- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động truyền thông giáo dục để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP
họp,…
b) Ưu và nhược điểm: - Ưu điểm:
+ Nội dung cần truyền đạt phù hợp với từng đối tượng hay nhóm đối tượng.
+ Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, người thực hiện TT- GDSK có thể nhận biết được đối tượng đã tiếp thu được các nội dung như thế nào? Trên cơ sở đó có thể thay đổi, điều chỉnh về nội dung, cách truyền đạt cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của đối tượng.
+ Người làm TT- GDSK có thể thu nhận được thông tin phản hồi từ đối tượng.
+ Phương pháp này có giá trị quyết định đến sự thay đổi hành vi của đối tượng.
- Nhược điểm:
+ Phương pháp trực tiếp chỉ có thể tiếp cận với một hay một nhóm đối tượng.
+ Phương pháp trực tiếp đòi hỏi phải có đủ nhân lực mới đáp ứng được nhu cầu (Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào người thực hiện truyền thông)
1.2.3. Kết hợp phương pháp trực tiếp và gián tiếp
Trong thực tế mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm của nó, cho nên việc kết hợp cả hai phương pháp để bổ sung, hỗ trợ cho nhau thì sẽ đạt được kết quả cao nhất. Vì thế khi thực hiện một chương trình TT- GDSK không chỉ đơn giản là sử dụng phương pháp trực tiếp hay gián tiếp, nếu lập kế hoạch tốt sẽ bao gồm cả việc lựa chọn và phối hợp cả hai Phương pháp một cách hài hòa để phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của từng phương pháp.
CÁC ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁN
TIẾP
PHƯƠNG PHÁPTRỰC TIẾP TRỰC TIẾP
Tốc độ thông tin Nhanh Chậm
Số người tiếp nhận thông tin
Đông Không nhiều
Độ chính xác Chính xác cao Có thể bị sai lệch
Khả năng lựa chọn đối tượng đích
Khó khăn Dễ dàng
Hướng đi Một chiều Hai chiều
Khả năng đáp ứng nhu cầu của cộng
Cung cấp thông tin chung, khó đáp ứng nhu cầu của
đồng cộng đồng cộng đồng Thông tin phản hồi Không nhận được thông tin
phản hồi trực tiếp mà phải điều tra
Nhận được thông tin phản hồi trực tiếp từ đối tượng
Tác động đối với cộng đồng
Chủ yếu là nâng cao kiến thức
Thay đổi được hành vi