6. Kết cấu luận văn
1.5.1. Các nhân tố trong doanh nghiệp
- Chiến lược về TNXH của doanh nghiệp
Hiện nay, với những biến đổi bất định của môi trường kinh doanh, chiến lược của doanh nghiệp có xu hướng hướng tới chiến lược TNXH nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Chiến lược TNXH là chiến lược về sự hội tụ giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua nguồn nhân lực, vốn, kiến thức về TNXH của DN với các giá trị tạo ra cho các thành phần có liên quan và sự đóng góp vào sự phát triển bền vững.
Chiến lược TNXH của DN phản ánh tất cả các khía cạnh kinh tế, xã hội, pháp lý, môi trường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược thực hiện TNXH dài hạn, các doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình thực hiện TNXH một cách phù hợp với các chuẩn mực chung, góp phần tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế, xã hội nói chung và sự phát triển doanh nghiệp bền vững nói riêng.
- Văn hóa doanh nghiệp
Một trong các nhân tố ảnh hưởng mạnh tới việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp là nhân tố văn hóa doanh nghiệp.
Văn hoá của doanh nghiệp: Là một hệ thống các giá trị, niềm tin, các chuẩn mực được chia sẻ, nó thống nhất các thành viên trong một tổ chức. Văn hóa doanh nghiệp đề cập đến các giá trị, niềm tin mà mọi thành viên trong doanh nghiệp chấp thuận, tuân theo. Đây là toàn bộ giá trị được xây dựng trong suốt quá trình thành và phát triển của doanh nghiệp, chi phối đến mọi thành viên của doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu doanh nghiệp đề ra, giúp doanh nghiệp phát triền bền vững và thực hiện trách nhiệm xã hội trên khía cạnh đạo đức. Các tổ chức thành công là các tổ chức nuôi dưỡng, khuyến khích sự thích ứng năng động, sáng tạo của nguồn nhân lực.
Văn hóa doanh nghiệp cũng góp phần định hình lên các hành vi đạo đức trong đối xử với người lao động, với chất lượng sản phẩm, dịch vụ và những hành vi ứng xử với khách hàng, người tiêu dùng. Văn hóa doanh nghiệp giúp
người lao động thấy rõ mục tiêu của công việc, nó tạo ra mối quan hệ tốt giữa chủ doanh nghiệp và người lao động và xây dựng môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh. cùng với định hướng văn hóa nhân văn của doanh nghiệp đã tác động đến việc thực hiện TNXH trong doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình, là “phần hồn” của doanh nghiệp, tạo nên sức mạnh từ bên trong của doanh nghiệp, bên trong mỗi thành viên, cá nhân người lao động trong doanh nghiệp, giúp DN thích ứng với các thay đổi trong môi trường bên ngoài.
Có thể thấy, văn hóa DN là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong quản lý điều hành doanh nghiệp. Do đó, khi DN xây dựng được một văn hóa doanh nghiệp đủ mạnh và phù hợp với mục tiêu chiến lược của DN thì các thành viên, người lao động trong DN không chỉ quan tâm tới nhu cầu và lợi ích riêng của mình mà còn quan tâm tới việc thực hiện trách nhiệm xã hội, mang lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội và các bên liên quan, giúp DN phát triển bền vững.
- Công đoàn cũng là nhân tố bên trong DN, ảnh hưởng đến các quyết định quản lý DN cũng như ảnh hưởng tới việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như: quản lý, giám sát và cùng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
Trải qua các thời kỳ khác nhau thì nhu cầu, thị hiếu, sở thích của mỗi cá nhân cũng khác đi, điều này tác động rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của công đoàn là phải nắm bắt được những thay đổi này để sao cho người lao động cảm thấy thoả mãn, hài lòng, gắn bó với doanh nghiệp bởi vì thành công của doanh nghiệp trên thương trường phụ thuộc rất lớn vào con người xét về nhiều khía cạnh khác nhau, và đây cũng là cơ sở để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
- Nhận thức về TNXH của DN
Môi trường kinh doanh luôn biến động khó lường, bất ngờ, khó đoán và khó kiểm soát, điều này tác động đến nhận thức của nhà quản lý. Những diễn biến trên thế giới về sự biến đổi về môi trường kinh doanh, thảm họa sinh
thái, biến đổi khí hậu, những vi phạm về quyền con người, về bất công xã hội, về dịch bệnh... đã làm cho các doanh nghiệp ngày càng nhận thức hơn về vai trò và tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội. Các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội là những doanh nghiệp có nhận thức sâu sắc về vấn đề này. Các DN cần xác định được động cơ trong việc thực hiện TNXH và phải được xem là hành vi đạo đức của lãnh đạo doanh nghiệp.
Có thể thấy từ thực tế, những DN am hiểu và nhận thức sâu sắc vể TNXH doanh nghiệp và cam kết thực hiện tốt TNXH sẽ góp phần làm gia tăng giá trị DN, nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh thông qua danh tiếng xã hội, tăng khả năng thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, người tiêu dùng, cải thiện mối quan hệ với nhà đầu tư, nhà tài trợ, với cộng đồng địa phương và Chính phủ.