Mã địa hoá là quá trình thêm thông tin địa lý vào một tập tin hay một cơ sở dữ liệu sao cho các bản ghi của nó có thể hiển thị được trên một bản đồ. Tập tin hay cơ sở dữ liệu đó phải có chứa các dữ liệu dạng chữ có bản chất địa lý (ví dụ như tên tỉnh, thành phố, quận - huyện, tên đường). Trong quá trình mã địa hoá MapInfo lấy các thông tin ở dạng chữ này và liên kết với các thông tin địa lý tương ứng mà sau đó các dữ liệu trong tập tin đó có thể hiển thị được trên bản đồ. Như vậy mã địa hoá là quá trình giúp ta thấy được dữ liệu phân bố như thế nào về mặt địa lý và nhờ đó giúp ta hình dung được dữ liệu tốt hơn để có được quyết định đúng đắn hơn cho công việc của ta.
Để hiển thị được dữ liệu lên một bản đồ, trước tiên ta phải gán các tọa độ X (kinh độ hay hoành độ) và Y (vĩ độ hay tung độ) cho mỗi bản ghi. MapInfo gán các tọa độ này bằng cách ráp thông tin địa lý trong bảng dữ liệu của ta với thông tin địa lý trong một bảng khác (được gọi là bảng tìm - search table) đã có các toạ độ X và Y rồi. Điểm được mã địa hoá trở thành một phần bảng dữ liệu của ta. Sau đó ta có thể nhìn thấy được những điểm được mã địa hoá trong cửa sổ bản đồ. Lưu ý rằng khi MapInfo gán các toạ độ X và Y cho mỗi bản ghi trong cơ sở dữ liệu, ta không thể nhìn thấy được những tọa độ này trong cửa sổ Browser. Các tọa độ được lưu giữ ẩn trong cơ sở dữ liệu.
2.3.1. Cách thực hiện lệnh mã địa hoá
Để gán được các toạ độ X và Y vào cơ sở dữ liệu của ta, trước tiên cần mở bảng dữ liệu cần mã địa hoá và bảng tìm.
___________________________________________________________________________
Sau đó thực hiện lệnh Table > Geocode. MapInfo hiển thị hộp thoại Geocode, trong đó ta cần nạp những thông tin sau:
- Ô Geocode Table: Tên của bảng dữ liệu mà ta muốn gán các toạ độ X và Y.
- Ô using Column: Cột nào trong bảng dữ liệu của ta có chứa thông tin địa lý sẽ được sử dụng để chạy mã địa hoá.
___________________________________________________________________________ - Ô for Objects in Column: Cột nào trong bảng tìm chứa thông tin địa lý cần để mã địa hoá.
Trong hộp thoại Geocode cũng có phần Optional (tuỳ chọn) cho phép ta tinh chỉnh lệnh mã địa hoá theo một bảng khác (thường là bảng kiểu vùng). Hộp thoại này cũng có nút Symbol để chỉnh kiểu biểu tượng cho các điểm sẽ được mã địa hoá.
Trong hộp thoại Geocode có hai cách thực hiện lệnh mã địa hoá, chế độ tự động (automatic) hay tương tác (interactive), được chọn trong phần Mode. Khi mã địa hoá tự động, MapInfo sẽ mã địa hoá những bản ghi nào giống nhau hoàn toàn và bỏ qua những bản ghi khác. Đây là phương pháp nhanh hơn vì không cần sự can thiệp của người dùng khi quá trình mã địa hoá bắt đầu. Nếu chọn mã địa hoá tương tác, quá trình sẽ dừng lại đợi khi nào nó không thể ráp một dữ liệu nào đó và chờ ta chọn trong danh sách do MapInfo đề nghị. Thông thường người ta chạy mã địa hoá tự động trước rồi sau đó chạy mã địa hoá theo kiểu tương tác để ráp những bản ghi không ráp được trong quá trình mã địa hoá tự động. MapInfo chạy mã hoá tự động và hiện hộp thoại thông báo kết quả.
Điều này có nghĩa là 6 đơn vị hành chính của tỉnh Thừa Thiên Huế được mã địa hoá và 3 đơn vị hành chính không mã địa hoá được. Chọn OK để đóng hộp thông báo này.
Để hiển thị được kết quả mã địa hoá, ta thực hiện:
- Đảm bảo cửa sổ bản đồ có bảng cần kiểm tra phải được kích hoạt bằng cách nhắp chuột vào vào thanh tiêu đề của nó.
- Add bảng mà ta mã địa hoá vào các lớp bản đồ hiển thị. Chọn Map > Layer Control. Bấm nút Add để thêm nó vào.
___________________________________________________________________________ - Trong hộp thoại Layer Control di chuyển bảng đã mã địa hoá lên trên cùng để đảm bảo tất cả các điểm không bị những lớp khác che khuất.
- Kiểm tra thiết lập nhìn thấy được (Visible) để chắc chắn bảng đã mã địa hoá được đánh dấu chọn vào cột hiển thị.
- Nhắp chuột chọn OK để đóng hộp thoại Layer Control lại. Nếu vẫn không nhìn thấy tất cả các điểm của bảng mã địa hoá, thực hiện bước tiếp theo.
- Chọn Map > View Entire Layer. Chọn bảng ta cần rồi chọn OK. Lệnh này sẽ thu bản đồ lại để tất cả các điểm trong bảng đã được mã địa hoá sẽ hiển thị trong cửa sổ bản đồ hiện hành. Ta có thể nhìn thấy các điểm nằm trên bản đồ nhưng có thể không ở vị trí mà ta mong muốn. Nếu chúng nằm sai vị trí, hãy xem phần khử mã địa hoá ở trên.
