Nâng cao trách nhiệm, thực hiện luật người khuyết tật trong cộng đồng

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với người khuyết tật (Nghề Công tác xã hội) (Trang 32 - 35)

Sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006 – 2010 (Quyết định 239/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 10 năm 2006), với mục tiêu: Cải thiện chất lượng cuộc sống của người khuyết tật; từng bước tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động của xã hội; xây dựng môi trường xã hội ngày càng chăm lo tốt hơn quyền lợi của người khuyết tật.

Ngày 01/01/2011 Luật Người khuyết tật có hiệu lực pháp luật, quy định rõ quyền và nghĩ vụ của người khuyết tật, trong đó có quyền “Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội; Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng”. Nhà nước có chính sách: Phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật; Bảo trợ xã hội; trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi; Tạo điều kiện để người khuyết tật được

chỉnh hình, phục hồi chức năng; khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng...

Ngày 05 tháng 8 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1019/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020. Mục tiêu chủ yếu:

Giai đoạn 2012 - 2015: Hằng năm 70% người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 60% trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục; 250.000 người khuyết tật trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động được học nghề và tạo việc làm phù hợp. Ít nhất 50% công trình là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật. 30% người khuyết tật được trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; 20% người khuyết tật được hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và biểu diễn nghệ thuật; 25% người khuyết tật được hỗ trợ tham gia các hoạt động và luyện tập thể dục, thể thao...

Giai đoạn 2016 - 2020: Hằng năm 90% số người khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 70% trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục; 300.000 người khuyết tật trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động được học nghề và tạo việc làm phù hợp. 100% công trình là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật. 50% người khuyết tật được trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; 30% người khuyết tật được hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và biểu diễn nghệ thuật; 40% người khuyết tật được hỗ trợ tham gia các hoạt động và luyện tập thể dục, thể thao; 100% người khuyết tật được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu...

Những năm gần đây, nhất là sau khi có Pháp lệnh về người tàn tật ngày 30 tháng 7 năm 1998, Luật Người khuyết tật (Luật số 51/2010/QH12 của Quốc hội) điều kiện sống của người khuyết tật đã được cải thiện rất nhiều; nhất là việc tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách đối với thương binh, người bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ theo Pháp lệnh Người có công, trợ cấp thường xuyên cho người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng, chính sách trợ giúp về y

tế, bước đầu tổ chức dạy nghề và tạo việc làm phù hợp cho người khuyết tật còn khả năng lao động.

Nhiều hoạt động trợ giúp người khuyết tật đã được triển khai thực hiện như: chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, trợ cấp các trang thiết bị dụng cụ chỉnh hình cho người khuyết tật; có chính sách ưu tiên, hỗ trợ chi phí cho người khuyết tật khi tham gia giao thông, giáo dục và đào tạo, các dịch vụ văn hóa, thể dục - thể thao; đặc biệt người khuyết tật được hưởng chính sách trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng theo quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 và Nghị định 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và hiện nay thực hiện theo Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật... góp phần nâng cao đời sống và giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng.

Tuy nhiên, người khuyết tật vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, khả năng để được tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ xã hội như: vấn đề chăm sóc sức khỏe, bệnh tật tại các cơ sở y tế hay chăm sóc tại gia đình, cộng đồng; việc tiếp cận học nghề và tìm kiếm việc làm phù hợp để có thu nhập; việc tiếp cận các thông tin, tham gia và hưởng thụ văn hóa, thể thao… Cho nên người khuyết tật và gia đình có người khuyết tật thường bị rơi vào hoàn cảnh nghèo đói, khó khăn (trừ đối tượng đang hưởng chính sách người có công với nước); bản thân người khuyết tật năng, đặc biệt nặng thường phải trông chờ vào sự trợ giúp của nhà nước và cộng đồng.

Để thực hiện tốt các chính sách của Đảng, nhà nước với người khuyết tật, đảm bảo cho người khuyết tật trên thực tiễn được hưởng đầy đủ các quyền của mình, đòi hỏi các cấp chính quyền, các đoàn thể và nhất là các cơ quan chức năng cần quan tâm:

1. Tiếp tục tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của toàn xã hội đối với người khuyết tật và bản thân người khuyết tật với vấn đề khuyết tật; tạo sự đồng thuận và quan tâm nhiều nhất để tạo điều kiện cho người khuyết tật. Đồng thời, làm cho người khuyết tật hiểu rõ quyền, nghĩa vụ của mình để họ không tự ti, mặc cảm, mà phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.

2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Luật Người khuyết tật của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể nhân dân và các tổ chức trợ giúp người khuyết tật; trước hết là trách nhiệm của các ngành chức năng của nhà nước có liên quan trực tiếp tới tổ chức thực hiện và giải quyết chính sách.

Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức của người khuyết tật hoạt động; tạo cho người khuyết tật tiếp cận các công trình phúc lợi, nhà ở, giao thông thuận tiện; có cơ hội hoạt động hòa nhập và bình đẳng trong xã hội.

3. Thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách đối với người có công, các chính sách xã hội đối với người khuyết tật như: bảo trợ xã hội, trợ giúp xã hội, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, tiếp cận các thông tin, tham gia và hưởng thụ văn hóa, thể dục, thể thao, trợ giúp pháp lý... Đặc biệt, phải tạo điều kiện cho người khuyết tật học nghề, có việc làm phù hợp với sức khỏe và có thu nhập ổn định. Các cấp chính quyền, nhất là các cơ quan chức năng cần thường xuyên kiểm tra, giám sát để đảm bảo các chính sách với người khuyết tật được thực hiện chính xác, đầy đủ, kịp thời.

4. Đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa, huy động toàn xã hội tạo thêm

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với người khuyết tật (Nghề Công tác xã hội) (Trang 32 - 35)