Không gian công cộng đô thị

Một phần của tài liệu 3_ De an TP Kon Tum LOAI II (Trang 41)

Nhiều công trình, không gian công cộng được quan tâm đầu tư đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân Thành phố nói chung cũng như người dân các huyện lân cận. Quảng trường 16/3, Công viên 2/9, … các không gian công cộng đô thị trên đã cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn nghệ, thể thao, vui chơi cho trẻ em cũng như nhân dân trên địa bàn thành phố Kon Tum. Trong đó, tiêu biểu là quảng trường 16/3 với khuôn viên rộng lớn và công viên Giọt nước trở thành địa điểm hấp dẫn khách du lịch đến tham quan, là những điểm thu hút đông đảo người dân đến sinh hoạt cộng đồng, hoạt động thể dục thể thao...

Khu vực ngoại thành, hệ thống công viên vườn hoa, sân chơi hầu hết chưa được đầu tư xây dựng. Các xã chưa xây dựng công viên vườn hoa hoặc chưa đủ diện tích, chỉ bố trí quy hoạch đất xây dựng theo quy hoạch nông thôn mới.

Hình 22. Một số không gian công cộng trên địa bàn 3.5.5. Công trình kiến trúc tiêu biểu

Thành phố Kon Tum là nơi hội tụ những nền văn hóa độc đáo, mang đậm bản sắc Tây Nguyên. Trên địa bàn Thành phố có 12 nhà rông văn hóa, Ngục Kon Tum, Đình Võ Lâm, Đình Trung Lương, Chùa Tổ Đình Bác Ái...

Trên địa bàn Thành phố có nhiều công trình, di tích mang nét kiến trúc đặc trưng, tiêu biểu của người dân Tây Nguyên nói chung như: nhà Rông, Văn hóa cồng chiêng...trong đó quần thể kiến trúc Nhà thờ gỗ Chính Tòa Kon Tum là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của người dân thành phố Kon Tum nói riêng cũng như người dân Kon Tum, Tây Nguyên nói chung.

Nhà thờ tọa lạc trên đường Nguyễn Huệ, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, được xây dựng vào năm 1913, đến năm 1918 thì hoàn thành và còn tồn tại đến ngày nay. Nhà thờ Chính tòa Kon Tum do chính một vị linh mục người Pháp thiết kế và khởi xướng. Kiến trúc của nhà thờ được thiết kế hài hòa giữa kiểu kiến trúc Roman và nhà sàn gỗ của người Ba Na. Một sự kết hợp đặc sắc giữa văn hóa Tây phương và văn hóa mạng đậm bản sắc dân tộc của vùng Tây Nguyên.

Hình 23. Một số công trình kiến trúc tiêu biểu trên địa bàn thành phố

Bên cạnh những công trình di tích mang đậm tính lịch sử, thời gian gần đây với tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Nhu cầu xây dựng từ nhà ở tư nhân đến các công trình công cộng, phúc lợi xã hội rất lớn tạo điều kiện cho những công trình kiến trúc tiêu biểu hình thành.

3.6. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan khu vực ngoại thành

Khu vực ngoại thành thành phố Kon Tum gồm 11 xã: Đăk Cấm, Kroong, Ngok Bay, Vinh Quang, Đăk Blà, Ia Chim, Đăk Năng, Đoàn Kết, Chư Hreng, Đăk Rơ Wa và Hòa Bình.

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền từ Thành phố đến cơ sở, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của thành phố đã đạt mục tiêu đề ra. Qua 6 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở ban ngành của tỉnh, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đã chỉ đạo, điều hành các phòng ban chuyên môn, UBND các xã tích cực triển khai thực hiện Chương trình, đã hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ, Nghị quyết Hội đồng nhân dân thành phố đề ra; Huy động và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực ở nông thôn; các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn tiếp tục có đổi mới; cư dân nông thôn có thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo,

diện mạo nông thôn và đời sống nông dân được cải thiện rõ rệt. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh cho nhân dân ngày một đáp ứng tốt hơn. Công tác vệ sinh môi trường được chú trọng và đang từng bước hình thành phong trào vệ sinh đường làng, ngõ xóm trong nhân dân. Hệ thống chính trị có chuyển biến, tiến bộ, dân chủ ở cơ sở được phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; diện mạo nông thôn mới được hình thành ngày một rõ nét.

