VẤN ĐỀ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI SỐNG CHUNG VỚI H

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội với người sống chung với HIVAID (Dành ho cán bộ xã hội cấp cơ sở) (Trang 52 - 53)

Không có việc làm hay thiếu việc làm cũng là một trong những khó khăn cơ bản của người sống chung với HIV. Sức khỏe bị suy giảm do HIV đã là một khó khăn rất lớn trong cuộc sống của họ, song sự kỳ thị của cộng đồng, bao gồm cả của người sử dụng lao động, của đồng nghiệp trong cơ quan cũng lại là một khó khăn lớn hơn cả. Chính sự kỳ thị của cộng đồng khiến cho người có HIV rất khó khăn hay không tìm được việc làm để tạo thu nhập cho cuộc sống. Nhiều người sống chung với HIV cho biết, trở ngại lớn nhất của họ trong cuộc sống, trong tìm kiếm việc làm là sự kỳ thị, phân biệt của người sử dụng lao động, đồng nghiệp và cộng đồng. Nhiều ý kiến cho rằng người có HIV không có việc làm hoặc thiếu việc làm không phải do năng lực của họ mà do sự kỳ thị, phân biệt đối xử của người sử dụng lao động. Trong không ít trường hợp người chủ sử dụng lao động gắn việc nhiễm HIV với vấn đề đạo đức, gắn với tiêm chích ma túy, mại dâm. Cách nghĩ và sự kỳ thị càng làm tăng rào cản đối với người có HIV trong tiếp cận việc làm, tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ việc làm như vốn, đào tạo nghề.

Đặc biệt trong nhiều năm trước đây, khi sự kỳ thị với HIV còn khá lớn, những người sống chung với HIV (những người mà cộng đồng đã biết được tình trạng bệnh của họ) hầu như không kiếm được việc làm. Một số môi trường việc làm đặc thù (ví dụ như lĩnh vực dịch vụ ăn uống) khi tuyển dụng lao động, lại yêu cầu xét nghiệm máu, kiểm tra tổng quát, nên những người sống chung với HIV thường bị chối tuyển dụng sau khi có kết quả xét nghiệm.

Một số trường hợp người sống chung với HIV tuy đã có được việc làm và đang sử dụng thuốc ARV (thuốc điều trị HIV), nhưng do tác dụng phụ của thuốc nên họ cũng

5

chung với HIV vào làm việc nhưng lại không ưu tiên cho họ nghỉ ngơi để chăm sóc sức khỏe.

Người sống chung với HIV thường gặp vấn đề suy giảm sức khỏe, dễ bị nhiễm các bệnh tật do sức đề kháng yếu và họ cần có việc làm phù hợp và cũng cần được nghỉ ngơi, cần có thời gian để chăm sóc sức khỏe khi đau ốm… Tuy nhiên hiện nay chưa có chính sách ưu đãi xã hội cụ thể hay chưa có chế tài đủ mạnh đối với các cơ sở lao động để họ đưa ra ưu tiên tiếp nhận người sống chung với HIV vào làm việc. Vì vậy, người sống chung với HIV thường gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh hay cơ quan, tổ chức lao động.

Việc không có việc làm sẽ kéo theo rất nhiều khó khăn khác trong cuộc sống của người sống chung với HIV như: thu nhập bị hạn chế, giao lưu xã hội bị thu hẹp, gia đình người thân không chia sẻ. Điều này lại càng làm cho người sống chung với HIV có cái nhìn tiêu cực về bản thân. Khi không có việc làm, họ không có tiền khám chữa bệnh, chi phí lo toan cho cuộc sống hàng ngày. Không ít trường hợp người sống chung với HIV đã có gia đình và nếu không có việc làm họ cũng không có tài chính để nuôi dưỡng con cái, lo toan cho gia đình.

Việc làm không chỉ giúp người sống chung với HIV tạo thu nhập, nuôi sống bản thân và gia đình mà còn có tác dụng tạo động lực, nghị lực để họ vượt qua hoàn cảnh và có kế hoạch hướng tới tương lai. Không những thế, có việc làm còn giúp cho người sống chung với HIV tự tin giao tiếp, tự ý thức ngăn ngừa sự lây nhiễm cho cộng đồng cũng như chăm sóc sức khỏe cho bản thân để tiếp tục lao động.

Do vậy việc trợ giúp người sống chung với HIV có việc làm, tạo ra sinh kế là rất cần thiết và là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cán bộ công tác xã hội.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội với người sống chung với HIVAID (Dành ho cán bộ xã hội cấp cơ sở) (Trang 52 - 53)