Lập kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe tại cộng đồng

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăm sóc sức khỏe cộng đồng (Nghề Công tác xã hội) (Trang 50 - 67)

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động truyền thông giáo dục để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

2. Lập kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe tại cộng đồng

Mục tiêu:

- Kiến thức: Trình bày được kỹ năng và các bước lập kế hoạch truyền thông - giáo dục sức khỏe tại cộng đồng;

- Kỹ năng: Lập kế hoạch truyền thông - giáo dục sức khỏe tại công đồng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động truyền thông giáo dục để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

2.1. Các kĩ năng truyền thông – giáo dục sức khỏe 2.1.1. Kỹ năng tìm hiểu:

- Tìm hiểu là gặp gỡ, hỏi han, quan sát, lắng nghe để hiều đối tượng rõ hơn.

- Tìm hiểu để hiểu rõ đối tượng mới biết nên thảo luận, hướng dẫn đối tượng những nội dung gì, đưa lời khuyên như thế nào để đối tượng chấp nhận, thực hiện và duy trì các hành vi có lợi cho sức khỏe

- Những vấn đề cần tìm hiểu:

+ Các đặc điểm của đối tượng: tên, tuổi, trình độ văn hóa,... + Các suy nghĩ, thuận lợi, khó khăn, nhu cầu... của đối tượng

+ Kiến thức, thái độ, hành vi liên quan đến các nội dung mà đối tượng quan tâm.

+ Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các hành vi có lợi cho đối tượng (tôn giáo, gia đình, nghề nghiệp...)

- Phương pháp tìm hiểu:

+ Quan sát cử chỉ, nét mặt, trang phục của đối tượng

+ Đặt câu hỏi giúp chúng ta hiểu được cả xúc, hành vi, hoàn cảnh cũng như tình trạng sức khỏe và những băn khoăn, vướng mắc và những vấn đề của đối tượng.

2.1.2. Kỹ năng thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp:

Giao tiếp tốt với mọi người là điều cơ bản của người làm TT- GDSK, vì thế cần tạo ra mối quan hệ tốt với đối tượng và tránh định kiến và thiên kiến.

- Cần chào hỏi thân mậ khi tiếp xúc với đối tượng

- Cần nêu rõ lí do, ý nghĩa của buổi giáo dục sức khỏe để đối tượng hiểu rõ, giúp họ hợp tác tốt trong quá trình trao đổi.

- Trong lúc mở đầu cuộc trò chuyện, nên quan tâm đến các đặc điểm, các vấn đề liên quan đến hộ gia đình, tạo sự gần gũi, thân thiện.

- Tôn trọng đối tượng: Không phân biệt đó là ai, bao nhiêu tuổi, theo tôn giáo, dân tộc hay chủng tộc nào...

- Tạo được niềm tin với đối tượng: sử dụng cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt để tạo mối quan hệ thân thiết với đối tượng, để đối tượng cảm thấy yên tâm, tin tưởng vào người làm công tác TT- GDSK

- Duy trì không khí ân cần cởi mở trong quá trình TT- GDSK bằng cách sử dụng các cử chỉ tạo cảm giác gần gũi như nhìn vào mắt người nghe, gật đầu, mỉm cười, đặt câu hỏi...

- Quan tâm ân cần tới đối tượng về hoàn cảnh gia đình, bản thân, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, tới các vấn đề mà đối tượng đang gặp phải và quan tâm, động viên họ phát huy sức mạnh của chính họ.

2.1.3. Kỹ năng nói (truyền đạt)

- Lời nói là công cụ trong giao tiếp hàng ngày của mọi người nói chung và của người làm TT- GDSK trực tiếp. Trong thực tế không phải ai cũng phải sử dụng lời nói có hiệu quả. Nói như nào để người nghe dễ nhớ và thuyết phục họ hành động.

- Khi nói không bằng lời mà cần kết hợp giao tiếp không lời như ánh mắt, nét mặt, các động tác cơ thể. Lời nói thể hiện hài hòa với các cử chỉ, động tác, nét mặt, ánh mắt thường được gọi là ngôn ngữ không lời, ngôn ngữ cơ thể.

- Các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng ngôn ngữ nói:

+ Vấn đề trình bày phải chính xác, có cơ sở khoa học và thực tiễn. + Từ ngữ rõ ràng, ngắn gọn, xúc tích.

+ Thông tin cần được thông báo đầy đủ cho đối tượng.

+ Trình tự bài nói phải logic: các nội dung có mối liên kết, nội dung trước mở đường cho nội dung sau, không trùng lặp.

+ Nội dung phải đáp ứng nhu cầu của đối tượng, phù hợp với hoàn cảnh thực tế dẫn đến thay đổi hành vi của người nghe.

