du lịch Tỉnh còn thua kém so với các điểm đến khác.
Thứ ba, du lịch Tỉnh cần nghiên cứu tìm ra lĩnh vực dịch vụ du lịch độc đáo mang sắc thái riêng. Đặc biệt là những loại hình du lịch khai thác được sở thích của du khách nước ngoài, đây là thị trường khách chiếm tỷ lệ rất cao tại Tỉnh.
Thứ tư, cần phải học tập chiến dịch quảng bá mua sắm, nhằm tạo cho du khách sự hứng thú, đồng thời cũng kích thích du khách tiêu tiền nhiều hơn. Với lợi thế về các mặt hàng truyền thống và giá cả phù hợp để thu hút khách du lịch quốc tế.
Thứ năm, ngành du lịch Tỉnh cần khuyến khích sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế tư nhân, nhằm huy động vốn đầu tư, hoàn thiện các dịch vụ quan trọng phục vụ nhu cầu cao và đa dạng của du khách.
Tiểu kết chương 1
Có nhiều nhận định về năng lực cạnh tranh điểm đến. Trong phạm vi luận văn này, tác giả đề cập đến năng lực cạnh tranh điểm đến là sự biểu hiện thực lực của điểm đến trong việc th a mãn tốt nhất nhu cầu đa dạng của khách du lịch thông qua việc phát huy và tận dụng những ưu điểm nổi bật nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm thu hút du khách để phát triển vững mạnh ở hiện tại và tương lai.
Năng lực cạnh tranh điểm đến được đánh giá dựa trên nhiều kỹ thuật, mỗi kỹ thuật đều có những ưu điểm riêng. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn nên tác giả đã lựa chọn ba kỹ thuật đánh giá là đánh giá theo phương diện phía cung, đánh giá theo phương diện phía cầu và đánh giá theo mô hình SWOT dựa trên khả năng của tác giả và sự phù hợp với tình hình thực tế của điểm đến nghiên cứu.
Chƣơng 2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG
2.1. Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang
2.1.1. Điểm hấp dẫn du lịch
Với vị trí thuận lợi nằm bên biển Đông với 32km bờ biển và nằm trải dài trên dòng sông Tiền đã tạo nên những ưu thế và thuận lợi cho hoạt động du lịch. Điển hình là việc hình thành nên những tiểu vùng sinh thái đặc trưng: Khu vực Đồng Tháp Mười với khu rừng tràm nhiều sinh vật cư trú và sinh sống như chim, cò, còng cọc, các loại cá đồng,... vừa là nhân tố cân bằng sinh thái, vừa là nguồn tiềm năng du lịch sinh thái; khu vực ven biển Gò Công sình lầy ngập mặn với nhiều loại thủy, hải sản phong phú được tạo nên bởi sự tiếp giáp thủy lưu giữa hai dòng nước chủ yếu là mặn, ngọt đan xem với một môi trường sinh thái ít bị ảnh hưởng bởi những tác động của con người; khu vực ven rạch Gò Công, sông Trà và khu vực đất cao phân bố dọc sông Tiền đất đai màu mỡ, cây trái bốn mùa với nhiều loại nổi tiếng như xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Vĩnh Kim, bưởi long Cổ Cò, thanh long Chợ Gạo, sơ-ri Gò Công,... Tất cả những giá trị hấp dẫn đó đã tạo cho tỉnh Tiền Giang trở thành sự lựa chọn của du khách khi muốn trải nghiệm tour du lịch về với thiên nhiên sông nước, miệt vườn. Ðến đây, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên và cuộc sống cộng đồng dân cư địa phương trong một không gian thoáng mát, đầy cây xanh, tham gia các thú vui dân gian như câu cá, chèo thuyền, tắm sông, thưởng thức những món đặc sản sông nước, miệt vườn, ngắm nhìn phong cảnh sông Tiền và đắm mình trong bản ca nhạc tài tử mang đậm phong cách Nam Bộ.
