Định hướng phát triển của du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020

Một phần của tài liệu Luận văn (4) (Trang 84 - 87)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.3. Định hướng phát triển của du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020

3.1.3.1. Phát triển chung

Phát triển ngành du lịch tỉnh Tiền Giang trong thời gian trước mắt cũng như trong định hướng lâu dài cần theo những định hướng:

- Phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, cảnh quan sông nước, môi trường bền vững: phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đạt hiệu quả cao nhưng phải gắn liền với việc bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và cảnh quan môi trường sinh thái.

- Phát triển du lịch văn hóa, lễ hội truyền thống: dựa trên nguyên tắc bảo vệ và phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh

hoa văn hóa nhân loại, tránh du nhập những văn hóa phẩm độc hại, góp phần tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội, làng nghề truyền thống và cảnh quan sông nước, miệt vườn,…

- Phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang sẽ góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung. Tăng nhanh tỉ trọng tổng sản phẩm du lịch trong cơ cấu kinh tế, trước hết nhằm mục đích:

+ Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỉ trọng giá trị gia tăng du lịch trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh.

+ Nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo nguồn thu ngoại tệ và cải thiện cán cân thanh toán trong Tỉnh.

+ Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

+ Tạo ra sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong quá trình phát triển kinh tế.

3.1.3.2. Tạo bước đột phá phát triển du lịch

Trên cơ sở xác định định hướng phát triển ưu tiên, tỉnh Tiền Giang cần thiết đẩy nhanh phát triển du lịch tạo bước đột phá mạnh mẽ, tạo điểm nhấn cho du lịch tỉnh Tiền Giang và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long. Có thể xác định 4 điểm đột phá thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang trong từng giai đoạn như sau:

- Trong giai đoạn 2011 - 2015, triển khai 3 điểm đột phá thúc đẩy phát triển du lịch:

+ Khu du lịch sinh thái cù lao Thới Sơn:

Xây dựng khu du lịch Thới Sơn với khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng và khu đón tiếp du lịch đường bộ, liên kết du lịch với nhiều hộ dân tạo thành tuyến du lịch sinh thái cộng đồng với nhiều sản phẩm phục vụ như thưởng thức các loại trái cây, đi đò chèo trên kênh rạch, nghe ca nhạc tài tử, trải

nghiệm ẩm thực dân dã, sản phẩm làng nghề thủ công mỹ nghệ, tìm hiểu nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của người dân vùng sông nước Nam Bộ, các dịch vụ tát mương bắt cá, tham quan cù lao bằng xe thô sơ,…

Bên cạnh việc xây dựng các khu du lịch có quy mô lớn với các sản phẩm đặc trưng riêng biệt của tỉnh Tiền Giang theo quy hoạch, thì cần thiết phát triển thêm các điểm du lịch sinh thái nhà vườn phù hợp với cảnh quan môi trường, phát triển dịch vụ nghỉ đêm tại nhà dân, nghỉ đêm trên nhà dạng bè nổi trên sông quanh cù lao, tái hiện chợ nổi trên sông,… Liên kết tuyến du lịch tham quan trại rắn Đồng Tâm, các di tích lịch sử - văn hóa như Rạch Rầm - Xoài Mút, chùa Vĩnh Tràng,…và dễ dàng nối tuyến với các điểm du lịch cồn

Quy, cồn Phụng, Tân Thạch,…

+ Khu du lịch Cái Bè: Phát triển các khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng (resort), gắn chợ nổi Cái Bè, vườn cây ăn trái đặc sản, các ngôi nhà cổ, làng nghề truyền thống bánh tráng, bánh phồng, cốm,… và nối tuyến các tỉnh lân cận như Cái Mơn (Bến Tre), Bình Hòa Phước, Trường An (Vĩnh Long) và Cần Thơ để đa dạng hóa sản phẩm thu hút khách du lịch.

+ Khu du lịch biển Tân Thành: Đầu tư xây dựng các công trình nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí biển, bảo vệ cảnh quan môi trường thiên nhiên. Khu du lịch biển Tân Thành sẽ phát triển mạnh mẽ khi hạ tầng giao thông hoàn chỉnh và phát huy tốt khi được gắn liền đồng bộ với việc khai thác du lịch ở Cồn Ngang, Tân Phú Đông, các di tích văn hóa - lịch sử với các cánh rừng phòng hộ và khai thác tour sinh thái làng nghề mắm tôm chà, tủ thờ Gò Công, … Trong định hướng tới sẽ nối tuyến với biển Cần Giờ (Tp.HCM) và biển Vũng Tàu bằng thuyền cao tốc để liên kết phát triển du lịch biển đảo.

- Trong giai đoạn 2015 - 2020, tiếp tục triển khai 1 điểm đột phá mới để thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang:

Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười: Với khu trung tâm là 100ha rừng tràm và khu đệm 1800ha rừng tràm ngập nước thuộc huyện Tân Phước. Đây

là cánh đồng mênh mông với hệ sinh thái vùng ngập phèn độc đáo có các loài động thực vật thích hợp phát triển thành khu tham quan, nghĩ dưỡng phù hợp cảnh quan thiên nhiên. Đặc biệt là giao thông thuận lợi, cùng với dự án xây dựng khu tâm linh Trúc Lâm Thiền Viện với qui mô 30ha, khi được hoàn thành sẽ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân và du khách trong, ngoài nước, tạo bước đột phá mới thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang.

3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020

Một phần của tài liệu Luận văn (4) (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w