Hỗ trợ nctn tham gia phiên tòa

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội với người bị hại và người làm chứng chưa thành niên trong hệ thống tư pháp (Dành cho cán bộ cấp xã) (Trang 32 - 33)

II. hỗ trợ tâM lÝ Và thỂ chất

2. hỗ trợ nctn tham gia phiên tòa

trong một số trường hợp, người bị hại/ làm chứng ctn có thể phải tham gia giai đoạn xét xử và ra làm chứng trước toà. toà án thường là những môi trường rất nghiêm trang và lạ lẫm đối với người chưa thành niên, và các em thường rất lo lắng, sợ hãi khi phải tham gia giai đoạn này. các em sợ phải nhìn thấy bị cáo, lo lắng vì phải nói về những sự kiện nhạy cảm trước mặt nhiều người, và lo lắng mọi người sẽ biết những gì đã xảy ra đối với các em. như đã đề cập ở trên, những lo lắng này có thể ảnh hưởng rất tiêu cực tới ý chí và

khả năng tham gia đầy đủ vào quá trình tố tụng hình sự của nctn. Do đó, nVctxh có một nhiệm vụ quan trọng là hoá giải những lo lắng, sợ hãi này và giúp người chưa thành niên tự tin hơn, được chuẩn bị kỹ hơn để xuất hiện trước toà. trước ngày xét xử, nVctxh cần có những buổi làm việc riêng với nctn để trang bị trước cho các em một số kiến thức cơ bản sau đây về phiên tòa:

Giải thích ngắn gọn về phiên tòa:

 Em cần kể cho những người ở trong phiên toà biết những gì em chứng kiến. điều này đôi khi cũng khó khăn. người thẩm phán, kiểm sát viên và luật sư sẽ hiểu nếu thấy em lo lắng và họ sẽ giúp em.

 Em có thể được thẩm phán, kiểm sát viên và luật sư phỏng vấn. họ có thể hỏi em về những gì em nhìn thấy và nghe thấy, hay có thể hỏi em về những gì đã xảy ra với em. điều quan trọng là em phải kể sự thực, và kể mọi thứ mà em biết. hãy kể cho họ kể cả những điều rất khó nói.

Giải quyết nỗi sợ hãi và lo lắng: Một số nctn nhỏ hơn sợ rằng các em có thể gặp rắc rối và phải đi tù. những em khác có thể sợ phải đối đầu với bị cáo hay sợ bị tiết lộ thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng. nVctxh cần cung cấp đầy đủ những thông tin mang yếu tố bảo vệ này thì các em mới xóa bỏ được cảm xúc sợ hãi. cần làm rõ những nội dung sau:

 cháu có thể phải nhìn thấy bị cáo trong phiên toà, nhưng anh/ chị ta không thể nói chuyện được với cháu hay làm hại cháu. cháu sẽ có một người hỗ trợ trong suốt thời gian đó, cảnh sát và bảo vệ cũng sẽ ở đó để giữ cho cháu được an toàn.

 cháu không làm điều gì sai và sẽ không gặp rắc rối.

Thăm phòng xử án: hãy thu xếp để các em có thể đến thăm phòng xử án ít nhất một tuần trước

Xác định nỗi sợ hãi

Sự sợ hãi và lo lắng của NCTN rất khác nhau và cần được xác định để giải quyết phù hợp theo từng cá nhân. Phần lớn các em sợ bị cáo, một số lo lắng đến việc phải làm nhân chứng, và một số khác cảm thấy căng thẳng về việc đưa ra lời khai tại phòng xử án. Ở một số vụ án, người bị cáo là thành viên của gia đình, trẻ em có thể rất đau buồn vì phải giấu diếm cho gia đình.

Xoá bỏ sợ hãi

Ở một số trường hợp, sự sợ hãi của NCTN là do thiếu hiểu biết về những gì sẽ xảy ra. Ví dụ, NCTN có thể sợ rằng bị cáo sẽ doạ dẫm và làm hại các em khi các em ra toà làm chứng. Cần làm rõ cho NCTN hiểu rằng cảnh sát hay bảo vệ sẽ có mặt ở đó và các em sẽ không bao giờ phải ở lại một mình với bị cáo. Một số em nhỏ tuổi sợ các em có thể gặp rắc rối và phải đi tù. Một số khác thì sợ rằng tên của các em sẽ được đưa trên phương tiện thông tin đại chúng và tất cả bạn bè và hàng xóm sẽ biết chuyện gì xảy ra với các em. Cung cấp những thông tin về các yếu tố bảo vệ hiện có sẽ giúp xoá bỏ những sợ hãi này.

CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI BỊ HẠI VÀ NGƯỜI LÀM CHỨNG CHƯA THÀNH NIÊN TRONG HỆ THỐNG TƯ PHÁP

 xem lại danh sách những người tham gia phiên toà cùng với nctn, và chỉ ra những vị trí ngồi của từng người trong phòng xử án;

 hãy để cho nctn ngồi thử vào chỗ của ban xử án, kiểm sát viên và chỗ của nctn và gia đình;

 đóng vai bằng cách ngồi thử vào chỗ của thẩm phán và hỏi nctn những câu hỏi đơn giản (không liên quan tới vụ án). nhắc nhở và khuyến khích nctn nói to nếu không bạn sẽ không nghe thấy em nói gì. đổi chỗ và để cho nctn ngồi vào chỗ của thẩm phán trong khi bạn đóng vai là nạn nhân/ người làm chứng. trả lời một số câu hỏi bằng một giọng nhỏ để nctn nhận thấy rất khó nghe.

đồng thời với những buổi tiếp xúc với nctn, nVctxh có thể gặp gỡ với cả gia đình để giải thích về các biện pháp đặc biệt có thể áp dụng để hỗ trợ nctn ra toà làm chứng và đảm bảo rằng những mong muốn của họ được phản ánh đầy đủ, chính xác tới các cơ quan tiến hành tố tụng. căn cứ quy định hiện hành, hội đồng xét xử có thể:

+ sắp xếp lại chỗ ngồi của những người tham gia phiên toà để giảm cảm giác lo sợ và giúp nctn khai báo dễ dàng hơn;

+ không tiến hành xét xử lưu động vụ án do nctn gây ra, trừ trường hợp cần giáo dục, tuyên truyền pháp luật và phòng ngừa tội phạm;

trên cơ sở trao đổi với người chưa thành niên và gia đình, nVctxh cần tham mưu cho cơ quan tiến hành tố tụng về các thông tin có thể hỗ trợ các em và gia đình trong việc cân nhắc có cần thiết phải áp dụng các biện pháp đặc biệt kể trên hay không (ví dụ: mức độ phát triển, nhận thức của trẻ, sự sợ hãi đối với bị cáo, lo lắng về bí mật đời tư…), cũng như những nhu cầu đặc biệt mà người chưa thành niên có thể có (khuyết tật, cần phiên dịch…). tuy nhiên, những biện pháp hỗ trợ đặc biệt được sử dụng trong phiên toà sẽ tuỳ thuộc vào quyết định của toà án và những nguồn lực sẵn có tại địa phương. không nên hứa với nctn về những phương tiện đặc biệt sử dụng tại phiên toà. Ví dụ, nctn sẽ được lấy lời khai thông qua hệ thống video hay đằng sau bức rèm che. chỉ nói đến việc này khi có sự khẳng định của cấp có thẩm quyền.

Vào ngày xét xử, nVctxh cần đi cùng nctn tới toà để hỗ trợ về mặt tinh thần, tình cảm cho họ. trước khi các thủ tục bắt đầu, hãy giúp nctn tập các bài tập thư giãn, và nhắc nhở các em về những điểm mạnh và khả năng giúp tăng cường sự tự tin (sử dụng phụ lục D để làm công cụ). trong phạm vi có thể, giảm tối đa những tiếp xúc (bằng mắt hoặc bằng lời) giữa nctn và bị cáo, gia đình, người thân của bị cáo. ngồi cạnh nctn trong phòng xử án (hoặc phòng truyền hình trực tiếp), và ở cạnh các e, trong quá trình toà nghỉ hoặc nghị án. trong quá trình xét xử, nVctxh ngồi yên lặng, không nói thay nctn.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội với người bị hại và người làm chứng chưa thành niên trong hệ thống tư pháp (Dành cho cán bộ cấp xã) (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)