Bên cạnh đó, khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan tỉnh Tiền Giang không chỉ được ngắm cảnh đẹp mà còn được trở về với một vùng đất giàu truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng gắn liền tên tuổi các anh
hùng dân tộc, anh hùng cách mạng với các chiến tích lẫy lừng vì sự nghiệp bảo vệ đất nước như: Trương Định, Thủ Khoa Huân, Lê Thị Hồng Gấm,... trên quê hương tỉnh Tiền Giang còn có địa danh Gò Thành nằm trong di chỉ khảo cổ Óc Eo. Cảnh quan phong phú và kiến trúc độc đáo với những lăng mộ, đền chùa, đình miếu vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn hoá như: lăng Trương Định, lăng Hoàng Gia, đền thờ Thủ Khoa Huân, chùa Vĩnh Tràng, đình Long Hưng,...
Ngoài các yếu tố về tự nhiên, về lịch sử hấp dẫn kể trên, du khách sẽ còn được hòa mình vào những giá trị văn hóa của lễ hội khi đến với du lịch tỉnh Tiền Giang. Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt về tinh thần, vật chất, tín ngưỡng dân gian và là những sinh hoạt văn hóa có qui mô lớn của cộng đồng. Tất cả lễ hội đều ẩn chứa lòng tôn kính các bậc hiền tài, có công với dân với nước, cầu cho mưa thuận gió hòa dân chúng ấm no hạnh phúc. Với ý nghĩa này, ngoài việc làm tốt công tác bảo vệ, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, tỉnh Tiền Giang đã tổ chức tốt các lễ hội hàng năm như: lễ hội Kỳ Yên đình Vĩnh Bình, lễ hội Nghinh Ông, lễ hội chiến thắng Ấp Bắc (2/1 dương lịch hàng năm), lễ hội Nam Kỳ khởi nghĩa (23/1 dương lịch hàng năm), lễ giỗ anh hùng dân tộc Trương Ðịnh, lễ giỗ anh hùng dân tộc Nguyễn Hữu Huân (lễ hội được tổ chức vào rằm tháng tư âm lịch) và lễ giỗ Tứ Kiệt (lễ diễn ra ngày 25 tháng chạp âm lịch).
Một yếu tố nữa cũng hấp dẫn du khách không kém là giá trị của các làng nghề. Du khách sẽ được tham quan các giá trị nghệ thuật trong từng sản phẩm và nét văn hóa truyền thống lâu đời của ba dân tộc Kinh, Hoa và Khmer vẫn còn được lưu giữ với thời gian như: tủ thờ Gò Công, mắm tôm chà Gò Công, nón bàng buông Châu Thành, chiếu cói Long Định, bánh phồng Cái Bè,…Vì vậy các làng nghề luôn là điểm hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách quốc tế, họ muốn hiểu sâu sắc hơn về nét văn hóa của Việt Nam và làng nghề là một minh chứng tiêu biểu.
Du lịch là một ngành kinh tế công nghiệp không khói, mang lại nguồn lợi to lớn trên nhiều phương diện đối với nước ta nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng, nhất là trong giai đoạn “mở cửa”, hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Từ vị trí và điều kiện thuận lợi của mình, tỉnh Tiền Giang đã tranh thủ và đầu tư khai thác hợp lý các tiềm năng du lịch của Tỉnh thông qua những sản phẩm du lịch chuyên đề: du lịch tham quan các danh lam, sinh thái, di tích lịch sử - văn hóa, miệt vườn, du lịch làng quê, sinh hoạt văn hóa truyền thống, hội nghị, hội thảo chuyên đề và thâm nhập, tìm hiểu các sinh hoạt hàng ngày của người dân tỉnh Tiền Giang,… Mặt khác, các hoạt động hưởng ứng ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam hàng năm tại tỉnh Tiền Giang cũng đã thu hút đông đảo du khách. Tất cả những hoạt động đầu tư đó đã tạo điều kiện thuận lợi để Tỉnh phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, đáp ứng được những mong muốn phong phú của khách du lịch và phát triển du lịch vững mạnh.
2.1.2. Giao thông đi lại
Tỉnh Tiền Giang là cầu nối giữa đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ, có 4 tuyến quốc lộ chính (quốc lộ 1A, 30, 50 và 60) chạy ngang qua tạo cho tỉnh Tiền Giang vị thế của một cửa ngõ đường bộ của các tỉnh miền Tây về thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ngoài ra, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương hoạt động tốt, đảm bảo giao thông thuận tiện, đáp ứng nhu cầu vận chuyển, đặc biệt là hoạt động du lịch trong việc rút ngắn thời gian của du khách khi đến tham quan tại tỉnh Tiền Giang.
