TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, PHÁT HUY QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN, PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG

Một phần của tài liệu 01.NQ-CP (Trang 38 - 43)

QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN, PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG LÃNG PHÍ, BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI VÀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA

1. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính

a) Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp cùng các Bộ, cơ quan, địa phương:

- Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020; đẩy mạnh áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liên thông và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Tiếp tục làm rõ chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Xử lý chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, khắc phục tình trạng bỏ trống trong quản lý nhà nước. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa một số dịch vụ công gắn với tinh giản bộ máy tổ chức, biên chế, tái cấu trúc nền tài chính công.

- Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, Khoá XI về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 1973/CT-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tạo sự chuyển biến về thái độ phục vụ của đội ngũ công chức và tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực hiệu quả của bộ máy nhà nước.

- Đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức. Tiếp tục rà soát điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức, biên chế, quy chế hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Phân định rành mạch nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước, của cơ quan nhà nước ở từng cấp. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.

- Hoàn thiện quy chế quản lý cán bộ, công chức theo hướng xác định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi đối với các công chức, viên chức. Nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức cả về chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất chính trị.

- Rà soát việc phân cấp quản lý nhà nước, quy định rõ hơn trách nhiệm quản lý nhà nước về kinh tế giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp, các ngành, gắn trách nhiệm với quyền hạn, nghĩa vụ với lợi ích và phù hợp với năng lực, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện phân cấp. Nghiên cứu, sửa đổi các văn bản pháp luật để cụ thể hoá Hiến pháp (sửa đổi); phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp.

- Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính và đạo đức công vụ, xây dựng lòng tin và sự đồng thuận của nhân dân, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của chính quyền địa phương; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, cộng đồng, các tổ chức xã hội tham gia giám sát.

b) Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

- Hoàn thành dứt điểm việc thực thi các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính quy định tại các Nghị quyết của Chính phủ, đưa kết quả cải cách thủ tục hành chính vào đời sống, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

- Tập trung nguồn lực xây dựng Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ liên quan đến công dân và cơ sở dữ liệu về dân cư; hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về một số nhiệm vụ trọng tâm cải cách thủ tục hành chính cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư.

c) Các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao: - Xây dựng, trình Chính phủ Chính phủ Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan.

- Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính (nhất là thủ tục hải quan, thuế, tiếp cận đất đai, tín dụng, đầu tư, đăng ký kinh doanh,...) để tiết kiệm thời gian, giảm chi phí cho doanh nghiệp và người dân.

- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước gắn với việc đổi mới phương thức điều hành của hệ thống hành chính, tạo sự công khai, minh bạch trong công tác quản lý nhà nước.

- Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các chính sách, giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Tích cực triển khai, duy trì và cải tiến các hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 900:2008 đối với các quy trình nghiệp vụ.

2. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân

Các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao:

- Chỉ đạo thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; đề cao vai trò giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cán bộ và cơ quan nhà nước. Tăng cường tiếp xúc, đối thoại, tập trung chỉ đạo giải quyết những kiến nghị chính đáng của doanh nghiệp và nhân dân.

- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xử lý nghiêm những hành vi xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân và lợi dụng dân chủ gây phương hại cho đất nước.

- Hoàn thiện cơ chế để nhân dân đóng góp ý kiến, phản biện xã hội và giám sát công việc của Đảng và Nhà nước, nhất là về các chính sách kinh tế, xã hội, về quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng.

3. Đẩy mạnh công tác thanh tra, phòng chống tham nhũng, lãng phí, phòng chống tội phạm:

a) Các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí theo kết luận của Hội nghị Trung ương 5 khóa XI. Chú trọng thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; tăng cương thanh tra, kiểm tra, điều tra phát hiện tham nhũng và xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi tham nhũng.

b) Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương: - Tiếp tục đổi mới phương pháp chỉ đạo, điều hành, chủ động triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, phòng chống tham nhũng ở các cấp, các ngành; tăng cường công tác quản lý nhà nước và thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Thanh tra, Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Tăng cường công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng; đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các giải pháp về phòng, chống tham nhũng, chú trọng những địa bàn, lĩnh vực, đối tượng có nhiều nguy cơ tham nhũng.

