6. Kết cấu luận văn
1.2.5. Tổ chức cung cấp thông tin kế toán
Báo cáo kế toán là kết quả công tác kế toán trong doanh nghiệp, là nguồn thông tin quan trọng cho các nhà quản trị doanh nghiệp cũng nhƣ các đối tƣợng khác bên ngoài doanh nghiệp trong đó có các cơ quan chức năng của Nhà nƣớc.
Báo cáo kế toán gồm hai phân hệ: hệ thống báo cáo tài chính và hệ thống báo cáo quản trị.
Báo cáo tài chính : bao gồm những báo cáo đƣợc Nhà nƣớc quy định thống nhất, mang tính chất bắt buộc mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm lập theo đúng mẫu quy định, đúng phƣơng pháp và phải gửi, nộp cho các nơi theo quy định đúng thời hạn [16]. Báo cáo tài chính có tính pháp lý cao, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nƣớc. Báo cáo tài chính phản ánh một cách tổng quát và toàn diện tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và công nợ cũng nhƣ kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho các nhà quản trị và các đối tƣợng bên ngoài doanh nghiệp có lợi ích liên quan nhận biết đƣợc tình hình kinh tế- tài chính, quá trình và kết quả hoạt động của đơn vị và đề ra các quyết định cần thiết.
Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ; Bảng thuyết minh báo cáo tài chính.
Nội dung báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm: Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn; Nợ phải trả, vốn chủ sở hữu; Doanh thu, chi phí; Lãi, lỗ, phân chia kết quả kinh doanh (bù lỗ hoặc phân phối lãi); Thuế và các khoản phải nộp; Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán; Các luồng tiền.
Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kế toán phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính.
Báo cáo kế toán quản trị : bao gồm các báo cáo đƣợc lập để phục vụ cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp ở các cấp độ khác nhau. Tuỳ theo yêu cầu quản lý mà báo cáo kế toán quản trị có những nội dung cụ thể khác nhau. Thông tin trên báo cáo kế toán quản trị chỉ phục vụ cho yêu cầu quản trị kinh doanh nội bộ doanh nghiệp. Hệ thống báo cáo kế toán của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn không những đối với các cơ quan, đơn vị và cá nhân bên ngoài doanh nghiệp mà còn có ỹ nghĩa trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Ý nghĩa của báo cáo kế toán đƣợc thể hiện qua một số điểm cơ bản sau:
- Cung cấp thông tin quan trọng cần thiết cho việc kiểm tra, đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế- tài chính của doanh nghiệp, tình hình chấp hành các chế độ kinh tế- tài chính của doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp về tiềm lực của doanh nghiệp, tình hình công nợ, tình hình thu chi tài chính, khả năng tài chính, khả năng thanh toán, nhu cầu về vốn của doanh nghiệp…để có các quyết định phù hợp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của chính bản thân doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin cho các nhà đầu tƣ, các chủ nợ, ngân hàng, đại lý và các đối tác kinh doanh về thực trạng tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh, triển vọng thu nhập, khả năng thanh toán, nhu cầu về vốn…để quyết định hƣớng đầu tƣ, quy mô đầu tƣ và các quyết định quan trọng khác.
- Cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nƣớc để kiểm soát tinh hình kinh doanh của doanh nghiệp theo đúng chính sách chế độ, đúng pháp luật, để thu thuế và ra những quyết định cho những vấn đề kinh tế-xã hội.
- Để đáp ứng đƣợc vai trò quan trọng của hệ thống báo cáo kế toán, việc tổ chức hệ thống báo cáo kế toán phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu sau:
Các báo cáo phải đƣợc lập theo đúng biểu mẫu quy định. Các nội dung, các phƣơng pháp xác định chỉ tiêu trên các báo cáo phải thống nhất. Có đảm bảo đƣợc yêu cầu này, việc lập các báo cáo mới có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu thông tin cho các đối tƣợng sử dụng khác nhau, có thể so sánh đƣợc giữa các kỳ và giữa các doanh nghiệp với nhau.
- Báo cáo kế toán phải trung thực, chính xác, đảm bảo tính khách quan về tình hình thực tế của doanh nghiệp.
- Các chỉ tiêu trên báo cáo phải liên hệ chặt chẽ với nhau, cơ sở của nhau, bổ sung cho nhau. Có nhƣ vậy mới có thể đánh giá đƣợc tính hợp lý, khách quan, trung thực của báo cáo. Báo cáo tài chính phải đƣợc lập và gửi đúng hạn.