Kết quả mô phỏng và đánh giá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống mimo và ứng dụng trong lte (Trang 79 - 83)

Ta tiến hành mô phỏng với những thông số của hệ thống như phần 3.3:

Hình 3.10 Hệ thống MIMO 8x8 trong LTE-A đường xuống Kết quả mô phỏng được thể hiện như bảng dưới đây:

Bảng 3.1 Mối quan hệ giữa thông lượng và SNR

SNR (dB) Throughput (Mbps) Throughput Fraction (%) 14 16.58 22 16 18.09 24 18 26.38 35 20 38.44 51 22 50.13 66.5 24 55.78 74

Học viên thực hiện: Hoàng Công Toàn Page 79

 Có thể thấy rằng khi tỷ số SNR càng cao thì thông lượng của hệ thống càng tăng và gần đến giá trị lớn nhất (Khoảng 75 Mbps). Và thông lượng lớn nhất có thể đạt được cũng nhỏ hơn rất nhiều so với tính toán lý thuyết (201.6 Mbps) do điều kiện mô phỏng khác xa so với lý thuyết (Không tính đến nhiễu, lỗi gói, mất gói… )

Ta tăng băng thông của hệ thống từ 10 MHz lên 20 MHz rồi mô phỏng, thu được kết quả như bảng dưới đây:

Bảng 3.2 Mối quan hệ giữa thông lượng và băng thông

SNR (dB)

Throughput (Mbps) Throughput Fraction (%)

BW = 10 MHz BW = 20 MHz BW = 10 MHz BW = 20 MHz 14 16.58 25.46 22 17 16 18.09 29.21 24 19.5 18 26.38 49.43 35 33 20 38.44 76.39 51 51 22 50.13 84.62 66.5 56.5 24 55.78 98.1 74 65.5

Học viên thực hiện: Hoàng Công Toàn Page 80 Hình 3.12 Sự phụ thuộc của thông lượng với tỷ số SNR

 Ta có một số nhận xét sau:

+ Khi tăng băng thông của hệ thống lên gấp 2 lần (từ 10 MHz lên 20 MHz) thì thông lượng của hệ thống cũng tăng tương ứng (gần 2 lần) đúng với lý thuyết.

+ Ảnh hưởng của nhiễu (SNR) lên thông lượng rõ ràng hơn khi ta tăng băng thông của hệ thống (từ 10 MHz lên 20 MHz).

Học viên thực hiện: Hoàng Công Toàn Page 81

Chương 4. Kết luận chung và hướng phát triển của đề tài

Đề tài đã trình bày tổng quan cũng như đi sâu phân tích một số kỹ thuật trong hệ thống MIMO-OFDM, đồng thời cũng cho thấy được ưu điểm và nhược điểm của hệ thống này trong hệ thống thông tin không dây.

Các kỹ thuật ưu việt của hệ thống MIMO như hệ thống MIMO 8x8 anten và kỹ thuật ghép kênh theo không gian (SDM) đã được ứng dụng vào trong hệ thống MIMO 8x8 trong LTE-A đường xuống nhằm đạt được các mục tiêu cao về tốc độ của hệ thống LTE_Advanced. Qua các kết quả mô phỏng, ta có thể rút ra một số kết luận về hệ thống MIMO 8x8 trong LTE-A đường xuống:

+ Nhiễu kênh truyền ảnh hưởng lớn tới thông lượng của hệ thống.

+ Trong cùng một điều kiện kênh truyền, băng thông hệ thống càng cao thì tốc độ của hệ thống càng lớn nhưng ảnh hưởng của nhiễu kênh truyền cũng lớn hơn.

Hệ thống MIMO 8x8 trong LTE-A đường xuống được mô phỏng trong đề tài mới chỉ mô phỏng hệ thống SU-MIMO (một người dùng). Để hiểu sâu hơn về các kỹ thuật MIMO được ứng dụng trong hệ thống LTE-Advanced cũng như đánh giá được chính xác dung lượng cell của hệ thống LTE-Advanced, ta cần nghiên cứu và mô phỏng hệ thống MU-MIMO (nhiều người dùng).

Học viên thực hiện: Hoàng Công Toàn Page 82

Tài liệu tham khảo :

[1]. Ts. Nguyễn Phạm Anh Dũng, Giáo trình Lộ trình phát triển thông tin di động 3G lên 4G, NXB Thông tin và Truyền thông.

[2] TS. Phan Hồng Phương, KS.Lâm Chi Thương, “Kỹ thuật phân tập anten trong cải

thiện dung lượng hệ thống MIMO”.

[3] Ths.Nguyễn Ngọc Tiến, “Một số vấn đề kỹ thuật trong hệ thống OFDM”, Tạp chí

bưu chính Viễn Thông và Công nghệ thông tin, 29/09/2003.

[4] Ths. Nguyễn Anh Tuấn, “Phương pháp mã hóa không gian thời gian trong các hệ

thống MIMO và một số hướng nghiên cứu”, bài báo trình tại hội nghị khoa học lần thứ VI.

[5] Erik Dahlman, Stefan Parkvall, and Johan Sköld; 4G LTE/LTE-Advanced for Mobile Broadband.

[6] Http://www.agilent.com/

[7] Stefania Sesia, Issam Toufik and Matthew Baker, LTE - The UMTS Long Term Evolution.

[8] John R.Barry, “Broadband MIMO OFDM wireless communications”, 2004

[9] Vahid Tarokh, Hamid Jafarkhani, and A. R. Calderbank. "Space–time block codes

from orthogonal designs". IEEE Transactions on Information Theory : 744–765, July

1999.

[10] Vahid Tarokh, A.Robert Calderbank, “Space-Time Block Coding for Wireless

Communications”. IEEE journal on selected areas in communication, March 1999

[11] Brank Vucetic, Jinhong Yuan, John Wily& Son, “Space Time Coding”, 2003. [12] Xiupei Zhang, Jangsu Kim, and Heung-Gyoon Ryu; Multi-Access Interference in LTE Uplink with Multiple Carrier Frequency Offsets; Department of Electronic Engineering, Chungbuk National University, Cheong Ju, Korea 316-763; 2009 IEEE.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống mimo và ứng dụng trong lte (Trang 79 - 83)