HỌC ĐỂ LO CHO ĐẤT NƯỚC LÂU DÀI"

Một phần của tài liệu Học tập và làm theo lời Bác (Trang 31 - 34)

“Năm 1951, tròn 14 tuổi, tôi là một trong hai thiếu sinh quân của đoàn đại biểu Mặt trận Liên Việt được thăm Trung Quốc, Triều Tiên. Về nước, chú Hoàng Quốc Việt (phụ trách dân vận và thanh thiếu niên) hỏi có nguyện vọng gì, tôi trả lời: “Giá được gặp Bác một lần...”.

“Không ngờ ước mơ ấy trở thành sự thật. Tôi hạnh phúc được bên cạnh Bác suốt 13 tiếng

đồng hồ”. Hơn 50 năm sau, “vệ út” Nguyễn Ngọc Sơn (hiện đang sống tại phường Thắng Lợi, thị xã Sông Công, Thái Nguyên) bồi hồi nhớ lại. Và trong ký ức của cậu bé Sơn ngày nào vẫn là lời Bác Hồ căn dặn khi chia tay: “Còn nhỏ thì phải học, học thật nhiều để lo cho đất nước lâu dài hơn”.

Chúng tôi được gặp Bác tại ngôi nhà sàn của Bác ở An toàn khu Định Hóa (Thái Nguyên). Ngôi nhà giản dị: một bên là sàn nứa để ngủ dài khoảng 3m, một bên là chiếc bàn làm việc bằng luồng... 17g, Bác xuất hiện, chiếc khăn kiểu đồng bào dân tộc miền núi an toàn khu vắt hai nửa vai.

Bác kéo chúng tôi ngồi xuống, nhẹ nhàng hỏi hoàn cảnh từng người. “Bố cháu bị Nhật bắn, mẹ đi tản cư nhưng không biết chỗ nào để liên lạc. Cháu chỉ còn một mình thôi...”. Tôi nói đến đó, mắt Bác rưng rưng: “Phải nhớ điều ấy để học tập chiến đấu để sau này không còn em nhỏ nào có hoàn cảnh như các cháu nữa”. Rồi Bác hỏi chuyện học hành của chúng tôi, thoáng buồn khi nghe tôi kể: “Cháu đang học lớp 2 thì kháng chiến bùng nổ nên theo các anh bộ đội. Các anh dạy cháu đến lớp 4 nhưng chỉ có môn toán... Không biết bao giờ cháu được học tiếp...”.

Bữa cơm tối được dọn ra. Chúng tôi được ăn cùng Bác và chú Tô (Thủ tướng Phạm Văn Đồng). Bữa cơm ngon nhất trong những năm kháng chiến với một đĩa nhỏ thịt gà, đĩa cá kho, bát canh rau cải và mấy quả chuối tráng miệng. Chúng tôi ăn dè dặt. Bác ôn tồn nói: phải ăn no để có sức kháng chiến rồi sẻ nhiều cá và thịt gà cho chúng tôi.

Kháng chiến thắng lợi, rồi đất nước thống nhất, tôi chuyển sang làm nhiều công tác khác nhau như sư phạm, lãnh đạo doanh nghiệp, đào tạo rồi thủ lĩnh Đoàn... Làm ở đâu, lĩnh vực nào tôi luôn ghi nhớ lời dạy của Bác... Tôi cũng đã đi nhiều nước Đức, Ba Lan, Czech và nhiều nước phương Tây khác để công tác, bao giờ tôi cùng tìm mua những tài liệu chuyên ngành của nước bạn về nghiên cứu sâu hơn phục vụ công tác đào tạo lớp đi sau

Đêm hôm ấy, thêm một bất ngờ với chúng tôi: Bác ngủ chung lán chúng tôi. Trước khi ngủ, tôi còn nghe tiếng Bác hỏi chú bảo vệ: “Các cháu có đủ chăn màn chưa, liệu có lạnh không?”.

Sáng hôm sau Bác dậy rất sớm, tập thể dục xong và chuẩn bị đi đâu đó. Chúng tôi cũng gói ghém balô để lên đường về đơn vị. Lúc ấy là 6g sáng, tôi nhẩm tính mình đã có được hạnh phúc lớn lao: 13 tiếng được ăn cùng, ngủ cùng, sinh hoạt cùng Bác.

