Kế hoạch nâng cao chất lượng đô thị

Một phần của tài liệu 3_ De an TP Kon Tum LOAI II (Trang 84 - 89)

a. Phát triển kinh tế

* Thương mại dịch vụ

- Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án sắp xếp, bố trí phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Kon Tum.

- Đầu tư phát triển các làng đồng bào dân tộc thiểu số nội thành thành phố Kon Tum thành các điểm du lịch cộng đồng gắn với các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số thành phố Kon Tum, nhằm tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố, của tỉnh.

- Phát triển và khôi phục các ngành, nghề truyền thống (Dệt thổ cẩm, mây tre đan, hàng lưu niệm...) góp phần giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp nông thôn sang lao động công nghiệp. Phát triển các thôn, làng người dân tộc thiểu số trong nội thành theo hướng kết hợp du lịch văn hóa và phát triển ngành nghề truyền thống.

* Công nghiệp: Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đã được thành lập trên địa bàn thành phố. Triển khai đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Sao Mai làm cơ sở thu hút phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhằm chuyển đổi, sắp xếp lại lực lượng lao động.

* Nông – lâm – thủy sản:

- Hình thành các vùng chuyên canh rau sạch ở những xã, phường có điều kiện phù hợp (phường Thắng Lợi, Thống Nhất, xã Đoàn Kết, Ia Chim), từng bước hình thành các vùng trồng hoa, cây cảnh, rau sạch, rau an toàn.

- Tập trung phát triển chăn nuôi ở một số xã: Chư Hreng, Hòa Bình, Đăk Rơ Wa, Ia Chim; trong đó đặc biệt coi trọng việc sử dụng con giống có chất lượng và công tác thú y.

- Triển khai thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố Kon Tum.

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, trong đó khuyến khích các doanh nghiệp trích lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ để tạo nguồn tài chính

Đề án đề nghị công nhận thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum là đô thị loại II

đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp thông qua hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển, đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, hợp lý hoá sản xuất nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm; tăng cường chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, triển khai rộng rãi quy trình sản xuất rau an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) đến người sản xuất nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân.

* Du lịch

- Đầu tư du lịch trọng tâm, trọng điểm gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc thành phố Kon Tum như đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch cộng đồng làng Kon Ktu thuộc xã Đăk Rơ Wa; kêu gọi đầu tư khai thác cảnh quan hồ Đăk Yên thuộc xã Hòa Bình, Khu du lịch sinh thái - lòng hồ YaLy, Khu du lịch Ia Chim, Khu du lịch nghỉ dưỡng phía Nam sông Đăk Bla…

- Phát triển một số thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số trong nội thành theo hướng kết hợp du lịch tìm hiểu văn hóa bản địa và phát triển ngành nghề truyền thống.

- Quan tâm công tác tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, xây dựng các cụm, tuyến du lịch, phát triển các làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch…; kêu gọi xã hội hóa du lịch nhằm tranh thủ các nguồn lực của xã hội để đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí...

- Thường xuyên mở các lớp nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho lao động; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân trong bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên tại các khu, điểm du lịch. Thông qua hoạt động du lịch, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của người dân địa phương đến được với du khách trong nước và quốc tế, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

b. Phát triển hạ tầng xã hội của đô thị

* Thu hút các nhà đầu tư khu dân cư, khu đô thị mới:

Nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, tăng diện tích nhà ở, cải tạo tiêu chí về kiến trúc cảnh quan đô thị, ưu tiên thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng dần hoàn thiện khu đô thị trung tâm cũ và khu đô thị mới mới.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng và hoàn thiện các khu đô thị mới trên địa bàn như Khu đô thị phía Nam cầu Đăk Bla, Khu dân cư Hoàng Thành, Khu dân cư Tây Bắc phường Duy Tân, đồng thời cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật đường giao thông, thoát nước đảm bảo đồng bộ; thực hiện chỉnh trang lại các khu dân cư hiện có (Khu Sân vận động cũ, Khu Sân bay đường Bà Triệu, Khu Nhà máy Bia cũ, khu dân cư Trần Cao Vân…) nhằm thu hút người dân đến tập trung sinh sống, xây dựng nhà của tại các khu này.

Đề án đề nghị công nhận thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum là đô thị loại II

* Công trình y tế - giáo dục - Y tế:

+ Nâng cấp bệnh viện Đa khoa tỉnh từ bệnh viện loại II lên bệnh viện loại I quy mô 750 giường bệnh.

+ Xây dựng Bệnh viện chất lượng cao.

+ Nâng cấp, cải tạo các trạm y tế phường, xã trên địa bàn thành phố. - Giáo dục:

+ Đầu tư xây dựng nâng cấp Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum thành trường Đại học.

+ Xây mới 02 trường PTTH tại phường mới Vinh Quang, Đăk Cấm.

+ Đầu tư xây dựng trường học chất lượng cao tại phường Trường Chinh, Ngô Mây.

