ẩm trong than antraxit 1-4% , sự chênh lệch nhau quá lớn này phụ thuộc vào cấu trúc của sinh khối, lượng ẩm này chủ yếu hấp phụ vào trong các mao quản xốp của celulozo làm trương nở ống. Do vậy, trong điều kiện độ ẩm cân bằng với môi trường thì sinh khối lượng hấp phụ nước nhiều hơn than và bản thân sinh khối có chứa nước trong các lỗ nhỏ của sợi mao mạch trong quá trình sinh trưởng và phát triển.
Bảng 5.3.Độ ẩm của sinh khối và than phân tích
Đặc tính Rơm Trấu Mùn cưa VD HG CP AB1
W-as 12,9 12,4 14,2 - - -
W-dr 12,4 12,2 15,3 4,04 1,54 1,69 20,30
Đồ thị 5.1. lượng ẩm chứa trong than và sinh khối. Từ đồ thị trên thấy được :
Hàm lượng ẩm cần bằng của sinh khối cao hơn rất nhiều so với than antraxit VD, HG, CP. Lượng ẩm lại tương đương với than biến tính thấp là than AB1. Lượng ẩm của sinh khối lớn nên gây khó khăn khi đốt trực tiếp cùng với than trong lò vì :
- Tốn năng lượng cấp nhiệt để gia nhiệt cho sinh khối thoát ẩm.
Tuy nhiên, khi phân tích nhiệt( mục 6.7 ) ta thấy rằng khi gia nhiệt xấp xỉ 1000C hầu hết lượng ẩm thoát ra hoàn toàn từ 70-80% tổng lượng ẩm ban đầu. Vì vậy có thể xử lý hàm lượng ẩm của sinh khối bằng nhiệt trước khi đi đốt kèm cùng than.
0 5 10 15 20 25 Rơm Trấu Mùn cưa VD HG CP AB1 W-dr
Trang 51 III.2.2. Xác định lượng chất bốc :
Bảng 5.4. Hàm lượng chất bốc của các mẫu sinh khối và than.
Mẫu Vad (%) Vdr (%) Vdaf(%) Rơm 69,60 80,37 93,36 Trấu 67,38 76,74 90,66 Mùn cưa 82,98 97,97 99,76 VD 3,86 4,02 5,08 HG 7,23 7,24 8,93 CP 6,45 6,54 7,64
Từ số liệu dưới đây cho thấy: Lượng chất bốc chứa trong sinh khối chiếm một khối lượng rất lớn gấp hàng chục lần so với than, đặc biệt là so với than antraxit. Tỷ lệ chất bốc chứa trong sinh khối rất lớn nên hàm lượng cacbon tổng tương đối cao, tuy nhiên lượng cacbon rắn lại rất thấp, đây cũng chính là vấn đề cần giải quyết để làm tăng lượng cacbon rắn và giảm lượng cacbon khí trong chất bốc của sinh khối. Chính vì vậy, sinh khối muốn đốt kèm than phải trải qua quá trình xử lý trước khi đốt.
III.2.3. Phân tích hàm lượng tro :
Tro là phần còn lại sau quá trình cháy. Thành phần tro chủ yếu là các oxit kim loại. Thuộc tính nóng chảy của tro là một trong những yếu tố quan trong cho việc lựa chọn chế độ công nghệ đốt của lò than. Các than có thành phần Ca và Fe cao thường có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn do tính chất trợ dung của các khoáng này. Thành phần các oxit kim loại trong tro của các mẫu than được phân tích và tổng hợp trong bảng 5.5.( Kết quả phân tích hàm lượng tro mẫu sinh khối và số liệu quy đổi ).
Bảng 5. 5.Hàm lượng tro của mẫu sinh khối và than
Mẫu Rơm Trấu Mùn cưa VD HG CP AB1
Đặc tính kỹ thuật
Aad 12,05 13,48 1,52 19,96 17,49 13,93 14,91
Adr 13,91 15,35 1,79 20,8 17,76 14,16 18,71