- Khi nói cần chú ý đến ba khía cạnh của lời nói:

+ Âm tốc của lời nói: nói với tốc độ vừa phải, mạch lạc, thích hợp với đối tượng nghe, tránh nói quá nhanh hoặc quá chậm và rời rạc.

+ Âm lượng lời nói: đủ to để mọi người nghe rõ ràng.

+ Âm sắc lời nói: có nhấn mạnh, thay đổi ngữ điệu trầm bổng cho phù hợp, ngừng, ngắt đúng chỗ để mọi người có thể suy nghĩ và liên hệ bản thân, tránh nói đều đều gây buồn ngủ nhàm chán cho người nghe.

- Khi nói cần tránh các yếu tố có thể gây khó chịu cho người nghe như: lặp lại một số từ đệm không cần thiết, nói sai văn bản, phát âm không đúng,

dùng từ không phổ thông, từ chuyên môn, cử chỉ động tác không phù hợp với lời nói, không tôn trọng người nghe...

- Thảo luận và làm rõ vấn đề: đặt câu hỏi để xem người nghe có hiểu đúng điều mình nói không? Đặt câu hỏi cũng giúp hiểu thêm nhận thức của người nghe.

2.1.4. Kỹ năng quan sát:

Quan sát để thu thập thông tin về đối tượng đang được truyền thông. Bằng quan sát người truyền thông có thể phán đoán được người nhận thông tin có chú ý đến vấn đề truyền thông hay không, liệu họ có hiểu được nội dung hay không. Mức độ thông tin cung cấp đã thích hợp chưa, người nhận có yêu cầu thêm thông tin nữa không và liệu họ có sẵn sàng hành động không. Quan sát người được truyền thông sẽ giúp cho người truyền thông có thể hiểu biết được đối tượng có những phản hồi hay hành động tích cực hay tiêu cực để kịp thời điều chỉnh thích hợp. Quan sát góp phần làm cho đối tượng nghe tập trung chú ý đến vấn đề trình bày nhiều hơn. Yêu cầu khi quan sát:

- Bao quát toàn bộ đối tượng.

- Phát hiện được những biểu hiện bất thường ở đối tượng để điều chỉnh - Nhắc nhở, thu hút sự chú ý của đối tượng

- Động viên sự tham gia tích cực của đối tượng 2.1.5. Kỹ năng đặt câu hỏi:

Trong quá trình TT- GDSK đặt câu hỏi đóng một vai trò rất quan trọng, việc đặt câu hỏi để tìm hiểu vấn đề, để đánh giá mức độ hiểu biết, thái độ, hành vi của đối tượng qua đó sẽ giúp cung cấp thông tin, lời khuyên thích hợp. Trong hoạt động TT- GDSK trực tiếp đặt câu hỏi nhằm thăm dò các phản ứng, tạo nên không khí giao tiếp sôi nổi, tích cực, thu hút sự tham gia, tập trung sự chú ý suy nghĩ, khêu gợi những sáng kiến, kinh nghiệm của đối tượng, nhất là trong các cuộc thảo luận nhóm.

Các loại câu hỏi:

- Câu hỏi mở: là dạng câu hỏi trả lời: Như thế nào? Tại sao? Câu trả lời thường là những quan điểm, thái độ về một vấn đề, các nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng của một sự kiện, cách giải quyết, các đề xuất cho một công việc cụ thể. Câu hỏi mở cho phép có nhiều câu trả lời và thường là những câu trả lời dài.

Ưu điểm của câu hỏi mở là nó kích thích người trả lời phải suy nghĩ và đưa ra chính kiến từ đó của thể khuyến khích đối tượng nói chuyện nhiều hơn. Câu hỏi mở là một cách tốt để lấy ý kiến của nhiều người trong một nhóm thảo luận. Câu hỏi mở cũng hay sử dụng trong quá trình tư vấn.

- Câu hỏi đóng: là câu hỏi chỉ có một câu trả lời ngắn gọn và chính xác.Câu hỏi đóng cho các câu trả lời có hoặc không, đúng hoặc sai. Ưu điểm

của câu trả lời đóng là cho phép cuộc thảo luận có thể tập trung vào các ý tưởng cụ thể giúp người hỏi có thể kiểm tra mức độ hiểu biết của đối tượng theo cách ngắn nhất. Nhược điểm của câu hỏi này là việc hạn chế thảo luận, không khuyến khích bày tỏ thái độ đối với chủ đề được hỏi. Do vậy loại câu hỏi này là thường để đánh giá nhanh và biết được tình hình chung.

