Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn (5) (Trang 88 - 91)

6. Cấu trúc của đề tài

4.2.2. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch

Cơ chế chính sách thông thoáng là chìa khóa thành công trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Bài học “Chỉ xin cơ chế, không xin tiền” của thành phố Đà Nẵng trong phát triển những năm gần đây là một ví dụ cho thấy những cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù là rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của du lịch.

Xác định thành phố Buôn Mê Thuột là trọng tâm đầu tư phát triển du lịch có kết nối với các khu vực trong Tỉnh. “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Buôn Mê Thuột – Đăk Lăk đến năm 2025” theo quyết định 249/QĐ-TT xác định “Phấn đấu đến năm 2025 là một thành phố văn minh, hiện đại với quy hoạch tổng thể về phát triển du lịch, công nghiệp, khoa học – kỹ thuật, giáo dục – đào tạo, y tế, thể thao – văn hóa, trở thành đô thị trung tâm của vùng Tây Nguyên,

góp phần hình thành được liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương trong vùng một cách toàn diện, đồng bộ với sản phẩm du lịch đặc trưng, đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển, góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn, đảm bảo an ninh”.

Để phục vụ phát triển du lịch, tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển du lịch Tây Nguyên giai đoạn 2014 – 2020 ước khoảng 60. 270 tỷ đồng (2.940 triệu USD) bao gồm vốn đầu tư từ ngân sách và vốn huy động từ các thành phần kinh tế khác, trong đó sẽ tập trung hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, hình thành trọng điểm du lịch và liên kết không gian du lịch xanh, sạch, vững mạnh của vùng. Cam kết thực hiện các chính sách và giải pháp ưu đãi nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch Buôn Mê Thuột – Đăk Lăk.

Tăng cường các hình thức ưu đãi, hợp tác đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt với các sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Đăk Lăk. Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng du lịch; Triển khai các cơ chế hỗ trợ của Chính phủ, địa phương phải cam kết đồng hành cùng nhà đầu tư, Tỉnh cần tăng cường đẩy mạnh xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng về giao thông huyết mạch có tính chất liên vùng như: đường bộ: hoàn thiện tuyến quốc lộ 14 - nối Tây Nguyên với các vùng kinh tế trọng điểm và các cảng biển, tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia; Đường hàng không: đầu tư nâng cấp sân bay Buôn Mê Thuột trở thành sân bay quốc tế, mở thêm các đường bay mới kết nối vùng Tây Nguyên với các đô thị trong nước.

Tỉnh cần chủ động xây dựng, thúc đẩy cơ chế phối hợp, liên kết với các tỉnh Tây Nguyên và Miền Trung để tăng thu hút vốn đầu tư. UBND Tp Buôn Mê Thuột và tỉnh Đăk Lăk cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và Cục Đầu tư nước ngoài, Trung tâm xúc tiến đầu tư (XTĐT) miền Trung, phối hợp đại diện XTĐT tại các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, Liên minh Châu Âu, Hàn Quốc...tổ chức đoàn đi XTĐT ở nước ngoài ít nhất 2 năm/lần nhằm hỗ trợ nhau

ngành, liên vùng giải quyết khó khăn, vướng mắt cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong phát triển sản phẩm du lịch.

Đổi mới công tác quản lý nhà nước về du lịch; Có chính sách phù hợp về chế độ đãi ngộ, thủ tục thông thoáng để kêu gọi thu hút nhà đầu tư tham gia vào quá trình thiết kế xây dựng nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, mang nét đặc trưng riêng, có tính cạnh tranh cao; Chú trọng phát triển chuỗi giá trị du lịch cà phê.

Tỉnh cũng cần triển khai các ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực du lịch đặc thù. Tăng vốn đầu tư hỗ trợ ngân sách từ TW ở giai đoạn đầu, chẳng hạn, hỗ trợ 50% giá trị đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu; Hỗ trợ 50% mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay của ngân hàng và quỹ đầu tư phát triển trong vòng 5 năm.

Tỉnh và các sở ban ngành có liên quan cần xem xét tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách trong đầu tư phát triển du lịch đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước có tham gia dự án du lịch trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ nguồn vốn cần thiết cho công tác sáng tạo, xây dựng, thiết kế và phát triển các loại hình sản phẩm du lịch mới, đặc sắc,có tính đặc thù mà điển hình là sản phẩm du lịch cà phê đặc trưng.

Nâng cấp đường giao thông tại các khu vực dẫn vào khu, điểm du lịch tham quan tìm hiểu về cà phê. Lắp đặt và hoàn thiện hệ thống chiếu sáng, biển bảo chỉ dẫn và các công trình phụ trợ chức năng nhằm tạo điều kiện quan sát rõ ràng và an toàn cho người dân và du khách trong hoạt động sinh hoạttham quan du lịch.

Cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ cộng đồng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo kỹ năng tổ chức và quản lý hoạt động du lịch tại cộng đồng. Đầu tư xây dựng các công trình như: khu nhà nghỉ, khu mua sắm, quầy lưu niệm, khu vực vệ sinh công cộng, điểm dừng chân, trạm y tế, hệ thống thông tin liên lạc,...một cách đồng bộ tại các lối ra vào khu, điểm tham quan du lịch tìm hiểu cà phê ; Hỗ trợ người dân trong hoạt độngkinh doanh dịch vụ để tăng hiệu quả thu hút và phục vụ du khách. Hiện nay, còn khá nhiều các điểm tham quan dẫn vào khu vườn cà phê vẫn chưa được nâng cấp đường xá, gây cản trợ hoạt động đi lại cho du khách và người dân, thiếu các quầy cung cấp cũng như bán các sản phẩm tiêu dùng cần thiết để phục vụ nhu cầu du khách.

Chính quyền cần quan tâm mở các lớp đào tạo về du lịch nhằm trang bị kiến thức chuyên sâu cũng như kỹ năng để người dân, đặc biệt là các hộ dân sinh sống lân cận và các cá nhân có tham gia trực tiếp vào hoạt động hướng dẫn du khách tham quan tìm hiểu về cà phê để có thể phục vụ khách tốt hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn (5) (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w