Đây được coi là một trong những kỹ năng cơ bản, quan trọng nhất trong CTXH. Kết nối nguồn lực có thể hiểu ở ba khía cạnh: Kết nối giữa nguồn lực nào đó với NCT; Kết nối giữa các nguồn lực khác nhau để cùng giải quyết vấn đề và trợ giúp NCT; Vận động và kết nối ngay chính nguồn lực trong cộng đồng.
Các nguồn lực hỗ trợ chính là các hệ thống xung quanh cá nhân NCT, nhóm và cộng đồng, bao gồm: Các hệ thống tự nhiên (gia đình, bạn bè … ); hệ thống chính thức (cơ quan, đoàn thể … ); hệ thống xã hội (tổ chức, ngân hàng, bệnh viện, trường học … ) hỗ trợ NCT. Tùy vào vấn đề cụ thể của NCT là gì mà các nguồn lực này phát huy tác dụng hỗ trợ ở khía cạnh nào.
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI
Vận động và kết nối nguồn lực đi theo các bước:
Tìm hiểu nhu cầu của NCT (cá nhân, nhóm, cộng đồng) đang thiếu hụt hay cần những nguồn lực hỗ trợ nào.
Đánh giá và tìm kiếm những nguồn lực cần thiết có thể đáp ứng được những nhu cầu đó hoặc có thể tham gia trợ giúp tiến trình giải quyết vấn đề của NCT.
Giúp NCT tiếp cận được với những nguồn lực hỗ trợ.
Trường hợp NCT chưa biết đến các nguồn lực, nhân viên CTXH cần giới thiệu để NCT nắm bắt được và hướng dẫn họ cách tiếp cận.
Trong trường hợp NCT đã biết và đã tiếp cận nhưng gặp cản trở, nhân viên CTXH sẽ là người biện hộ để giúp NCT có thể tiếp cận được thuận tiện hơn.
Một khía cạnh khác của kết nối nguồn lực là việc nhân viên CTXH liên kết các nguồn lực khác nhau lại để cùng phát huy sức mạnh trợ giúp cho NCT. Nhân viên CTXH cần làm việc với các bên quản lý nguồn lực để có được những thỏa thuận hợp tác rõ ràng, đảm bảo hiệu quả của công việc giúp đỡ.
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯờI CAO TUỔI
TÀI LIỆU THAm kHẢO
1. Chu Vĩnh Bình: Cuộc sống NCT. NXB Thế giới, Hà Nội, 2006. 2. Bộ Tư pháp: Luật NCT. NXB Tư pháp, Hà Nội, 2010.
3. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Gia đình tuổi trung niên (Tài liệu giáo dục đời sống gia đình), 2009.
4. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Gia đình với NCT (Tài liệu giáo dục đời sốn gia đình), 2010. 5. Phạm Khắc Chương: Người già – tiềm năng to lớn trong giáo dục gia đình. 1996.
6. Đại học Dân lập Thăng Long: Công tác xã hội lý thuyết và thực hành Công tác xã hội trực tiếp, NXB Đại học Sư phạm, 2007. Nguyễn Văn Đồng, Tâm lý học phát triển, giai đoạn thanh niên đến tuổi già, NXB Chính trị Quốc gia, 2007.
7. Nguyễn Ý Đức: Vấn đề NCT. NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
8. Trần Thị Minh Đức, Giáo trình tham vấn tâm lý, NXB ĐHQGHN 2009. 9. Grace J.Craig, Don Baucum, Tâm lý học phát triển, 2004.
10. Nguyễn Thế Huệ: NCT và bạo lực gia đình. NXB Tư pháp, Hà Nội, 2007.
11. Nguyễn Thế Huệ: NCT và già làng trong phát triển bền vững Tây Nguyên. NXB Thông tấn, Hà Nội, 2008.
12. Lê Văn Khảm, Vấn đề người cao tuổi hiện nay ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7(80) - 2014
13. Nguyễn Thị Thái Lan và các cộng sự, Giáo trình Công tác xã hội nhóm, NXB LĐ-XH, Hà Nội, 2010. 14. Nguyễn Thị Thái Lan và các cộng sự, Giáo trình Công tác xã hội cá nhân và gia đình, NXB LĐ-XH,
Hà Nội, 2010.