Công tác xây dựng nông thôn mới; bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư; phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được đẩy mạnh thực hiện. Đã hoàn thành mục tiêu xây dựng xã Đăk Cấm đã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2020 chào mừng Đại hội đảng bộ thành phố lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025. Tính đến cuối năm 2020, toàn thành phố có 11/11 xã đã đạt chuẩn 10 tiêu chí (tăng 02 tiêu chí so với năm 2019)), tổng số tiêu chí đạt chuẩn là 170 tiêu chí/11 xã (tăng 08 tiêu chí so với năm 2019), trong đó có 06/11 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 01 xã so với năm 2019). Hệ thống công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cũng như các điều kiện về vệ sinh môi trường, cảnh quan sinh thái trên địa bàn các xã đều được quan tâm, đầu tư.

IV. TỔNG HỢP CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ CỦA THÀNH PHỐ KON TUM

4.1. Đánh giá phân loại thành phố Kon Tum

- Căn cứ đánh giá, phân loại đô thị:

Trên cơ sở hiện trạng và các số liệu quản lý của các cơ quan chuyên môn nhằm xây dựng phát triển thành phố Kon Tum (các cơ quan chuyên môn liên quan của thành phố Kon Tum). Các phòng, ngành liên quan của Thành phố cùng tiến hành tổng hợp, phân tích số liệu và đối chiếu với các quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Phân loại đô thị để so sánh, đánh giá điểm theo 5 tiêu chí quy định đối với đô thị loại II.

- Phương pháp tính điểm:

Điểm số để đánh giá, phân loại đô thị được cụ thể hóa bằng 5 tiêu chí và 59 tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục của Nghị quyết.

Phương pháp tính điểm cụ thể như sau:

+ Đối với các tiêu chuẩn vượt quá mức quy định tối đa thì điểm số được tính bằng điểm số tối đa.

+ Đối với các tiêu chuẩn nằm trong khoảng giữa của mức quy định tối đa - tối thiểu thì điểm số được tính theo phương pháp nội suy giữa điểm số tối đa và điểm số tối thiểu.

+ Đối với các tiêu chuẩn nằm dưới mức tối thiểu được tính 0 điểm.

4.1.1. Tiêu chí 1: Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế- xã hội (Đạt 15,34/20 điểm) - xã hội (Đạt 15,34/20 điểm)

- Là trung tâm chính trị - kinh tế, văn hoá - xã hội và khoa học - kỹ thuật của tỉnh Kon Tum;

- Là một trong những trung tâm kinh tế động lực của vùng Bắc Tây nguyên về thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp chế biến;

- Là đầu mối giao thông quan trọng của khu vực miền Trung và Tây Nguyên;

- Là đô thị sinh thái, mang đậm bản sắc văn hoá, lịch sử, dân tộc vùng Tây Nguyên;

- Có vị trí quốc phòng an ninh quan trọng của vùng Bắc Tây Nguyên.; - Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của quốc gia.

Đánh giá đạt 4/5 điểm

b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội: (Đạt 11,34/15 điểm)

ngân sách địa phương năm 2020 đạt: 1.024,681 tỷ đồng, tổng chi ngân sách là: 1.019,141 tỷ đồng. Do đó, cân đối thu chi ngân sách là Cân đối dư (Xem Biểu 3 – Phụ lục I). Đánh giá đạt: 2/2 điểm (Yêu cầu của đô thị loại II: cân đối dư).

- Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 50 triệu đồng/người (Xem

Biểu 1 – Phụ lục I), trong khi đó thu nhập bình quân cả nước năm 2020 là 50,28 (nguồn: Tổng Cục Thống kê). Đánh giá đạt: 0/3 điểm. (Yêu cầu của đô thị loại II gấp 1,4 đến trên 1,75 lần so với cả nước).

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm thủy sản theo mục tiêu đề ra: TP Kon Tum năm vừa qua đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Tăng dịch vụ và giảm tỷ trọng nông lâm thủy sản (Xem biểu 2 – Phụ lục I). Đánh giá đạt 3/3 điểm.

- Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất: Tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Thành phố Kon Tum năm 2018 là 16,8%, năm 2019 là 17,2% và năm 2020 là 16,5% (Xem Biểu 2 – Phụ lục I). Do đó, tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm là 16,84%; Đánh giá đạt: 2/2 điểm (Yêu cầu của đô thị loại II từ 6,5 đến ≥ 7,0%).

