Xác định mục tiêu và định hướng chiến lược kinh doanh cho các doanh

Một phần của tài liệu 02050003169 (Trang 45 - 48)

6. Cấu trúc của đề tài

1.2.4.Xác định mục tiêu và định hướng chiến lược kinh doanh cho các doanh

Xác định các bất hợp lý và các vấn đề cần được nghiên cứu. Khả năng linh hoạt của yếu tố cơ cấu trước những biến động nhanh chóng của môi trường và hoạt động kinh doanh.

Mục tiêu của phân tích yếu tố bên trong là nhận định điểm mạnh và điểm yếu của công ty. Trong đó, điểm mạnh được biểu hiện là mọi nhân tố từ bên trong cho phép công ty đạt được các mục tiêu, tận dụng được các cơ hội và tránh được nguy cơ. Điểm yếu được hiểu là mọi hạn chế bên trong làm cho công ty gặp khó khăn hơn trong vấn đề đạt được mục tiêu cũng như tận dụng cơ hội và tránh khỏi nguy cơ.

Bảng 1.2. Một số ví dụ về điểm mạnh và điểm yếu

Điểm mạnh Điểm yếu

- Giá thành thấp - Quản lý kém hiệu quả

- Thiết kế tour độc đáo - Thiếu nhân lực trong mùa du lịch - Quan hệ khách hàng tốt - Thiết bị kỹ thuật lạc hậu

- Xúc tiến và quảng cáo hiệu quả -Dịch vụ khách hàng chưa đầy đủ - Danh tiếng tốt - Thiếu quy hoạch chiến lược - Nguồn nhân lực - Thiếu phát triển sản phẩm mới

1.2.4. Xác định mục tiêu và định hướng chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp lữ hành doanh nghiệp lữ hành

Thông thường về mặt thời gian, doanh nghiệp có hai loại mục tiêu: ngắn hạn và dài hạn. Việc xác định khoảng thời gian cho ngắn hạn, dài hạn phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp và đặc điểm cụ thể của sản phẩm. Mục tiêu ngắn hạn thường trong phạm vi một năm, có khi chỉ là một mùa vụ. Mục tiêu dài hạn phụ thuộc vào khoảng thời gian cần thiết để thực hiện một quyết định cụ thể.

Các doanh nghiệp lữ hành thường theo đuổi nhiều mục tiêu, trong đó có những mục tiêu chính: Lợi nhuận, sự tăng trưởng phát triển mở rộng thị trường kinh doanh của doanh nghiệp, phát triển thương hiệu, thoả mãn nhu cầu của du khách, khai thác, thu hút nhiều nguồn khách quốc tế và trong nước, góp phần phát triển du lịch địa phương, đa dạng dòng sản phẩm du lịch, dịch vụ lữ hành tại các vùng miền và quảng bá điểm đến của những di sản văn hóa đối với du khách trong và ngoài nước.

Xác định mục tiêu còn để chỉ đạo các giai đoạn tiếp theo của quá trình chiến lược, là căn cứ để kiểm tra hiệu chỉnh chiến lược.

1.2.4.3. Quy trình xây dựng chiến lược

Để tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp thì nó cũng phải được tiến hành theo trình tự các bước từ việc phân tích và dự báo về môi trường kinh doanh cho đến việc xác định các nhiệm vụ để thực thi, triển khai chiến lược. Nếu như ta không tiến hành theo một trình tự thì không thể xây dựng được một chiến lược đúng đắn và phù hợp. Vì vậy, nó sẽ phải tuân theo những nguyên tắc nhất định.

B1 B3 B2 B4 B5 B6 B7 B8

Bước 1: Phân tích và dự báo về môi trường kinh doanh. Từ đó phân tích dự báo về thị trường, trong đó quan trọng nhất là thị trường khách du lịch.

Bước 2: Tổng hợp kết quả phân tích và dự báo về môi trường kinh doanh theo hai hướng:

+Xác định các thời cơ, cơ hội và những thuận lợi về môi trường kinh doanh.

+Xác định các rủi ro, đe doạ và các cạm bẫy của thị trường đối với hoạt động kinh doanh.

Bước 3: Phân tích và đánh giá đúng thực trạng của công ty. +Thực trạng tài chính.

+Phân tích về số lượng, chất lượng, cơ cấu của đội ngũ lao động. +Đánh giá thực trạng cơ cấu tổ chức của công ty và khả năng thích ứng của cơ cấu này trước biến động của môi trường và điều kiện kinh doanh mới.

Bước 4: Tổng hợp kết quả phân tích và đánh giá thực trạng của công ty.

+Xác định các điểm mạnh, các lợi thế so sánh của công ty so với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trường.

+Xác định các điểm yếu, các bất lợi của công ty so với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trường.

Bước 5: Nghiên cứu các triết lý kinh doanh, ý chí, nguyện vọng của những người đứng đầu công ty.

Bước 6: Xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh (Được hình thành trên cơ sở kết quả của các bước 2, 4, 5). Có thể đưa ra phương pháp xây dựng: Các công ty trên thế giới áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để xây dựng các phương án chiến lược nhưng phương án phù hợp với điều kiện nước ta nhất đó là phương pháp ma trận S.W.O.T.

Bước 7: So sánh, đánh giá và lựa chọn phương án chiến lược kinh doanh. Khi so sánh và đánh giá các phương án chiến lược với nhau thì chúng ta phải sử dụng một hệ thống các tiêu chuẩn và chỉ tiêu. Và khi lựa chọn phương án

chiến lược để đưa vào áp dụng trong thực tế thì phải căn cứ vào mục tiêu ưu tiên trong thời kỳ chiến lược của công ty.

Bước 8: Xác định các nhiệm vụ nhằm thực thi, triển khai chiến lược.

+Cụ thể hoá các mục tiêu chiến lược ra thành các chương trình, phương án kinh doanh, các dự án để thực thi chiến lược.

+Xây dựng các chính sách và các giải pháp lớn để triển khai chiến lược.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu 02050003169 (Trang 45 - 48)