+ Không phóng đại hóa dịch HIV + Không gắn với tệ nạn xã hội
+ Hãy để hình ảnh của người sống chung với HIV mang tính thân thiện
+ Không mang tính phân biệt, phóng đại người sống chung với HIV (ví dụ không dùng các panô áp phích khi khám chữa bệnh cho người sống chung với HIV như
- Các kênh truyền thông về HIV/AIDS:
+ Phương tiện truyền thông đại chúng: đài, báo, tivi… + Tờ rơi, panô áp phích
+ Hoạt động văn hóa văn nghệ (kịch, hát,…) + Hội nghị, hội thảo, thảo luận
+ Hoạt động thông qua hành động xã hội + Loa phóng thanh trong khu dân cư.
BÀI TậP
Bài tập 1- Bài tập cá nhân: Trải nghiệm của bản thân khi bị kỳ thị
- Yêu cầu học viên ngồi một mình và cách một khoảng so với học viên khác - Nói với họ: hãy nghĩ đến một lần trong đời mình khi bạn cảm thấy bị cô lập hay xa
lánh hay bị đem ra chế giễu do bị coi là khác thường so với người khác – hoặc khi bạn thấy người khác bị đối xử như vậy. Đề nghị họ nghĩ về điều gì đã xảy ra? Khi đó bạn cảm thấy như thế nào? Nó đã tác động gì đến bạn?
- Mời một vài học viên tự nguyện chia sẻ với cả lớp
- Sau đó đưa ra câu hỏi “chúng ta học được gì từ bài học này? Cảm xúc của chúng ta như thế nào khi bị kỳ thị?”
Bài tập 2 Bài tập cá nhân: Tách HIV ra khỏi tệ nạn xã hội
Chuẩn bị một số thẻ bìa nhiều màu. Yêu cầu mỗi học viên ghi trên mỗi thẻ ghi tên một nhóm đối tượng bị nhiễm HIV khác nhau, VD:
+ Người thi hành công vụ có HIV + Phụ nữ mại dâm có HIV + Trẻ em có HIV
+ Phụ nữ chưa chồng nhiễm HIV từ bạn tình
- Kẻ một mũi tên 2 đầu thẳng dài ngang bảng: một đầu ghi vô tội/đáng thương; một đầu ghi tội lỗi/ đáng lên án (thể hiện mức độ phán xét, kỳ thị)
- Đề nghị học sinh suy nghĩ và quyết định họ gắn nhân vật trong thẻ ở đâu trong chuỗi kỳ thị
- Mời một vài học viên cho ý kiến tại sao họ quyết định như vậy - Thảo luận chung theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Chúng ta rút ra điều gì từ bài tập này?
+ Có nên căn cứ vào nguyên nhân để đánh giá đạo đức con người và quyết định nên giúp đỡ hay không? Tại sao?
Bài tập 3. Bài tập nhóm: Vẽ cây vấn đề về biểu hiện của kỳ thị, tác động và nguyên nhân gây ra kỳ thị
- Chuẩn bị các tấm giấy nhỏ ghi ý kiến (3 màu: rễ cây, thân cây và lá cây) và phát cho các nhóm
- Tiến hành
+ Xây dựng cây vấn đề
l Lá cây: tác động, hậu quả
l Thân cây; biểu hiện của kỳ thị
l Gốc cây: nguyên nhân
+ Thảo luận, liệt kê và dán bìa lên giấy khổ lớn theo hình cái cây + Tổng hợp kết quả và kết luận.
Bài tập 4: Thi truyền thông về chống kỳ thị HIV/AIDS
Lớp chia thành các nhóm, mỗi nhóm chọn một hình thức để truyền thông về chống kỳ thị HIV/AIDS. Yêu cầu các nhóm không được chọn hình thức truyền thông trùng nhau.
Mỗi nhóm có 30 phút để chuẩn bị, sau đó ra trình diễn trước lớp. Cả lớp xem quan sát và cho ý kiến điểm được, điểm cần điều chỉnh.
HỖ TRỢ CHĂM SÓC SỨC KHỎE THỂ CHẤT SỨC KHỎE THỂ CHẤT CHO NGƯỜI SỐNG CHUNG VỚI HIV/AIDS