6. Kết cấu luận văn
1.5.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
- Quy định của pháp luật
Nền tảng của thực hiện TNXH của doanh nghiệp là các quy định của pháp luật, là tiêu chí mà tất cả các DN phải tuân thủ và thực hiện để đạt được hiệu quả. Các Chính phủ cần tạo ra một môi trường pháp lý đủ mạnh và khả thi để các DN có thể tuân thủ và thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật kinh doanh nói riêng theo một mục tiêu đúng đắn, tạo nên môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng. Các doanh nghiệp tôn trọng và thực hiện tốt các quy định của pháp luật không chỉ mang lại sự phát triển bền vững của doanh nghiệp mà còn góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững, là cơ sở của việc thực hiện trách nhiệm xã hội.
Tuy nhiên, có thể thấy, không một hệ thống pháp luật nào có quyền năng phán xét các hoạt động của doanh nghiệp là có đạo đức hay vô đạo đức trong những trường hợp cụ thể, quy định của pháp luật chỉ có thể thiết lập những quy tắc cơ bản cho những hoạt động của doanh nghiêp được cho là có trách nhiệm trong kinh doanh.
Tháp nhu cầu Maslow bao gồm 5 tầng của kim tự tháp thể hiện nhu cầu tự nhiên của con người từ nhu cầu từ cơ bản đến cao hơn: nhu cầu sinh lý (ăn, ở, mặc, ngủ…), đến nhu cầu an toàn (về thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe…), tiếp đến là nhu cầu quan hệ xã hội (các nhu cầu về tình cảm gia đình, bạn bè….), nhu cầu được kính trọng, được tôn trọng (cần được tin
tưởng, tôn trọng,…) và nhu cầu cao nhất là nhu cầu thể hiện bản thân (muốn thể hiện khả năng, được công nhận là có thành tựu,…). Theo đó thì con người luôn mong muốn thỏa mãn những nhu cầu của mình và khi nhu cầu đó đã được thỏa mãn lại xuất hiện những nhu cầu tiếp theo nhất là khi xã hội càng phát triển với mức sống ngày càng cao thì nhu cầu của con người cũng luôn phát triển theo.
Trên thực tế, không phải người tiêu dùng nào cũng quan tâm đến việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp do họ thường chỉ tập trung vào chất lượng tốt nhất với giá cả sản phầm, hàng hóa, dịch vụ thấp nhất, dẫn đến việc các doanh nghiệp, các nhà phân phối, nhà cung ứng gây áp lực để hạ giá, ngược đãi, bóc lột người lao động trong doanh nghiệp, vi phạm các điều kiện tối thiểu về nhân quyền.
Như ta đã biết, TNXH hiện đang ngày càng phát triển rộng khắp trên toàn cầu, khách hàng và người tiêu dùng cũng đã từng bước thay đổi nhận thức, không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng còn quan tâm, coi trọng cách thức các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, hàng hóa có thân thiện với môi trường, cộng đồng, có tính nhân đạo và lành mạnh hay không...
-Quá trình toàn cầu hóa và sức mạnh của thị trường
Áp lực từ thị hiếu của khách hàng, của người tiêu dùng đã tạo ra sức mạnh thị trường và đặt ra cho các doanh nghiệp sự cạnh tranh khốc liệt về TNXH và đạo đức kinh doanh, hành vi ứng xử của doanh nghiệp ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn của khách hàng, của người tiêu dùng. TNXH và đạo đức kinh doanh là hai yếu tố quan trọng quyết định đến nguồn lực, nguồn vốn mới cho doanh nghiệp trong thị trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng
khốc liệt. Chính hai yếu tố này đã tác động và thúc đẩy khách hàng, người tiêu dùng thay đổi nhận thức tiêu dùng và nhận thức về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của họ.
Phong trào bảo vệ khách hàng, bảo vệ người tiêu dùng hiện nay cũng đã có bước tiến mới trên toàn thế giới. Người tiêu dùng dần ý thức được quyền lực kinh tế của mình qua hành động mua sắm và thiết lập quyền kiểm soát rộng khắp của họ đối với việc sản xuất. Các doanh nghiệp đã từng bước thay đổi nhận thức trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội để bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, người tiêu dùng, cổ đông, cộng đồng, xã hội và các bên liên quan.
Trước áp lực từ xã hội, hầu hết các tập đoàn kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp lớn đã chủ động đưa chiến lược thực hiện TNXH vào chiến lược kinh doanh của mình. Các chương trình thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp đã được thực hiện như tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải carbon, sử dụng vật liệu tái sinh, năng lượng mặt trời, cải thiện nguồn nước sinh hoạt, xóa mù chữ, xây dựng trường học, cứu trợ, ủng hộ nạn nhân thiên tai, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên... Chiến lược TNXH của doanh nghiệp không chỉ nâng cao danh tiếng, uy tín, thương hiệu, vị thế của doanh nghiệp trong cộng đồng, xã hội mà còn giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động và doanh thu bán hàng, thu hút nhiều lao động có chất lượng cao, giảm chi phí, tăng cơ hội tiếp cận thị trường mới.
Hiện nay, tại Việt Nam, chủ đề TNXH đã ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, mặc dù có một bộ phận khách hàng, người tiêu dùng đã có nhận thức bước đầu về các vấn đề có liên quan đến TNXH nhưng trên thực tế họ vẫn chưa quan tâm nhiều tới việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khách hàng, người tiêu dùng vẫn thường chỉ chú ý tới giá cả khi quyết định mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hơn là hơn là việc xem xét doanh nghiệp đó có thực hiện tốt TNXH về phát triển bền vững, về
bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi của khách hàng, của người tiêu dùng hay không.
Khi doanh nghiệp thực hiện tốt TNXH không chỉ mang lại lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp như nâng cao thương hiệu, vị thế của doanh nghiệp, tăng năng suất lao động, giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận, thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao, tạo ra nhiều cơ hội mở rộng thị trường mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội.