Phân tích môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu 02050003169 (Trang 69 - 80)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô

2.2.1.1 Yếu tố về chính trị - luật pháp

Chế độ chính trị của nước ta hiện nay được coi là tương đối ổn định và vững chắc được thế giới công nhận là điểm đến an toàn và thân thiện. Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta ngày càng thông thoáng hơn. Thể hiện nhất quán quan điểm mở rộng hợp tác, giao lưu thân thiện với các nước trên thế giới phù hợp với xu thế toàn cầu hoá và quốc tế hoá nền kinh tế thế giới.

Sau khi thống nhất đất nước và đặc biệt là sau chính sách mở cửa của Đảng và Chính Phủ, Việt Nam trở thành một thị trường tiềm năng thu hút đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài. Chính sách mở cửa được ban hành tạo ra cơ hội giao lưu, buôn bán giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài. Thông qua giao thương, thế giới biết đến Việt Nam nhiều hơn, mở ra cơ hội đón khách cho các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam.

Không những thế, trong những năm gần đây Việt Nam được bạn bè thế giới biết đến là một điểm đến “An toàn và thân thiện”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, nền chính trị, xã hội những năm qua của Việt Nam khá ổn định. Điều này tạo cho du khách sự yên tâm khi đến với Việt Nam.

Với việc xác định Du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, Đảng và Nhà nước tạo nhiều cơ hội cho du lịch phát triển. Ban hành nhiều chính sách, phê duyệt nhiều dự án phục vụ cho phát triển du lịch như: việc ký hiệp định song phương và đơn phương với nhiều nước trên thế giới về việc miễn thị thực cho du khách đến du lịch tại Việt Nam trong thời gian 15 đến 30 ngày tạo điều kiện thuận lợi cho du khách trong các thủ tục hành chính [21]. Điều này cũng là một cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam.

Tuy nhiên, do hệ thống Luật pháp, thủ tục hành chính còn rườm rà nên đôi khi gây cản trở hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành.

Hệ thống luật pháp của nước ta ngày càng kiện toàn một cách đầy đủ và đồng bộ hơn với nhiều bộ luật, pháp lệnh, quy định cụ thể… Nhằm tăng cường công tác quản lý của Nhà nước tạo ra khung hành lang pháp lý vững chắc đảm bảo cho các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong các hoạt động kinh doanh của mình hơn.

Trong lĩnh vực du lịch hiện nay có nhiều văn bản pháp luật ra đời nhằm phục vụ cho các hoạt động của ngành như: pháp lệnh du lịch, Nghị định 27- 2000/NĐ/CP về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch, Nghị định 47/2001/NĐ/CP về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, tổ chức thanh tra du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lữ hành và thành tra du lịch. Dự án xây dựng luật du lịch đã được Quốc hội chấp nhận và đưa vào nội dung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội trong giai đoạn 2007-2012. [9, tr.27]

Ở Hải Dương công tác quản lý Nhà nước về du lịch đã đạt được những kết quả bước đầu. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương đã tham mưu giúp UBND Tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước trên địa bàn. Bước đầu đã quản lý, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, đặc biệt là dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành.

Hải Dương đã và đang đầu tư phát triển du lịch, không ngừng cải tiến về chất lượng phục vụ, đa dạng hóa nhiều loại hình du lịch. Những chính sách, kế hoạch phát triển du lịch của Tỉnh đã góp phần thu hút khách đến với du lịch Hải Dương, đồng thời kích thích chi tiêu của khách du lịch ở mức cao hơn. Điều đó sẽ tạo ra nhiều cơ hội xúc tiến kinh doanh dịch vụ du lịch. Bên cạnh phát huy tiềm năng du lịch nội địa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương còn chủ động liên kết với các tỉnh, thành phố Hà Nôi, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình... để nối các tour tuyến du lịch [6, tr.32]. Những chính sách ưu đãi đó đã tạo nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ cho những doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ du lịch và Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hoàn Hảo.