+ Đầu tư xây dựng trung tâm giáo dục đào tạo (làng đại học) tại phường Ngô Mây.

c. Công trình thương mại, dịch vụ, du lịch:

- Nâng cấp, mở rộng Trung tâm thương mại gắn với sử dụng vị trí rạp chiếu bóng 16/3.

- Xây mới 03 chợ tại phường Ngô Mây, phường Trần Hưng Đạo và xã Đăk Blà theo tiêu chuẩn chợ loại III.

- Kêu gọi đầu tư 01 siêu thị tại khu đô thị phía Nam cầu Đăk Bla. - Du lịch:

+ Kêu gọi đầu tư khách sạn (tiêu chuẩn 5 sao) tại Khu thương mại dịch vụ phía Bắc sông Đăk Bla.

+ Dự án làng nghề truyền thống gắn với du lịch văn hóa Kon Klor (quy mô 12,2ha) tại thôn Kon Klor.

+ Đầu tư điểm du lịch cộng đồng làng Kon Ktu, xã Đăk Rơ Wa (quy mô 18ha).

+ Khu du lịch nghỉ dưỡng phía Nam sông Đăk Bla (khoảng 173ha). + Khu du lịch sinh thái - lòng hồ Ia Chim (khoảng 200ha).

* Công trình văn hóa – thể thao

- Vận động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư đầu tư phát triển các công trình Văn hóa thông tin (rạp chiếu phim), TDTT (các câu lạc bộ, sân thể thao, bể bơi, nhà thi đấu...) nhằm đáp ứng nhu các giải trí và luyện tập thể dục - thể thao của người dân. Đặc biệt quan tâm phát triển ở khu vực ngoại thị vốn có quỹ đất xây dựng lớn nhưng còn thiếu nhiều công trình phục vụ.

Đề án đề nghị công nhận thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum là đô thị loại II

tennis, bóng chuyền... nhằm nâng cao trình độ vận động viên, thu hút sự quan tâm của xã hội từ đó thúc đẩy phong trào rèn luyện TDTT cũng như thu hút được các nhà đầu tư vào các công trình TDTT.

- Chú trọng công tác quản lý, bảo vệ, trùng tu, tôn tạo các công trình di tích, lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố. Đầu tư phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc.

- Kêu gọi đầu tư các công trình TDTT thuộc Khu trung tâm thể dục thể thao và các công trình phụ trợ.

- Nâng cấp, cải tạo các sân thể thao khu vực tại các phường, xã. - Kêu gọi đầu tư rạp chiếu phim.

c. Phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị

* Giao thông

Nhằm khắc phục các chỉ tiêu còn yếu về giao thông (tỷ lệ đất giao thông khu vực nội thành so với đất xây dựng trong khu vực nội thành), cần ưu tiên thực hiện nhiệm vụ sau:

- Đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trên địa bàn. Hoàn thiện và nâng cấp các tuyến giao thông đối ngoại: Đường Quốc lộ 24 đoạn qua thành phố; Tỉnh lộ 671; Xây dựng tuyến đường tránh thành phố.

- Xây dựng mới và nâng cấp các tuyến đường giao thông như: đường Trần Văn Hai nối dài (đoạn Trần Phú - Võ Nguyên Giáp), đường Trường Chinh, đường qua trung tâm phường mới Vinh Quang (đoạn Phan Đình Phùng - đường trục chính phía Tây thành phố)...

- Di dời bến xe khách hiện trạng, xây dựng bến xe khách phía Bắc tại phường Ngô Mây, xây dựng bến xe phía Đông thành phố tại xã Đăk Blà.

- Tăng cường thêm các tuyến xe bus vận chuyển khách từ thành phố đi các huyện.

- Đầu tư xây dựng tuyến đường trục chính phía Tây thành phố.

- Cải tạo mở rộng một số các tuyến phố chính, chỉnh trang vỉa hè nhằm hoàn thiện tiêu chí mật độ đường chính trong khu vực nội thành (đường bê tông, đ- ường nhựa có lộ giới ≥ 11,5m).

- Vận động nguồn vốn ODA (Dự án tăng cường cơ sở hạ tầng đô thị) để đầu tư xây dựng mới một số tuyến đường chính tại khu trung tâm phường mới Vinh Quang, Đăk Cấm, các tuyến đường quy hoạch tại các phường Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Ngô Mây (tổng chiều dài các tuyến là khoảng 20km) nhằm cải thiện bộ mặt giao thông đô thị, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Đề án đề nghị công nhận thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum là đô thị loại II

- Đầu tư bê tông hóa các đường hẻm, thôn xóm.

- Đầu tư bến bãi, điểm dừng đỗ xe phù hợp với quy hoạch.

- Đầu tư các tuyến giao thông nông thôn tại khu vực các xã để hoàn thành mục tiêu xây dựng Nông thôn mới.

