Phân tích quá trình lựa chọn mô hình đầu tư

Một phần của tài liệu Báo cáo "Chiến lược kinh doanh KFC" pptx (Trang 47 - 49)

KFC được coi là một trong những thương hiệu gạo cội, điển hình trong ngành kinh doanh thức ăn nhanh với hình thức kinh doanh Franchise trên toàn thế giới.

Sau gần 12 năm có mặt tại Việt Nam, KFC đã gặt hái được những thành công nhất định. Vậy KFC đã kinh doanh và hoạt động như thế nào tại Việt Nam, KFC Việt Nam có gì khác với KFC thế giới. Đây là những câu hỏi mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần này.

Những năm 1998, khi mà khái niệm Franchise ở Việt Nam còn hết sức mới mẻ, khi mà Việt Nam đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, sức mua kém, dân chúng còn nghèo, khẩu vị lạ lẫm, cạnh tranh với kiểu fastfood Việt Nam vừa rẻ vừa ngon, lại là nét văn hóa truyền thống từ xưa đến nay của Việt Nam. Vậy KFC đã bước vào thị trường này như thế nào?

Trước tiên, về cơ bản Franchise có 3 hình thức như sau:

Single-unit franchise: là hình thức mua bán franchise đơn lẻ, người mua ký

hợp đồng trực tiếp với người bán (là chủ của thương hiệu hoặc một master franchise khác), sau đó mở ra một đơn vị kinh doanh tại một địa điểm nhất định. Nếu như người mua muốn mở thêm đơn vị kinh doanh thì phải kí kết hợp đồng mới, người mua không được phép nhượng quyền lại.

Master franchise: là hình thức mua franchise mà người mua được phép thực

hiện nhượng quyền tại một khu vực, lãnh thổ cụ thể và cam kết phát triển về số lượng đơn vị kinh doanh nhượng quyền trong từng giai đoạn cụ thể với bên bán.

Area development franchise: là hình thức mua franchise giống như loại 1,

nhưng người mua có thể được độc quyền mở ra nhiều đơn vị kinh doanh ( theo hợp đồng với người bán) tại một khu vực, lãnh thổ, thời gian nhất định. Người mua cũng không được phép nhượng quyền lại.

Qua việc tham khảo các tài liệu và tìm hiểu thông qua trang web công ty nắm giữ thương hiệu KFC là yumfranchise.com, nhóm nhận định rằng KFC International không bán Franchise cho cá nhân mà bán hợp đồng Master-franchise, thành lập công ty liên doanh KFC tại thị trường Việt Nam, thực hiện việc mở và quản lý chuỗi cửa hàng kinh doanh.

Trước tiên, KFC chọn thành phố Hồ Chí Minh là điểm đến đầu tiên, cũng dễ hiểu vì đây là thành phố thuận tiện nhất cho việc kinh doanh của KFC, dân cư đông, thu nhập khá nhất Việt Nam, lối sống hiện đại nhất thời điểm đó. Tuy nhiên, KFC cũng không quá lạc quan, đến Việt Nam với tâm lý chuẩn bị sẵn là sẽ hết sức khó khăn để chiếm được thị trường này, sẵn sàng chịu lỗ để thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Và quả thật, phải mất tới 7 năm để KFC có thể gọi là kinh doanh có lãi tại Việt Nam. Hiện nay KFC có 75 cửa hàng ở Việt Nam, trong đó Tp Hồ Chí Minh chiếm 47 cửa hàng, Hà Nội có 15 cửa hàng, các thành phố khác như Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ, Đalak, Huế, Hải phòng có từ 1 đến 3 cưả hàng.

Tất cả 75 cửa hàng này đều do công ty liên doanh KFC Việt Nam độc quyền thành lập, công ty hiện nay chưa bán franchise với cá nhân khác. Theo nhận định của nhóm thì công ty KFC Việt Nam chưa bán franchise cho cá nhân nào vì tiềm lực tài chính, khả năng hoạt động, điều hành của các cá nhân ở Việt Nam trong việc kinh doanh nhượng quyền còn rất hạn chế, khiến thương hiệu nổi tiếng này chưa dám thực hiện kinh doanh nhượng quyền.

Các cửa hàng KFC Việt Nam đều có một sự thống nhất, dễ dàng nhận thấy với tông màu màu đỏ, trắng, và hình ảnh ông Sander. Đặc biệt dễ dàng tìm thấy cửa hàng KFC vì đều nằm ở những địa điểm hot, trung tâm thành phố, nơi gần trường học, ngay ngã 3, ngã 4. Các cửa hàng KFC Việt Nam cũng có mặt tại các trung tâm mua sắm, siêu thị nổi tiếng giống như mô hình ở các nước khác, chẳng hạn như bạn sẽ tìm được KFC ở diamond, nowzone, coopmart, bigC, maximart …Rõ ràng KFC Việt Nam vẫn giữ đúng phong cách của KFC international.

Một phần của tài liệu Báo cáo "Chiến lược kinh doanh KFC" pptx (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w