- Nếu các điểm mã địa hoá vẫn không hiển thị lên, hãy chọn Map > Layer Control. Chọn lớp đã mã địa hoá và nhắp chuột chọn Display.
- Đánh dấu chọn hộp Style Override và chọn một kiểu điểm sao cho chúng nổi bật lên bản đồ của ta. Nhắp chuột chọn OK hai lần để thoát khỏi hộp thoại Layer Control.
Ta thấy các điểm đã mã địa hoá được hiển thị trên cửa sổ bản đồ. Vì bảng tìm là một bảng kiểu vùng nên các điểm mã địa hoá được đặt trong tâm các đơn vị hành chính. Có 3 bản ghi không được mã địa hoá, ta sẽ kiểm tra xem đơn vị hành chính nào không được mã địa hoá.
- Mở bảng cần kiểm tra, nếu chưa mở. - Từ menu chính chọn Query > Select.
- Trong ô that Satisfy gõ biểu thức: NOT OBJ. Biểu thức này sẽ bảo MapInfo chọn tất cả những bản ghi nào không có vật thể đồ hoạ liên kết với dữ liệu, tức là chưa mã địa hoá.
___________________________________________________________________________
Ta thấy một cửa sổ Browser có tên là Query1 Browser mở ra. Cửa sổ này có 3 hàng là TP Huế, Hương Thuỷ, A Luoi. Như vậy đây là bản ghi không được mã địa hoá. ể mã địa hoá bản ghi còn sót này, thực hiện mã địa hoá theo kiểu tương tác.
Cách làm:
- Chọn Table > Geocode. Hộp thoại Geocode mở ra.
- Thiết lập các ô giống như trong phần trên, chỉ khác là thay vì chọn trong phần Mode là Automatic thì ta chọn Interactive.
- Xong chọn OK.
Một hộp thoại Geocode khác lập tức hiện ra thông báo cho ta biết bản ghi nào không ráp được
Ở ô TEN_HUYEN trên cùng ta thấy bản ghi không ráp được là TPHuế. Ở dưới hiển thị danh sách các bản ghi trong bảng huyen mà MapInfo đề nghị ta ráp. Ta chọn TP. Huế rồi chọn OK để ráp chúng lại với nhau. (Lưu ý rằng hai chữ trên chỉ khác nhau một chỗ duy nhất là chữ trên không có khoảng trắng sau dấu chấm sau chữ P, còn chữ dưới có khoảng trắng sau dấu chấm sau chữ P). Làm xong chọn OK. Tiếp tục với 2 đơn vị hành chính còn lại. Sau khi ráp xong quá trình mã địa hoá tương tác kết thúc và bảng kết quả được hiển thị.
___________________________________________________________________________
Bảng thông báo này cho ta biết rằng có 3 bản ghi được mã địa hoá, không còn bản ghi nào không được mã địa hoá.
2.3.2. Khử mã địa hoá một bảng hay một số bản ghi của một bảng
Khử mã địa hoá (Ungeocode) là quá trình loại các vật thể điểm đã được gắn vào các bản ghi dữ liệu. Cũng có những trường hợp cần khử mã địa hoá toàn bộ một bảng hay một số bản ghi của một bảng. Ví dụ như khi đã mã địa hoá dữ liệu về phân bố của một loài động vật nào đó theo thảm thực vật nhưng sau đó ta lại muốn mã địa hoá lại nhưng sử dụng thông tin về thổ nhưỡng chẳng hạn. Trong trường hợp như vậy, MapInfo cho phép xoá tất cả các vật thể đồ hoạ liên quan đến bảng đó do lệnh mã địa hoá tạo ra. Nhờ vậy ta có thể chạy mã địa hoá lại, sử dụng một loại thông tin khác. Khử mã địa hoá một số bản ghi có ích khi thông tin về địa lý chỉ thay đổi một phần đối với một số bản ghi dữ liệu nào đó.
Để thực hiện khử mã địa hoá toàn bộ một bảng, thực hiện các bước sau: - Mở bảng cần khử mã địa hóa ra.
- Chọn Table >Maintenance >Table Structure.
- Tắt dấu chọn trong ô Table Is Mappable đi rồi chọn OK.
Lưu ý rằng lệnh này sẽ loại bỏ tất cả các vật thể đồ hoạ trong bảng và không thể quay ngược lại được. Vì vậy nếu không chắc chắn về việc loại bỏ các điểm mã địa hoá đó, cần lưu lại một bản sao trước khi thực hiện.
- Một hộp thoại cảnh báo xuất hiện. Nếu chắc chắn muốn loại bỏ tất cả các vật thể thì chọn OK. Lúc đó tất cả các vật thể đồ hoạ sẽ bị loại bỏ khỏi bảng. Chú ý là đừng khử mã địa hoá bảng MapInfo gốc. Nếu không ta không còn cách nào để hiển thị bảng đó như một bản đồ nữa hoặc không thể sử dụng nó để chạy lệnh mã địa hoá sau này.
Để khử mã địa hoá một số bản ghi trong một bảng, ta làm như sau:
- Mở bảng đã mã địa hoá ra ở dạng bản đồ, chọn các bản ghi cần khử mã địa hoá. - Chọn Map > Layer Control và đánh dấu vào cột chỉnh sửa cho lớp có các bản ghi cần khử mã địa hoá.
- Chọn Edit > Clear Map Objects Only. Lệnh này xoá các vật thể đồ hoạ khỏi cửa sổ bản đồ nhưng vẫn giữ lại các bản ghi trong cửa sổ Browser.
- Để huỷ bỏ lệnh này chọn Edit > Undo Deletion.
Bài tập ứng dụng
Bài tập 15. Mã địa hoá thông tin
___________________________________________________________________________