- Tỷ lệ hộ nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn TP Kon Tum năm 2020 là 3,17%. Đánh giá đạt 2/2 điểm. (Xem biểu 4 – Phụ lục 1).

- Tỷ lệ tăng dân số năm 2020: 1,45% bao gồm cả tăng dân số tự nhiên và cơ học (Xem Biểu 1 – Phụ lục I). Đánh giá đạt: 2,34/3,0 điểm.

4.1.2. Tiêu chí 2: Quy mô dân số đô thị (Đạt 6,55/8 điểm)

- Dân số toàn thành phố Kon Tum tính đến 31/12/2020 (bao gồm dân số thường trú và dân số quy đổi) là: 205.762 người, cụ thể:

+ Dân số có hộ khẩu thường trú trên địa bàn toàn thành phố Kon Tum (chưa bao gồm quy đổi) là: 171.575 người.

+ Dân số tạm trú (bao gồm dân số quy đổi từ: lực lượng học sinh, sinh viên tại các cơ sở dạy nghề, lượng bệnh nhân từ các vùng lân cận đến khám chữa bệnh, khách tham dự hội nghị hội thảo, lực lượng công an, quân đội, lực lượng lao động tại các khu công nghiệp đóng trên địa bàn...) là: 34.187 người.

Đánh giá đạt 1,51/2 điểm. (Yêu cầu của đô thị loại II từ 200.000 – 500.000 người).

- Dân số khu vực nội thành (đã bao gồm dân số quy đổi) là: 136.061 người. Trong đó:

+ Dân số thường trú khu vực nội thành: 103.927 người;

+ Dân số quy đổi các lượng khách du lịch, người ngoài Thành phố đến khám chữa bệnh, lao động đăng ký tạm trú thường xuyên trên 6 tháng... là: 32.134 người.

người).

Các tiêu chí đánh giá

Mức quy định Hiện trạng

Tiêu chuẩn Thang điểm Tiêu chuẩn đạt Điểm T.đa-t.thiểu

Dân số toàn đô thị (1.000 người) ≥ 500 2,0 203,71 1,51

200 1,5

Dân số khu vực nội thành (1.000 người)

≥ 200 6,0

136,06 5,04

100 4,5

4.1.3. Tiêu chí 3: Mật độ dân số (Đạt 4,5/6 điểm)

a. Mật độ dân số toàn đô thị: Được tính theo công thức sau:

S N D =

Trong đó:

D: Mật độ dân số toàn đô thị (người/km2); N: Dân số toàn đô thị đã tính quy đổi (người); S: Diện tích đất tự nhiên toàn đô thị (km2).

+ Dân số toàn đô thị Kon Tum (đã bao gồm dân số quy đổi) là: 205.762 người.

+ Diện tích tự nhiên toàn đô thị là: 432,90 km2. Do đó, mật độ dân số toàn đô thị là: 475 người/km2.

Đánh giá đạt: 0/1,5 điểm (Yêu cầu của đô thị loại II từ 1.800 đến trên 2.000 người/km2).

b. Mật độ dân số khu vực nội thành, nội thị: Được tính theo công thức sau:

1 1 1 S N D = Trong đó:

D1: Mật độ dân số trong khu vực nội thành (người/km2); N1: Dân số của khu vực nội thành (người);

S1: Diện tích đất xây dựng đô thị trong khu vực nội thành, không bao gồm các diện tích tự nhiên như núi cao, mặt nước, không gian xanh (vùng sinh thái, khu dự trữ thiên nhiên được xếp hạng về giá trị sinh học...) và các khu vực cấm không được xây dựng (km2).

Từ công thức trên, mật độ dân số trong khu vực nội thành TP Kon Tum được tính như sau:

+ Dân số đô thị tại khu vực nội thành (Đã bao gồm dân số quy đổi) là: 136.061 người .

13,23 km2) (Xem Biểu 9 – Phụ lục I).

Do đó, mật độ dân số khu vực nội thành là: 10.282 (người/km2)

Đánh giá đạt: 4,5/4,5 điểm (Yêu cầu của đô thị loại II từ 8.000 đến trên 10.000 người/km2).

