LẤY CÁI LỢI CỦA DÂN LÀM MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu Học tập và làm theo lời Bác (Trang 29 - 31)

Sinh thời Bác Hồ thường dạy: “Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm. "Việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh”. Lời dạy và hành động của Người đã thể hiện tấm

lòng yêu thương đồng chí, đồng bào sâu sắc mà các thế hệ hôm nay và mai sau cần phải luôn phấn đấu noi gương học tập.

Lợi ích của nhân dân là một phạm trù rộng lớn mà mỗi cán bộ khi đã xác định là “công bộc của dân” cần phải hiểu thật rõ, thật đầy đủ. Đối với các cơ quan công quyền, khi xây dựng kế hoạch, hoặc tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ ban hành một chính sách nào đó liên quan đến đời sống của nhân dân cần phải xem xét, cân nhắc việc làm đó, văn bản đó khi ban hành ra có lợi cho nhân dân hay không. Trên thực tế, đã có không ít văn bản của các cơ quan chức năng, nhất là ở các địa phương sau khi áp dụng vào thực tế đã gây những phiền hà cho dân. Chính những phiền hà đó lại tạo kẽ hở để một số cán bộ thoái hóa, biến chất nhũng nhiễu nhân dân. Nguy hiểm hơn, một số cán bộ còn lợi dụng vào những khe hở của văn bản pháp quy để “lách luật”, tư lợi cá nhân gây thiệt hại cho dân, cho nước. Đây là một nguyên nhân khiến thời gian vừa qua đã xảy ra một số vụ tham nhũng gây bức xúc trong dư luận mà cơ quan chức năng đã khám phá.

Để hạn chế những cái xấu nảy sinh trong xã hội, trước hết mỗi cán bộ, đảng viên cần phải thấu rõ quan điểm “có lợi cho dân” trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và phải lấy đó làm mục tiêu hoạt động của mình. Rõ ràng, khi người cán bộ làm việc với suy nghĩ “có lợi cho dân” thì tất yếu các vướng mắc nảy sinh trong công việc sẽ được giải quyết một cách nhẹ nhàng, nhưng triệt để. Thế nhưng thật tiếc, hiện nay còn nhiều cán bộ ăn lương Nhà nước, làm việc cho dân, nhưng lại luôn mang trong đầu suy nghĩ là mình làm việc này thì “được cái gì”. Với suy nghĩ đó nên anh ta làm việc một cách qua loa, đại khái, được chăng, hay chớ; hoặc là thiên vị, thiếu công bằng.

Học tập, thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải là chỉ đọc cho thuộc lòng những lời dạy của Người mà cần phải suy nghĩ xem từ những lời dạy ấy, hằng ngày mình đã làm được những gì có lợi cho dân, có lợi cho nước. Đạo đức của Người không phải là cái gì cao siêu khiến chúng ta không thể học được mà chính là những việc làm giản đơn ta vẫn làm hằng ngày, nhưng mà làm bằng cái tâm trong sáng.

GƯƠNG MẪU TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG

Tình trạng ùn tắc giao thông tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang diễn ra khá bức xúc. Tắc đường, chuyện xảy ra thường ngày đã gây nên tình trạng lãng phí cực kỳ lớn trong xã hội, cả về tiền bạc lẫn thời gian của nhân dân. Để kiềm chế tai

nạn và chống ùn tắc trong giao thông, cả nước đang sôi động các biện pháp tổ chức thực hiện Nghị quyết 32 của Chính phủ. Suốt mấy tháng qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên các tuyến đường, ngõ phố, công tác thông tin, tuyên truyền đang được đẩy mạnh. Là người dân Hà Nội, khi tham gia giao thông, tôi đặc biệt chú ý và suy nghĩ mãi về câu khẩu hiệu: “Nhường đường là nét đẹp văn hóa của người Hà Nội”. Khẩu hiệu ấy đang treo nhiều trên các tuyến phố Thủ đô.

Chẳng riêng gì “người Hà Nội”, dân tộc ta có nền văn hóa lâu đời, chuyện “nhường cơm, sẻ áo” vốn đã trở thành truyền thống. Xin nhớ, từ thuở xa xưa, chuyện cơm áo đâu phải

là chuyện nhỏ mà ông cha ta đã biết nhường nhịn, chia sẻ cho nhau. Thế mà bây giờ, nếp sinh hoạt công cộng, chuyện nhường nhịn nhau sao thấy cứ ít đi, điển hình là khi tham gia giao thông. Cái cảnh chen nhau, cố để lách được nửa vòng bánh xe, để được vượt trước một nhịp đèn đỏ khá phổ biến. Nhiều lúc, tôi tự đặt câu hỏi: Trên đường phố, có bao nhiêu phần trăm là cán bộ, công chức, thậm chí còn là đảng viên đang tham gia giao thông nhỉ?

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dạy mỗi cán bộ, đảng viên phải thật sự là tấm gương sáng để quần chúng và nhân dân noi theo, phải biết luôn quên mình phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, suốt đời phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Là nguyên thủ quốc gia, nhiều lúc đi công tác, để bảo đảm thời gian cho công việc, những người giúp việc cho Bác có khi phải bố trí kế hoạch sao cho tiện. Một lần, khi đi kiểm tra nông dân chống hạn, trên đường đi, thấy có xe công an bấm còi dẹp đường, Bác cho dừng xe, phê bình và yêu cầu không phải “ưu tiên” thế. Lần khác, xe của Bác đến ngã tư thì gặp đèn đỏ, đồng chí cảnh vệ định yêu cầu công an giao thông bật đèn xanh cho xe Bác, hiểu ý, Bác ngăn lại và nói “Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông”. Bác thực sự là một tấm gương sáng về lời nói và hành động cách mạng.

Lấy những hành động của Bác để “soi” vào mình, soi vào nếp sống giao thông bây giờ, mới thấy chúng ta có nhiều điều cần nghiêm khắc sửa chữa. Trước hết, Luật Giao thông đường bộ quy định rất rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi người dân, mỗi loại phương tiện khi tham gia giao thông. Những quy định ấy là bắt buộc, là điều kiện người tham gia giao thông phải chấp hành. Cán bộ, đảng viên là những người có trình độ văn hóa, hiểu biết và phải có ý thức gương mẫu chấp hành luật lệ giao thông. Thực ra, đây không phải là điều gì quá xa lạ. Hành động dừng xe trước vạch sơn kẻ đường là chuyện bình thường. Mỗi khi gặp sự cố ngoài ý muốn (đường đông, nước ngập…) thì chuyện nhường đường cũng là bình thường. Một đồng chí cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ lâu ngày tại ngã tư Long Biên, Hàng Đậu đã nhận xét: Nếu mỗi người tham gia giao thông biết nhường nhau một chút thì tình trạng vi phạm Luật Giao thông sẽ bớt đi rất nhiều. Thiết nghĩ, mỗi cán bộ, đảng viên, chấp hành tốt Nghị quyết 32 của Chính phủ, bắt đầu từ sự gương mẫu tôn trọng luật và biết gương mẫu nhường nhịn…

Một phần của tài liệu Học tập và làm theo lời Bác (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w