Bên cạnh đó, giao thông nội tỉnh cũng được quân tâm, đầu tư hiệu quả: có 4 tuyến quốc lộ đi qua với chiều dài 137km. Các tuyến đường tỉnh lộ gồm 28 tuyến với tổng chiều dài 388km; đường huyện, liên xã dài 823km và 158 tuyến đường nội thị với chiều dài 90km. Nhìn chung, các tuyến đến trung tâm các huyện đều đã được nâng cấp rải nhựa và duy trì bảo dưỡng nên chất
lượng đường khá tốt, giao thông đi lại thuận tiện giúp du khách có thể dễ dàng di chuyển đến nhiều điểm du lịch hấp dẫn ở các địa phương như khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười là một điểm du lịch thuộc huyện Tân Phước, một huyện vùng sâu của Tỉnh nhưng nhờ hệ thống giao thông được chú trọng nên khách du lịch có thể đến tham quan một cách thuận lợi.
Ngoài hệ thống đường bộ, tỉnh Tiền Giang còn có hệ thống đường sông gồm: sông Tiền, sông Vàm Cỏ Tây, sông Soài Rạp, kênh Chợ Gạo,... nối liền các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh và là cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh ven sông Tiền và Campuchia. Mật độ giao thông thủy trên địa bàn Tỉnh khá cao, góp phần hỗ trợ đắc lực cho giao thông bộ và các vùng sâu, vùng xa. Mặt khác, cảng Mỹ Tho và hàng trăm km kênh rạch đã giúp cho việc lưu thông được hiệu quả hơn, phục vụ tốt mong muốn được trải nghiệm và khám phá tham quan loại hình du lịch sinh thái trên sông nước của du khách, thu hút ngày càng tăng du khách trong và ngoài nước đến với tỉnh Tiền Giang.
2.1.3. Nơi ăn nghỉ
Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng đáng kể của khách du lịch, hệ thống các cơ sở lưu trú và nhà hàng ở tỉnh Tiền Giang phát triển với tốc độ nhanh. Đến nay, toàn Tỉnh đã có hơn 200 cơ sở lưu trú du lịch bao gồm các khách sạn 2 sao, khách sạn 1 sao, các nhà nghỉ du lịch và nhà ở có phòng cho du khách thuê (homestay).
Mặc dù một số khách sạn có nâng cấp và xây mới, nhưng nhìn chung vẫn chưa đạt các tiêu chuẩn. Toàn Tỉnh hiện nay chỉ có khách sạn Chương Dương, khách sạn Sông Tiền, khách sạn Rạng Đông, khách sạn Minh Quân, nhà khách tỉnh Tiền Giang đáp ứng tốt nhu cầu cho khách quốc tế hạng sang. Vì vậy, trong định hướng phát triển, tỉnh Tiền Giang cần mời gọi đầu tư, xây dựng các khách sạn cao cấp đạt chuẩn từ 3 - 5 sao để thu hút khách lưu trú lâu dài.
Về hiệu suất khai thác của các khách sạn còn thấp. Công suất phòng cho thuê bình quân 55%. Do công suất sử dụng phòng thấp, chi phí cao nên hiệu quả kinh doanh khách sạn rất hạn chế. Đa số khách sạn không tổ chức phục vụ ăn uống tại chỗ cho khách lưu trú, đây cũng là điều bất tiện cho khách và kém hiệu quả kinh tế.
Vì vậy, các nhà hàng ở tỉnh Tiền Giang được xây dựng nhiều để phục vụ nhu cầu đa dạng cho khách du lịch. Các nhà hàng có khả năng phục vụ khách du lịch quốc tế tốt bao gồm: Trung Lương, Sông Tiền, Thới Sơn, Chương Dương, Bách Tùng Viên, Ngọc Gia Trang, Thành Minh, Làng Việt, Phương Nam,Trạm dừng chân tỉnh Tiền Giang,… Hiện nay các nhà hàng đang cải tiến nhiều với những món ăn Việt Nam, đặc sản truyền thống dân gian Nam Bộ và Mỹ Tho nhằm giúp du khách được thưởng thức nét văn hóa ẩm thực và thỏa mãn nhu cầu khám phá của mình.