Yêu cầu khi đặt câu hỏi:

+ Câu hỏi phải rõ ràng, ngắn gọn + Tập trung vào vấn đề trọng tâm

+ Phù hợp với trình độ hiểu biết và kinh nghiệm của đối tượng + Kích thích tư duy, suy nghĩ của đối tượng

+ Chỉ nên hỏi từng câu một

+ Tùy từng tình huống lựa chọn câu hỏi đóng hay mở

+ Kết hợp các câu hỏi dễ và câu hỏi khó, câu hỏi chung và và câu hỏi cụ thể liên quan đến nội dung cần TT- GDSK

+ Cần tránh các câu hỏi có thể làm cho đối tượng cảm thấy bị xúc phạm - Ngoài ra có thể áp dụng các câu hỏi khác như: nối tiếp, dẫn dắt,... 2.1.6. Kỹ năng lắng nghe:

Lắng nghe là một kỹ năng nghe tích cực nghĩa là nghe một cách chủ động, chú ý nghe đối tượng trình bày. Đây là một kỹ năng hết sức quan trọng để giúp cán bộ truyền thông đặc biệt là cán bộ tư vấn có thể xác định được đúng nhu cầu và tình cảm của đối tượng. Nghe tích cực không chỉ đơn giản là nghe hết các từ mà đối tượng nói mà trong khi giao tiếp cần phải sử dụng một số kỹ năng nhằm khuyến khích đối tượng nói ra các vấn đề của họ.

Yêu cầu khi lắng nghe:

+ Tập trung chú ý vào người nói + Yên lặng khi lắng nghe

- Sử dụng tốt các giao tiếp không lời hữu ích:

+ Ngồi đối diện ngang tầm với đối tượng, giữ một thái độ cởi mở + Nhìn vào mắt đối tượng một cách thân mật

+ Không tỏ ra vội vã, thái độ, vẻ mặt, dáng điệu, cử chỉ... phù hợp - Sử dụng câu hỏi mở để thu thập thông tin và duy trì cuộc nói chuyện - Hưởng ứng và biểu thị thái độ quan tâm đến đối tượng thông qua: dáng điệu, vẻ mặt như ngẩng đầu, tỏ ý chăm chú, gật đầu, mỉm cười, ánh mắt đồng cảm... cách giao tiếp này sẽ giúp cho đối tượng nói chuyện cởi mở hơn, khuyến khích đối tượn bày tỏ vấn đề của họ

- Sử dụng những lời nói đơn giản, nhắc lại những điều đối tượng đã nói để chứng tỏ bạn có nghe họ nói và khuyến khích họ nói nhiều hơn.

- Thái độ thông cảm với đối tượng, tỏ ra hiểu những cảm nghĩ của đối tượng

- Tránh dùng những lời lẽ phê phán, những từ phê phán như: sai, không tốt, xấu, không thích hợp... sẽ làm cho đối tượng cảm thấy có lỗi hoặc có nhiều sai sót.

2.1.7. Kỹ năng cung cấp thông tin:

- Trao đổi để tìm hiểu xem đối tượng đã viết, tin và làm gì để vần đề đó. - Sau khi trao đổi mới trình bày thêm những điều mà đối tượng cần biết, cần làm.

- Cung cấp thông tin phù hợp và thiết thực với đối tượng, cố gắng giới hạn thông tin trong một lần truyền thông, tránh người nghe bị quá tải.

- Cung cấp những thông tin chủ yếu và giải thích lợi ích của hành vi mới.Đối tượng không thể nhớ được nhiều vấn đề cùng một lúc.

Ví dụ: Vấn đề dinh dưỡng là một đề tài lớn phải mất nhiều thời gian, nhiều buổi nói chuyện mới nói được tất cả các khía cạnh của vấn đề dinh dưỡng. Cho nên, vấn đề dinh dưỡn có thể chia thành nhiều đề tài đơn giản như: nuôi con bằng sữa mẹ, cai sữa, thức ăn bổ sung cho trẻ em, theo dõi sự tăng trưởng của trẻ em, vệ sinh trong ăn uống

2.1.8. Kỹ năng trao đổi, giải thích: - Truyền đạt rõ ràng:

+ Giọng điệu rõ ràng, mạch lạc và có ngữ điệu được thay đổi theo ngữ cảnh và nội dung nhằm tránh sự buồn trán cho người nghe. Âm lượng lời nói cũng quan trọng và nó phải phù hợp với số người nhận thông tin, ngữ cảnh và môi trường truyền tin để đảm bảo mọi người đều có thể nghe thấy và cảm nhận được các thông tin.

+ Từ ngữ diễn đạt cần chính xác, rõ ràng và phù hợp với trình độ của người nghe. Nên sử dụng những từ ngữ dễ hiểu, phù hợp với văn hóa địa phương.

