L ỜI NÓI ĐẦU
2.1.1 Yếu tố kỹ thuật và kinh tế trong quy hoạch mạng đơn tần
Trong mạng SFN tất cả các máy phát trong mạng dùng cùng một kênh tần
số. Như vậy các máy phát có vùng phủ sóng chung và không thể hoạt động độc lập. Chúng đòi hỏi mức độ đồng bộ cao: tín hiệu phát xạ từ các máy phát khác nhau phải đồng nhất về nội dung, các phát xạ tín hiệu phải xảy ra ở cùng một thời điểm (hoặc
với độ trễ được kiểm soát chính xác) và các sóng mang cao tần phải tuân theo các
yêu cầu chính xác tần số nghiêm ngặt.
Việc sử dụng tần số, thiết kế mạng và kích thước vùng phủ sóng có liên quan mật thiết với nhau. Việc quy hoạch một mạng SFN diện rộng phủ sóng phạm vi
toàn quốc sẽ rất khác biệt với việc sử dụng nhiều mạng SFN nhỏ hơn để phủ sóng
một phạm vi tương đương. Nhìn chung mạng SFN có thể phân loại theo ba loại kích thước như sau:
Mạng SFN toàn quốc: Là mạng phủ sóng diện rộng trên phạm vi toàn quốc. Ở đó chỉ có một mạng SFN duy nhất nghĩa là tất cả các máy phát
phát sóng trên cùng một tần số duy nhất trên phạm vi toàn quốc. Ở mô
hình này việc quy hoạch gặp khó khăn trong phối hợp tần số quốc gia.
Mạng có diện tích rộng đòi hỏi có nhiều máy phát công suất cao, khoảng
cách vật lý giữa các máy phát lớn do đó tăng nguy cơ can nhiễu nội
mạng. Việc lợi dụng yếu tố địa hình trong thiết kế mạng là rất quan trọng.
Một khó khăn nữa của mạng SFN loại này đó là vấn đề truyền tải kênh
địa phương do yêu cầu đồng nhất về mặt nội dung của luồng truyền tải. Mạng SFN khu vực: Để phủ sóng trên phạm vi toàn quốc nhà mạng sử
dụng nhiều mạng SFN nhỏ phân theo khu vực địa lý khác nhau. Mỗi
34
có thể truyền tải các chương trình giống hoặc khác nhau. Điều này rất phù
hợp với việc truyền tải các kênh địa phương. Khó khăn của mạng SFN
loại này là nguồn tài nguyên tần số yêu cầu nhiều hơn so với mạng SFN
toàn quốc.
Mạng SFN tiểu khu vực: mạng SFN loại này có kích thước mạng nhỏ
nhất trong các mạng SFN kể trên. Mạng SFN tiểu khu vực có thể bao
gồm một hoặc vài trạm phát chính với công suất lớn và mạng lưới các
trạm lặp với công suất nhỏ. Mạng SFN loại này thích hợp với việc phủ
sóng trong khu vực thành phố với yêu cầu phủ sóng trong môi trường
indoor.
Một yếu tố quan trọng trong thiết kế, quy hoạch mạng đơn tần cần xem xét đó là yếu tố kinh tế. Trong quá trình số hóa như hiện nay cơ sở hạ tầng của mạng lưới phát sóng tương tự trước đây như: cột anten, nhà trạm hoàn toàn có thể tái sử
dụng. Các cở sở hạ tầng này trước đây được xây dựng tại những vùng trung tâm,
dân số được phủ sóng lớn do đó rất phù hợp với yêu cầu đặt trạm phát sóng SFN.
Tuy nhiên để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về phủ sóng trong nhà hoặc thu di động
nhà mạng cần xây dựng bổ sung mạng lưới các trạm lặp công suất nhỏ phân tán đều
trong các khu dân cư. Việc này đòi hỏi phải được tính toán kỹ lưỡng, tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư.
Yếu tố kinh tế và kỹ thuật có liên quan rất mật thiết với nhau trong quá trình
quy hoạch mạng SFN. Đôi khi yếu tố kinh tế được đặt lên hàng đầu nhưng đôi khi
để đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật cần bỏ qua yếu tố kinh tế. Việc quy hoạch mạng
SFN cần phối hợp hài hòa hai yếu tố này.