Về cơ hội, Tình hình chính trị Việt Nam được đánh giá là ổn định giúp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch mở rộng hoạt động kinh doanh và phát triển. Bên cạnh đó, nhà nước có những chính sách ưu đãi phát triển hoạt động du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và tính chất hội nhập toàn cầu hiện nay là cơ hội giúp tạo ra nhiều điều kiện ưu đãi cho sự phát triển của PST.

Tuy nhiên, chính sách pháp luật của Việt Nam vẫn đang trên đà hoàn thiện, luật du lịch và các luật, pháp lệnh liên quan, hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành còn thiếu đồng bộ và chưa huy động được các nguồn lực cho phát triển du lịch. Nhiều chính sách còn chồng chéo, bó chân lẫn nhau. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành chưa được hình thành và hợp chuẩn khu vực và quốc tế; thủ tục hành chính còn rườm rà và chậm đặc biệt là thủ tục thị thực xuất nhập cảnh và quy trình quản lý chất lượng dịch vụ còn nhiều yếu kém, đã gây ra nhiều thách thức nhất định khi điều chỉnh hoạt động nhằm thích nghi với các chính sách cũng như cạnh tranh và bảo vệ thương hiệu.

Trong các nhân tố của môi trường vĩ mô thì nhân tố kinh tế là quan trọng nhất và quyết định đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty. Bởi vì, kinh tế quyết định đến khả năng thanh toán của khách du lịch. Khi kinh tế phát triển, đồng nghĩa với việc thu nhập của người dân cao hơn, đời sống được cải thiện và khi đã thoả mãn được tất cả những nhu cầu thiết yếu thì người ta sẽ có xu hướng chuyển sang thoả mãn những nhu cầu cao hơn, đó là nhu cầu thứ yếu. Khi nắm bắt được tình hình kinh tế phát triển, Công ty sẽ tiến hành xây dựng các chương trình du lịch sao cho phù hợp với khả năng thanh toán của khách du lịch.

Khủng hoảng kinh tế là điểm nổi bật trong bối cảnh hiện nay của nền kinh tế Việt Nam. Bắt đầu từ năm 2007, khủng hoảng đã ảnh hưởng đến đến mọi mặt của đời sống kinh tế. Tỷ lệ tăng trưởng GDP giảm từ trên 8% những năm 2008 xuống mức bình quân 5 - 6% từ 2009-2013. Từ năm 2010 kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi thể hiện qua sự cải thiện trong tốc độ tăng trưởng GDP. Năm 2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế là 5,25 % đến năm 2013 là 5,42 % tăng 0,17% là một dấu hiệu đáng mừng trong nền kinh tế hiện nay[30].

Về tỷ trọng các ngành, đến năm 2011 nền kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi, quan trọng hơn cả là ngành du lịch và dịch vụ đã có bước hồi phục nhanh chóng và luôn là vị thế là đầu tàu tăng trưởng của nền kinh tế. Năm 2011 là năm thứ 4 trong vòng 5 trở lại đây tốc độ lạm phát của Việt Nam vượt mức một con số. Tỷ lệ lạm phát năm 2010 là 11,75%, năm 2011 là 18,6% và con số này năm 2012 là 6,81% năm 2013 là 6,04 % thấp nhất trong 10 năm qua, nhờ vào một loạt các chính sách vĩ mô về tiền tệ, giá cả và lãi suất[31]. Mức lạm phát được kiềm chế là cơ hội giúp các doanh nghiệp ổn định giá cả và có những chiến lược kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên, mức lạm phát không ổn định cũng là nhân tố tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho doanh nghiệp lữ hành trong phản ứng với những thay đổi của thị trường.

Kinh tế phát triển đồng nghĩa với việc thu nhập và đời sống của nhân dân được tăng lên từng ngày. Điều này kéo theo sự phát triển cho một số ngành dịch vụ, hàng tiêu dùng…và ngành du lịch cũng là một trong những ngành có được những điều kiện thuận lợi để phát triển. Khi nền kinh tế tăng trưởng kéo theo thu nhập bình quân trên một đầu người của nước tăng lên. Hiện nay thu nhập bình quân trên một đầu người của Việt Nam đạt 1.600 USD. Với mức thu nhập như vậy, đời sống người dân được tăng lên rất nhiều. Ngày nay người ta không chỉ nghĩ đến ăn, mặc… mà nhu cầu du lịch cũng đã xuất hiện trong rất nhiều người Việt Nam.