+ Trình bày vấn đề một cách trình tự, logic, đầy đủ, rõ ràng. Trong khi trình bày, giải thích nên sử dụng các phương tiện trực quan như những tài liệu hướng dẫn, tranh ảnh phù hợp để minh họa giúp đối tượng hiểu rõ vấn đề.

- Thảo luận và làm rõ vấn đề:

Đặt các câu hỏi để xem người nghe có hiểu đúng điều mình nói không? Đặt câu hỏi cũng giúp hiểu thêm những nhận thức của người nghe.Những câu hỏi giúp sự giao tiếp của mọi người được chính xác hơn

Khi có những vướng mắc, những câu hỏi đối tượng đặt ra, cần dành thời gian để giải thích, trình bày một cách đầy đủ. Nếu chưa có khả năng trả lời

ngay, nên hẹn đối tượng một dịp khác thích hợp. Luôn thể hiện sự tôn trọng đối tượng khi giải thích hoặc trả lời câu hỏi.

- Khi giải thích vấn đề cần chú ý:

+ Hiểu chắc chắn về vấn đề cần giải thích + Trình bày đầy đủ, rõ ràng

+ Sử dụng từ ngữ dễ hiểu, ngắn gọn, súc tích

+ Sử dụng thêm các phương tiện như: tranh, ảnh, mô hình (nếu có) + Giải thích tất cả các câu hỏi mà đối tượng đã nêu ra

+ Luôn có thái độ kiên trì, nhẫn nại

+ Thể hiện sự đồng cảm, tôn trọng, không được tỏ thái độ coi thường đối tượng.

- Khuyến khích sự tham gia:

+ Khuyến khích, động viên mọi người được trao đổi, phát biểu ý kiến + Tôn trọng bất kỳ ý tưởng khác thường nào mà đối tượng đưa ra

+ Động viên mọi người phát hiện ra vấn đề của chính họ, những vấn đề mà các thành viên của cộng đồng quan tâm. Tìm ra các lý do cản trở đến việc thay đổi hành vi và cố gắng đề xuất những cách khắc phục khó khăn cản trở, thích hợp với điều kiện và hoàn cảnh của họ.

2.1.9. Kỹ năng khuyến khích, động viên:

- Khuyến khíc, động viên làm cho đối tượng tự tin, phấn khởi, được khen ngợi hay đánh giá cao nên sẵn sàng tiếp nhận cũng như cung cấp những thông tin và dễ chấp nhận những lời khuyên về thay đổi hành vi.

- Yêu cầu:

+ Thể hiện sự thân thiện, tôn trọng đối tượng qua cách chào hỏi giao tiếp không bằng lời và bằng lời

+ Không nên phê phán những hiểu biết sai, chưa đầy đủ hay việc làm chưa đúng hoặc chưa làm của đối tượng.

+ Cố gắng tìm ra những điểm tốt dù là nhỏ để khen ngợi

+ Tạo cơ hội để mọi người tham gia bằng các câu hỏi để đối tượng trình bày về suy nghĩ và kinh nghiệm của bản thân họ.

+ Tạo sự đồng tình, ủng hộ của người khác để động viên đối tượng + Chú ý động viên về tinh thần, tâm lý cho đối tượng

+ Tạo điều kiện để hỗ trợ đối tượng thực hiện hành vi lành mạnh

+ Vận động cộng đồng cùng tham gia hỗ trợ, khuyến khích và động viên đối tượng.

2.1.10. Kỹ năng thuyết phục:

Thuyết phục là kỹ năng tổng hợp vì mục đích là làm cho đối tượng chấp nhận và thực hiện hành vi mới

Để thuyết phục có hiệu quả thì người làm TT-GDSK phải biết phối hợp nhiều kỹ năng để đối tượng tin tưởng vào các thông điệp của người gửi là đúng và sẽ đưa ra lợi ích cho sức khỏe, do đó sẽ làm theo (cần chú ý là đối tượng dễ đáp ứng theo hướng tình cảm hơn là thực hành đơn thuần).

Yêu cầu:

+ Tạo không khí thân thiện ngay từ đầu

+ Kiên nhẫn lắng nghe để hiểu tình huống cụ thể của đối tượng + Khích lệ động viên hơn là chê bai

+ Nói chậm, rõ cho đối tượng kịp nghe, kịp hiểu

+ Quan sát đối tượng trong khi nói để nắm bắt diễn biến và phản ứng của đối tượng.

+ Dùng ngôn ngữ quen thuộc dễ hiểu, tránh dùng các thuật ngữ phức tạp + Hỏi lại đối tượng các câu hỏi để chắc chắn đối tượng đã hiểu đúng hoặc

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăm sóc sức khỏe cộng đồng (Nghề Công tác xã hội) (Trang 50 - 67)