TT Các tiêu chí đánh giá

Mức quy định Hiện trạng Tiêu

chuẩn

Thang điểm Tiêu chuẩn

đạt Điểm

T.đa-t.thiểu

1 Mật độ dân số trung bình toàn đô thị (người/km2) ≥ 2.000 1,5 475 0,00

1.800 1

2 Mật độ dân số khu vực nội thị tính trên diện tích đất xây dựng đô thị

10.000 4,5 10.282 4,50

8.000 3,5

4.1.4. Tiêu chí 4: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (Đạt 5,11/6 điểm)

a. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị: Được tính theo công thức sau:

100 0 × = t E E K Trong đó:

K: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị (%); E0: Số lao động phi nông nghiệp toàn đô thị (lao động);

Et: Tổng số lao động làm việc ở các ngành kinh tế toàn đô thị (lao động). Từ công thức trên, Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị TP Kon Tum được tính như sau:

+ Số lao động làm việc ở các ngành kinh tế toàn đô thị: 62.463 người (Xem biểu 7 – Phụ lục I);

+ Số lao động phi nông nghiệp toàn đô thị: 41.538 người (Xem biểu 7 – Phụ lục I).

Do đó tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị TP Kon Tum là: 66,50 %. Đánh giá đạt: 1,15/1,5 điểm (Yêu cầu của đô thị loại II từ 65% đến trên 70%). b. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành: Được tính theo công thức sau: 100 1 1 1 = × t E E K Trong đó:

K1: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị (%);

Et1: Tổng số lao động làm việc ở các ngành kinh tế trong khu vực nội thành, nội thành (lao động).

+ Tổng số lao động khu vực nội thành là: 35.315 người (Xem biểu 7 – Phụ lục I);

+ Tổng số lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành là: 29.068 (Xem biểu 7 – Phụ lục I);

Do đó, Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành là: 82,31%.

Đánh giá đạt: 3,96/4,5 điểm (Yêu cầu của đô thị loại II từ 80% đến trên 85%).

TT Các tiêu chí đánh giá

Mức quy định Hiện trạng Tiêu

chuẩn

Thang điểm Tiêu chuẩn

đạt Điểm

T.đa-t.thiểu

1 Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị (%) ≥ 70 1,5 66,50 1,15

65 1

2 Tỷ lệ phi nông nghiệp khu vực nội thành

≥ 85 4,5

82,31 3,96

80 3,5

4.1.5. Tiêu chí 5: Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan đô thị(Đạt 51,81/60 điểm) (Đạt 51,81/60 điểm)

a. Nhóm các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan khu vực nội thành: (Đạt 39,81/48 điểm)

Nhóm tiêu chuẩn về hệ thống công trình hạ tầng xã hội (Đạt 9,33/10 điểm) * Nhóm tiêu chuẩn về nhà ở (Đạt 2/2 điểm)

- Diện tích sàn nhà ở bình quân khu vực nội thành (m2 sàn/người):

+ Tổng diện tích sàn nhà ở khu vực nội thành là: 3.974.168 m2 (Xem Biểu 8 – Phụ lục I).

+ Dân số khu vực nội thành đã được tính quy đổi: 136.061 người.

Do đó, diện tích sàn nhà ở bình quân cho khu vực nội thành là: 29,21 (m2

sàn/người).

Đạt 1/1 điểm (Yêu cầu của đô thị loại II từ 26,5 đến trên 29 m2 sàn/người). - Tỷ lệ nhà kiên cố, khá kiên cố, bán kiên cố khu vực nội thành (%):

Tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố khu vực nội thành là: 96,30% (Xem biểu 8 – Phụ lục 1).

Đạt 1/1 điểm (Yêu cầu của đô thị loại II từ 90 đến trên 95%). * Công trình công cộng (Đạt 7,33/8 điểm)

- Tiêu chuẩn đất dân dụng:

+ Trong khu vực nội thành diện tích đất dân dụng hiện có: 1.267,15 ha (Xem Biểu 10 – Phụ lục I).

+ Dân số khu vực nội thành (đã bao gồm dân số quy đổi) là: 136.061 người.

Do đó, bình quân: 93,13 m2/người.

Đạt 0,75/1 điểm (Yêu cầu của đô thị loại II từ 54 đến 61 m2/người; nếu lớn hơn 61 m2/người thì đạt 0,75 điểm).

- Đất xây dựng các công trình dịch vụ công cộng đô thị:

+ Trong khu vực nội thành, tổng diện tích xây dựng các công trình dịch vụ công cộng đô thị trên địa bàn là 67,08 ha, (Xem Biểu 9 – Phụ lục I).

Một phần của tài liệu 3_ De an TP Kon Tum LOAI II (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w