Việt Nam đang trên đà chuyển đổi kinh tế từ nông nghiệp sang kinh tế dịch vụ, hơn một phần ba của tổng thu nhập cả nước là dịch vụ, riêng ngành du lịch năm 2007 đã đóng góp 4,5% vào tổng thu nhập quốc nội. Bên cạnh đó, theo dự báo của Tổng cục Du lịch Việt Nam, năm 2015 du lịch Việt Nam thu hút 7-8 triệu lượt khách quốc tế, 45-48 triệu khách nội địa. Doanh thu ước tính đạt 18-19 tỷ USD năm 2020 [21]. Trong những năm qua, Hải Dương tập trung phát triển nhanh công nghiệp, mở rộng dịch vụ - du lịch... Trong đó, khu vực dịch vụ - du lịch được xác định là hướng đi chủ yếu để chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế.

Bảng 2.2. Tăng trưởng kinh tế chia theo khu vực giai đoạn 2011-2013 của tỉnh Hải Dương

Đơn vị: %

Năm Nông, lâm nghiệp và thuỷ Công nghiệp và xây Dịch vụ

sản dựng

2011 23,0% 45,6% 31,4%

2012 14,9% 52,4% 32,7%

2013 17,4% 48% 34,6%

Năm 2013 mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng ngành du lịch Hải Dương cũng đã đạt được nhiều thành tựu nhất định. Du lịch Hải Dương được nhìn nhận như một điểm dừng chân trung chuyển giữa các trung tâm du lịch lớn là Hà Nội – Quảng Ninh. Năm 2013 tỉnh Hải Dương đã đón hơn 2,9 triệu lượt khách du lịch. Thu nhập du lịch giai đoạn 2008 - 2013 tăng trưởng trung bình 16,35%. Tỷ trọng du lịch trong GDP của tỉnh: năm 2008 chiếm 1,6%, đến năm 2013 chiếm 1,8%. Kinh phí cho hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch trung bình đạt 200 triệu đồng/năm. [24]

Như vậy tình hình phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng đã tạo ra rất nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình kinh doanh. Nắm bắt được những điều kiện thuận lợi này, Công ty cần xây dựng những chiến lược phát triển du lịch cụ thể để tiếp cận với môi trường kinh tế đầy tiềm năng này.

Tổng kết tình hình kinh tế tỉnh Hải Dương nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung có tác động tới hoạt động của PS Tours như sau:

Cơ hội: Sự phục hồi của kinh tế kéo theo sự tăng lên nhu cầu du lịch của du khách quốc tế và trong nước. Tạo điều kiện thuận lợi cho PS Tours mở rộng thị phần trong thời gian tới. Kinh tế phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm thời gian rảnh rỗi gia tăng cùng với thu nhập của người dân được cải thiện giúp gia tăng nhu cầu nghỉ dưỡng và du lịch. Đây là điều kiện để PST phát triển và mở rộng thị trường.

Thách thức: Tỷ lệ lạm phát thiếu ổn định và sự mất giá của đồng tiền là yếu tố ảnh hưởng chung đến các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nói chung và PST nói riêng. Tỷ lệ lạm phát cao dẫn đến việc khó kiểm soát được lượng cầu du lịch và giá cả nguồn cung tăng lên và khó kiểm soát.