Chia tay, Bác cho quà là một nắm cơm nếp ăn đi đường và một tấm ảnh nhỏ chụp Bác đang bón cơm cho một em bé ở an toàn khu. Sau đó, Bác gặp riêng chú Việt. Mãi sau này chúng tôi mới biết là Bác nói chú Việt đưa chúng tôi đi học tiếp. Trên đường về, chú Việt bảo chúng tôi không về đơn vị ngay mà phải đi học, Mặt trận Liên Việt sẽ báo cho đơn vị và Tổng cục Chính trị biết.

Chúng tôi nằn nì xin chú Việt: “Sắp có chiến dịch, chúng cháu về đơn vị cho kịp”. Chú Việt nghiêm sắc mặt nói: “Các cháu muốn chiến đấu là tốt, nhưng phải học để tốt hơn. Kháng chiến thành công thì còn phải lo xây dựng đất nước nữa chứ”. Thấy chúng tôi còn phân vân, chú Việt nói tiếp: “Đây vừa là lời dạy, vừa là mệnh lệnh của Bác Hồ đối với các cháu đấy?”. Sau đó chúng tôi được đi học tại Trường phổ thông Lao động T.Ư và học xong lại trở về quân đội.

Đến giờ ngẫm lời dạy của Bác, tôi thấy vẫn còn nguyên giá trị cho ngành giáo dục đào tạo và lý tưởng sống của thế hệ trẻ nước nhà hôm nay.

“Năm 1951, tròn 14 tuổi, tôi là một trong hai thiếu sinh quân của đoàn đại biểu Mặt trận Liên Việt được thăm Trung Quốc, Triều Tiên. Về nước, chú Hoàng Quốc Việt (phụ trách dân vận và thanh thiếu niên) hỏi có nguyện vọng gì, tôi trả lời: “Giá được gặp Bác một lần...”.

“Không ngờ ước mơ ấy trở thành sự thật. Tôi hạnh phúc được bên cạnh Bác suốt 13 tiếng đồng hồ”. Hơn 50 năm sau, “vệ út” Nguyễn Ngọc Sơn (hiện đang sống tại phường Thắng Lợi, thị xã Sông Công, Thái Nguyên) bồi hồi nhớ lại. Và trong ký ức của cậu bé Sơn ngày nào vẫn là lời Bác Hồ căn dặn khi chia tay: “Còn nhỏ thì phải học, học thật nhiều để lo cho đất nước lâu dài hơn”.

Chúng tôi được gặp Bác tại ngôi nhà sàn của Bác ở An toàn khu Định Hóa (Thái Nguyên). Ngôi nhà giản dị: một bên là sàn nứa để ngủ dài khoảng 3m, một bên là chiếc bàn làm việc bằng luồng... 17g, Bác xuất hiện, chiếc khăn kiểu đồng bào dân tộc miền núi an toàn khu vắt hai nửa vai.

Bác kéo chúng tôi ngồi xuống, nhẹ nhàng hỏi hoàn cảnh từng người. “Bố cháu bị Nhật bắn, mẹ đi tản cư nhưng không biết chỗ nào để liên lạc. Cháu chỉ còn một mình thôi...”. Tôi nói đến đó, mắt Bác rưng rưng: “Phải nhớ điều ấy để học tập chiến đấu để sau này không còn em nhỏ nào có hoàn cảnh như các cháu nữa”. Rồi Bác hỏi chuyện học hành của chúng tôi, thoáng buồn khi nghe tôi kể: “Cháu đang học lớp 2 thì kháng chiến bùng nổ nên theo các anh bộ đội. Các anh dạy cháu đến lớp 4 nhưng chỉ có môn toán... Không biết bao giờ cháu được học tiếp...”.

Bữa cơm tối được dọn ra. Chúng tôi được ăn cùng Bác và chú Tô (Thủ tướng Phạm Văn Đồng). Bữa cơm ngon nhất trong những năm kháng chiến với một đĩa nhỏ thịt gà, đĩa cá kho, bát canh rau cải và mấy quả chuối tráng miệng. Chúng tôi ăn dè dặt. Bác ôn tồn nói: phải ăn no để có sức kháng chiến rồi sẻ nhiều cá và thịt gà cho chúng tôi.