- Tăng cường thanh tra, nắm bắt tình hình, phát hiện các hành vi tham nhũng, tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao.

- Thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý tham nhũng có trọng tâm, trọng điểm.

- Tăng cường giám sát, kiểm tra hoạt động thanh tra, nâng cao chất lượng kết luận thanh tra; tổ chức thực hiện nghiêm túc kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý về thanh tra. Khi cơ quan thanh tra phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay cho cơ quan điều tra.

c) Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

- Chỉ đạo tăng cường công tác điều tra, phát hiện các vụ án tham nhũng, tập trung vào một số lĩnh vực như: Quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý thu, chi ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng vốn, tài sản trong doanh nghiệp nhà nước; tín dụng, ngân hàng; công tác cán bộ; quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước với người dân, doanh nghiệp,...

- Phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm để củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

- Đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Toà án nhân dân và công tác thi hành án năm 2013; Quyết định số 282/QĐ-TTg ngày 24 tháng 2 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhân rộng những mô hình tốt trong công tác phòng, chống tội phạm, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền các cấp mà nòng cốt là lực lượng Công an. Tập trung giải quyết tình hình phức tạp về an ninh trật tự tại các địa bàn trọng điểm; tấn công, trấn áp tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, sử dụng "vũ khí nóng", tội phạm ma tuý, tội phạm tham nhũng. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tố tụng, cơ quan ngoại giao trong điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, trong đó có tội phạm là người nước ngoài. Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội, tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, kiểm tra ngành nghề kinh doanh có điều kiện, quản lý nhân khẩu hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng.

d) Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác bán đấu giá tài sản theo Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ, nhất là việc bán đấu giá tài sản công, quyền sử dụng đất, góp phần tiết kiệm, chống lãng phí, tăng thu cho ngân sách nhà nước.

đ) Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, các cơ quan báo chí, các Bộ, cơ quan, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống tham nhũng, phòng chống tội phạm.

4. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

- Chỉ đạo thực hiện các Đề án nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật trong thời kỳ mới. Tập trung xây dựng đời sống, lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh. Xây dựng và nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa thể thao và đời sống văn hoá cơ sở; xây dựng gia đình, làng, bản, xã, phường, cơ quan công sở văn hoá. Quản lý chặt chẽ các lễ hội theo quy định của pháp luật, phát huy các giá trị văn hoá truyền thông, hạn chế việc lợi dụng lễ hội.

- Triển khai tổ chức thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá, các dự án thuộc mục tiêu bảo tồn di sản văn hoá, bảo tồn phát huy nghệ thuật truyền thống, xây dựng đời sống văn hoá thông tin cơ sở, hỗ trợ đầu tư hệ thống các điểm vui chơi dành cho trẻ em; khai thác có hiệu quả trong phát triển du lịch, tiềm năng du lịch của các vùng.

- Có chính sách thu hút mọi nguồn lực xã hội tham gia các hoạt động và sáng tạo văn hoá nhằm cung cấp, phổ biến và tạo ra nhiều sản phẩm, tác phẩm, công trình văn hoá có chất lượng nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa. Đánh giá và rút kinh nghiệm việc các cơ sở công lập cung cấp dịch vụ văn hóa chuyển sang hoạt động theo cơ chế dịch vụ công.

- Hoàn thành xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định phê duyệt Chiến lược và Quy hoạch phát triển Điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trong quý III năm 2013.

- Tiếp tục triển khai Luật phòng, chống bạo lực gia đình và tuyên truyền xây dựng mô hình gia đình văn hóa Việt Nam tiến bộ, hạnh phúc.

Một phần của tài liệu 01.NQ-CP (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w