2.2.1.3. Môi trường kỹ thuật - công nghệ

Trong vài thập kỷ vừa qua, tốc độ phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới đã có những bước vượt bậc, có thể nói là phát triển một cách

mạnh mẽ với những ứng dụng tiên tiến trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, quân sự… Khi kỹ thuật - công nghệ phát triển dẫn đến việc tăng năng suất lao động, thời gian làm việc giảm, mọi thao tác kỹ thuật được thực hiện một cách nhanh chóng và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Khi hiệu quả kinh tế cao đồng nghĩa với việc kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng, và khi đó khả năng chi tiêu của mọi tầng lớp dân cư tăng, mọi nhu cầu thiết yếu được thoả mãn và họ có xu hướng đòi hỏi được thoả mãn những nhu cầu thứ yếu (nhu cầu cao cấp) trong đó có cả nhu cầu đi du lịch.

Khoa học công nghệ phát triển không những thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà nó còn tác động vào việc nâng cấp, trang bị lại cơ sở vật chất kỹ thuật trong các công ty, doanh nghiệp du lịch. Khi đã được đầu tư một cách thích đáng thì khả năng phục vụ khách của công ty sẽ được tốt hơn, đáp ứng được nhanh nhất mọi nhu cầu của khách du lịch. Bởi vì, nhu cầu đi du lịch nằm trong nhu cầu cao cấp, khách du lịch luôn đòi hỏi được phục vụ một cách tốt nhất. Do đó, các công ty lữ hành cần phải trang bị lại một cách đồng bộ từ nơi làm việc, cơ sở vật chất kỹ thuật trong công ty cho đến những phương tiện vận chuyển. Từ đó sẽ thu hút được khách du lịch đến và tiêu thụ các sản phẩm của Công ty, tạo ra uy tín, danh tiếng của công ty trên thị trường trong và ngoài nước.

Khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành nghề. Tuy nhiên tuỳ theo từng lĩnh vực chúng sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật không ảnh hưởng trực tiếp nhiều đến ngành du lịch nhưng nó có tác động rất lớn đến các ngành khác hỗ trợ cho du lịch phát triển như ngành giao thông vận tải, hàng loạt loại phương tiện vận chuyển tàu hoả, ô tô hiện đại, tiện nghi ra đời đặc biệt là nhiều loại máy bay hiện đại như Boeing 767, Boeing 777, Airbus A321 … giúp cho khách quốc tế đến với Việt Nam thuận lợi hơn, nhanh hơn và an toàn hơn. Đối với ngành du lịch sự phát triển của

khoa học công nghệ giúp cho hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống quảng cáo, hệ thống thanh toán nhanh, chính xác và có hiệu quả hơn.

Khi kỹ thuật - công nghệ đã được áp dụng sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra với tốc độ nhanh, bền vững và ngoài ra nó còn đảm bảo việc giữ gìn vệ sinh môi trường.

Cơ hội: PS Tours thừa hưởng được thành tựu khoa học công nghệ du lịch của thế giới và trong nước điều đó tại thuận lợi cho PST ứng dụng vào trong hoạt động thông tin liên lạc, quảng cáo, tính toán một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Thách thức: Khi mà khoa học công nghệ trên thế giới không ngừng phát triển, điều này đòi hỏi PS Tours có những thay đổi và thích ứng kịp thời trước những sự biến đổi đó để tránh khỏi nguy cơ bị tụt hậu về công nghệ và khả năng xâm lấn thị trường của các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài và doanh nghiệp trẻ sẽ tăng cao.

2.2.1.4. Môi trường văn hoá - xã hội

Việt Nam với 4000 năm lịch sử đã hình thành nên một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Một nền văn hoá pha trộn của nhiều dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với nhiều di tích văn hoá lịch sử như: cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, văn hoá cồng chiêng Hoà Bình, lễ hội dân gian…, cộng đồng người Việt Nam có 54 thành phần dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc đặc trưng cho một nền văn hoá. Mỗi dân tộc giữ cho mình một bản sắc riêng biệt với những phong tục tập quán khác nhau. Điều đó tạo ra sự phong phú đa dạng trong nền văn hoá nước ta [24]. Tất cả tạo nên thế mạnh đáng kể trong việc phát triển du lịch ở Việt Nam. Nó cũng là nguồn lực to lớn

Một phần của tài liệu 02050003169 (Trang 69 - 80)