“Năm 1951, tròn 14 tuổi, tôi là một trong hai thiếu sinh quân của đoàn đại biểu Mặt trận Liên Việt được thăm Trung Quốc, Triều Tiên. Về nước, chú Hoàng Quốc Việt (phụ trách dân vận và thanh thiếu niên) hỏi có nguyện vọng gì, tôi trả lời: “Giá được gặp Bác một lần...”. “Không ngờ ước mơ ấy trở thành sự thật. Tôi hạnh phúc được bên cạnh Bác suốt 13 tiếng

đồng hồ”. Hơn 50 năm sau, “vệ út” Nguyễn Ngọc Sơn (hiện đang sống tại phường Thắng Lợi, thị xã Sông Công, Thái Nguyên) bồi hồi nhớ lại. Và trong ký ức của cậu bé Sơn ngày nào vẫn là lời Bác Hồ căn dặn khi chia tay: “Còn nhỏ thì phải học, học thật nhiều để lo cho đất nước lâu dài hơn”.

Chúng tôi được gặp Bác tại ngôi nhà sàn của Bác ở An toàn khu Định Hóa (Thái Nguyên). Ngôi nhà giản dị: một bên là sàn nứa để ngủ dài khoảng 3m, một bên là chiếc bàn làm việc bằng luồng... 17g, Bác xuất hiện, chiếc khăn kiểu đồng bào dân tộc miền núi an toàn khu vắt hai nửa vai.

Bác kéo chúng tôi ngồi xuống, nhẹ nhàng hỏi hoàn cảnh từng người. “Bố cháu bị Nhật bắn, mẹ đi tản cư nhưng không biết chỗ nào để liên lạc. Cháu chỉ còn một mình thôi...”. Tôi nói đến đó, mắt Bác rưng rưng: “Phải nhớ điều ấy để học tập chiến đấu để sau này không còn em nhỏ nào có hoàn cảnh như các cháu nữa”. Rồi Bác hỏi chuyện học hành của chúng tôi, thoáng buồn khi nghe tôi kể: “Cháu đang học lớp 2 thì kháng chiến bùng nổ nên theo các anh

bộ đội. Các anh dạy cháu đến lớp 4 nhưng chỉ có môn toán... Không biết bao giờ cháu được học tiếp...”.

Bữa cơm tối được dọn ra. Chúng tôi được ăn cùng Bác và chú Tô (Thủ tướng Phạm Văn Đồng). Bữa cơm ngon nhất trong những năm kháng chiến với một đĩa nhỏ thịt gà, đĩa cá kho, bát canh rau cải và mấy quả chuối tráng miệng. Chúng tôi ăn dè dặt. Bác ôn tồn nói: phải ăn no để có sức kháng chiến rồi sẻ nhiều cá và thịt gà cho chúng tôi.

Đêm hôm ấy, thêm một bất ngờ với chúng tôi: Bác ngủ chung lán chúng tôi. Trước khi ngủ, tôi còn nghe tiếng Bác hỏi chú bảo vệ: “Các cháu có đủ chăn màn chưa, liệu có lạnh không?”.

Sáng hôm sau Bác dậy rất sớm, tập thể dục xong và chuẩn bị đi đâu đó. Chúng tôi cũng gói ghém balô để lên đường về đơn vị. Lúc ấy là 6g sáng, tôi nhẩm tính mình đã có được hạnh phúc lớn lao: 13 tiếng được ăn cùng, ngủ cùng, sinh hoạt cùng Bác.

Chia tay, Bác cho quà là một nắm cơm nếp ăn đi đường và một tấm ảnh nhỏ chụp Bác đang bón cơm cho một em bé ở an toàn khu. Sau đó, Bác gặp riêng chú Việt. Mãi sau này chúng tôi mới biết là Bác nói chú Việt đưa chúng tôi đi học tiếp. Trên đường về, chú Việt bảo chúng tôi không về đơn vị ngay mà phải đi học, Mặt trận Liên Việt sẽ báo cho đơn vị và Tổng cục Chính trị biết.

Chúng tôi nằn nì xin chú Việt: “Sắp có chiến dịch, chúng cháu về đơn vị cho kịp”. Chú Việt nghiêm sắc mặt nói: “Các cháu muốn chiến đấu là tốt, nhưng phải học để tốt hơn. Kháng chiến thành công thì còn phải lo xây dựng đất nước nữa chứ”. Thấy chúng tôi còn phân vân, chú Việt nói tiếp: “Đây vừa là lời dạy, vừa là mệnh lệnh của Bác Hồ đối với các cháu đấy?”. Sau đó chúng tôi được đi học tại Trường phổ thông Lao động T.Ư và học xong lại trở về quân đội.

Đến giờ ngẫm lời dạy của Bác, tôi thấy vẫn còn nguyên giá trị cho ngành giáo dục đào tạo và lý tưởng sống của thế hệ trẻ nước nhà hôm nay.

Một phần của tài liệu Học tập và làm theo lời Bác (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w