* Cấp nước

- Triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng công trình Nâng cấp và mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Kon Tum đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Nâng cấp và mở rộng và xây mới nhà máy xử lý nước Kon Tum đến năm 2020 đạt công suất 20.000m3/ngày.đêm, từng bước nâng cấp đạt 43.000m3/ngày.đêm. Đến năm 2030 công suất đạt 91.000 m3/ngày.đêm.

- Mở rộng hệ thống cấp nước khu vực nội thành (các phường: Ngô Mây, Lê Lợi, Nguyễn Trãi và Trần Hưng Đạo) và các xã vùng ven đô thị ( xã Vinh Quang, Đăk Blà, Chư Hreng).

- Thực hiện tổng rà soát nhu cầu thiếu nước sinh hoạt của nhân dân và rà soát các quỹ đất công trên địa bàn quản lý. Trên cơ sở đó, giới thiệu cho công ty cổ phần Cấp nước Kon Tum khảo sát, lắp đặt trạm tăng áp cung cấp nước sinh hoạt kịp thời cho nhân dân khu vực bị thiếu nước.

- Xây dựng các trạm nước sạch tập trung tại các xã với hệ thống cấp nước sạch tập trung phục vụ nhu cầu sinh hoạt của tất cả người dân vùng nông thôn.

* Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

- Cải tạo hệ thống mương thoát nước: Nạo vét bùn, xúc xả, trám vá cho mương xây, cống thoát nước hiện có. Từng bước xây dựng hoàn thiện hệ thống đường ống thu gom nước thải.

- Đầu tư xây dựng các tuyến phố chính phải có hệ thống thoát nước sinh hoạt và nước mưa riêng biệt, nhằm xử lý triệt để nước thải theo đúng tiêu chuẩn.

- Tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức nhằm tránh việc xả nước thải sinh hoạt không đúng quy định.

- Kêu gọi đầu tư Dự án thu gom và xử lý nước thải thành phố Kon Tum và Trạm xử lý nước thải (02 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên có công suất 14.000m3/ngày.đêm).

- Tiến hành đầu tư xây dựng hệ thống cống thoát nước dọc theo các tuyến đường giao thông khu vực nội thành.

* Hệ thống cấp điện và chiếu sáng công cộng

- Nâng cấp và xây dựng mới các trạm biến áp 110KV.

Đề án đề nghị công nhận thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum là đô thị loại II

- Đầu tư xây dựng hạ ngầm đường dây một số tuyến phố dự kiến lựa chọn làm tuyến phố văn minh đô thị (Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Lê Hồng Phong...).

- Đầu tư cải tạo, xây dựng mới một số trạm biến áp 22KV và 22KV/0,4KV. - Huy động nguồn lực của nhân dân đầu tư chiếu sáng tại các ngõ hẻm đạt 100%.

- Đầu tư chiếu sáng mỹ thuật đô thị tại các tuyến phố chính các khu vực công cộng, các công viên cây xanh,…).

* Hệ thống thông tin liên

- Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ internet.

- Khuyến khích các nhà cung cấp mạng tiếp tục phát triển mạng lưới và dịch vụ theo thứ tự ưu tiên các dịch vụ mũi nhọn di động, băng rộng, công nghệ thông tin, giá trị gia tăng. Bên cạnh việc tiếp tục mở rộng và nâng cao tính chuyên nghiệp, cần đẩy mạnh các hoạt động để cải thiện chất lượng chăm sóc khách hàng.

- Mạng điện thoại di động: triển khai rộng rãi mạng di động thế hệ 4G, chuẩn bị hạ tầng đón công nghệ 5G.

* Vệ sinh môi trường

- Đôn đốc, kiểm tra công tác vệ sinh môi trường, dọn dẹp vệ sinh thu gom rác đúng theo quy định. Tăng cường dọn vệ sinh tại những khu vực công cộng.

- Quản lý chặt chẽ việc chở vật liệu, đổ chất thải xây dựng tránh việc rơi vãi chất thải ra đường.

- Đầu tư thêm các trang thiết bị dọn dẹp vệ sinh môi trường (xe rửa đường, xe thu gom rác,…).

- Nghiên cứu chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư xã hội hóa vào thu gom chất thải rắn.

- Tuyên truyền, vận động người dân giữ gìn vệ sinh môi trường, dọn dẹp khu ở thường xuyên. Đổ rác đúng nơi quy định.

- Đầu tư thùng rác công cộng tại các khu vực công cộng (bến xe, trạm xe buýt, cổng trường học,…).

- Đầu tư xây dựng các nhà vệ sinh công cộng khu vực nội thành.

- Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Nhà máy xử lý và tái chế rác thải tại thôn Thanh Trung, phường Ngô Mây.

- Vận động nguồn vốn ODA thực hiện Dự án cải thiện cơ sở hạ tầng môi trường đô thị giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu thành phố Kon Tum.

Một phần của tài liệu 3_ De an TP Kon Tum LOAI II (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w