Điều 40. Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc CHƯƠNG VII. BAN KIỂM SOÁT Điều 41. Ban kiểm soát

Một phần của tài liệu ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNGTỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM – CTCP (Trang 43 - 45)

Điều 41. Ban kiểm soát

1. Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu, để kiểm soát tình hình tài chính và hoạt động sản xuất - kinh doanh, quản trị, điều hành của LILAMA. Ban

kiểm soát chịu trách nhiệm trước pháp luật và Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

2. Ban kiểm soát có từ ba (03) đến năm (05) thành viên, số lượng cụ thể do Đại hội đồng cổ đông quyết định. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là năm (05) năm. Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên theo nhiệm kỳ của Ban kiểm soát, không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số Kiểm soát viên phải thường trú tại Việt Nam.

Các Kiểm soát viên bầu một người trong số họ làm Trưởng Ban kiểm soát theo nguyên tắc đa số. Trưởng Ban kiểm soát phải làm việc chuyên trách tại LILAMA, các Kiểm soát viên có thể làm việc kiêm nhiệm.

Trường hợp nhiệm kỳ Ban kiểm soát kết thúc mà Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì Ban kiểm soát viên đã hết nhiệm kỳ tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ cho đến khi Ban kiểm soát viên nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ.

3. Các cổ đông nắm giữ cổ phần có quyền biểu quyết trong thời hạn liên tục ít nhất sáu (06) tháng (trừ Đại đồng cổ đông lần đầu) có quyền gộp số quyền biểu quyết của từng người lại với nhau để đề cử các ứng viên Ban kiểm soát. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ từ 5% đến dưới 10% được đề cử một (01) ứng viên; từ 10% đến dưới 30% được đề cử tối đa hai (02) ứng viên; từ 30% đến dưới 40% được đề cử tối đa ba (03) ứng viên; từ 40% đến dưới 50% được đề cử tối đa bốn (04) ứng viên; từ 50% đến dưới 60% được đề cử tối đa năm (05) ứng viên, trên 60% được đề cử tối đa năm (06) ứng viên.

4. Kiểm soát viên phải có tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a. Đáp ứng các tiều chuẩn, điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 164 Luật doanh nghiệp.

b. Phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên. Trưởng Ban kiểm soát phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp.

c. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của pháp luật. 5. Miễn nhiệm, bãi nhiệm và bổ sung Kiểm soát viên

5.1. Kiểm soát viên đương nhiên mất tư cách trong các trường hợp sau đây: a) Mất năng lực hành vi dân sự;

b) Chết, mất tích;

c) Bị Tòa án quyết định trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam;

d) Cổ đông là tổ chức hủy bỏ/chấm dứt tư cách Người đại diện theo ủy quyền của Kiểm soát viên đó;

e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;

5.2. Kiểm soát viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:

tại Điều lệ này và quy định của pháp luật;

b) Không thực hiện quyền và nghĩa vụ của Kiểm soát viên trong sáu (06) tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;

c) Có đơn từ chức và được chấp thuận;

d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;

5.3. Kiểm soát viên bị bãi nhiệm trong các trường hợp sau đây: a) Không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được phân công;

b) Vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần nghĩa vụ của Kiểm soát viên theo quy định của pháp luật và Điều lệ này;

c) Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật; 5.4. Bổ sung Kiểm soát viên:

Trường hợp Kiểm soát viên bị giảm quá 2/3 tổng số thành viên, Trưởng Ban kiểm soát đề nghị Hội đồng quản trị lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản hoặc triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường để bầu bổ sung. Các trường hợp khác, cuộc họp gần nhất Đại hội đồng cổ đông sẽ bầu Kiểm soát viên mới thay thế cho Kiểm soát viên đương nhiên mất tư cách, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc bổ sung Kiểm soát viên còn thiếu.

Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát:

Một phần của tài liệu ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNGTỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM – CTCP (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w