2.1.4. Các tiện nghi, dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ bổ sung
Với chủ trương của Tỉnh là đưa ngành du lịch thành ngành kinh tế quan trọng, thời gian qua Tỉnh đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch cũng như khai thác hết tiềm năng du lịch:
+ Bưu điện: Mạng lưới bưu chính, viễn thông tỉnh Tiền Giang có 207 điểm phục vụ bưu điện (49 bưu cục, 93 bưu điện văn hóa xã, 65 đại lý bưu điện), bán kính phục vụ bình quân đạt 1,954km/điểm; số dân phục vụ bình quân đạt 85,207 người/điểm; mật độ thuê bao điện thoại bình quân đạt 11,84 thuê bao/100 dân; mật độ thuê bao internet bình quân đạt 0,64 thuê bao/100 dân.
+ Ngân hàng: Các ngân hàng được thành lập nhiều và đang hoạt động hiệu quả tại tỉnh Tiền Giang như: ngân hàng Công thương (Vietinbank), ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), ngân
hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB), ngân hàng Đông Á (DongAbank),… Ngoài một số tiện ích và dịch vụ cơ bản của ngân hàng về huy động vốn cũng như cho vay đầu tư thì các ngân hàng còn có các dịch vụ bảo lãnh, thanh toán và tài trợ thương mại,… Chính sự phát triển không ngừng của ngân hàng một mặt tạo tính thanh khoản cao cho đồng tiền, một mặt khách có thể an tâm và thoải mái khi đi du lịch.
+ Bảo hiểm: Một số công ty bảo hiểm đang hoạt động tại tỉnh Tiền Giang như bảo hiểm Manulife, bảo hiểm AIA, chi nhánh công ty cổ phần bảo hiểm AAA, chi nhánh công ty bảo hiểm PJICO, công ty Bảo Minh,... Trong chương trình du lịch, việc các công ty kinh doanh du lịch mua bảo hiểm cho chuyến đi là yêu cầu cần thiết đối với khách du lịch, để bảo đảm các quyền lợi cho du khách khi gặp trường hợp bất khả kháng.
+ Bệnh viện: Toàn Tỉnh có 12 bệnh viện gồm 1 bệnh viện đa khoa trung tâm, 2 bệnh viện đa khoa khu vực, 5 bệnh viện chuyên khoa, 9 trung tâm chuyên khoa và 9 trung tâm y tế huyện. Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh Tiền Giang có 650 giường bệnh và có hơn 600 cán bộ công nhân viên với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại và các y, bác sỹ giỏi thực hiện chức năng khám chữa bệnh cho nhân dân. Ba bệnh viện khu vực (Cái Bè, Cai Lậy, Gò Công) thực hiện chức năng khám chữa bệnh cho nhân dân tại khu vực phía Tây và Đông của Tỉnh. Chín trung tâm y tế tham mưu cho sở y tế thực hiện chức năng khám chữa bệnh và phòng bệnh. Ngoài ra, còn có 169 trạm y tế xã, phường, thị trấn trong Tỉnh.
Với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên không chỉ phục vụ cho người dân trong Tỉnh mà còn góp phần phục vụ ngày càng tốt những nhu cầu từ việc tiếp cận điểm đến tới những nhu cầu thiết yếu của du khách.
Cơ sở vật chất kỹ thuật được Tỉnh đầu tư trọng tâm vào các khu du lịch nhằm phục vụ tốt nhu cầu của du khách. Các điểm tham quan du lịch hiện nay
tập trung chủ yếu ở 4 khu du lịch: khu du lịch cù lao Thới Sơn với 4 điểm tham quan là Thới Sơn 1, 3, 4 và 5; khu du lịch biển Tân Thành; khu du lịch Cái Bè và khu dịch sinh thái Đồng Tháp Mười. Từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về du lịch và ngân sách, Tỉnh đã đầu tư xây dựng hạ tầng đến các khu, điểm du lịch như xây đường giao thông, cầu tàu, bãi đỗ xe, bờ kè chắn sóng phục vụ du lịch ở khu du lịch biển Tân Thành, khu du lịch cù lao Thới Sơn và khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười. Với tổng kinh phí đầu tư là 36,50 tỷ đồng đã góp phần phát triển và thu hút khách du lịch đến tỉnh Tiền