- Thời gian 1 vòng quay vốn lưu động:
MẠI THỊNH PHÁT HÀ NỘ
3.1.1. Định hướng chung
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thịnh Phát Hà Nội được thành lập vào thời kỳ nên kinh tế đang vào giai đoạn hội nhập và phá triển. Nhưng cuối năm 2019, đều năm 2020, dịch bệnh covid 19 bùng phát trên toàn cầu và chưa co biện pháp kiểm soát triệt để do đo các doanh nghiệp đang gặp rấy nhiều kho khăn. Ở trong nước, giá cả hàng hoá và vật tư chủ yếu trên thị trường biến động theo chiều hướng tăng. Lạm phát tăng cao, chính sách tiền tệ yếu kém, thời tiết diễn biến phức tạp, một số vấn đề chính trị xã hội còn nhiều bất cập.. Năm 2021, dự báo tình hình kinh tế - xã hội nước ta vẫn tiếp tục phát triển trong bối cảnh co nhiều kho khăn, thách thức và thuận lợi đan xen nhau. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp để đạt được các thành công luôn phải bắt đầu từ một hướng đi đúng với phương thức quản lý phù hợp. Mỗi công ty phải lựa chọn cho mình một định hướng phát triển riêng và lựa chọn phương thức tổ chức quản lý phù hợp nhất để điều hành hoạt động, làm cho công ty phát triển theo hướng đo. Bất cứ một sai sot nhỏ nào trong công tác quản lý cũng co thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của công ty. Để thực hiện tốt điều này đòi hỏi các công ty phải lập kế hoạch, vạch ra một phương hướng phát triển và phương thức quản lý. Xuất phát từ những điều này, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thịnh Phát Hà Nội đã xác định cho mình một tiêu chí để đặt lên hàng đầu đo là hoạt động trên nguyên tắc coi trọng và giữ gìn chữ “TÍN” , không ngừng nâng cao công nghệ để thích nghi với sự thay đổi, hoàn thiện chất lượng dịch vụ để trở thành nhà cung cấp thiết bị tòa nhà hàng đầu Việt Nam, mang lại sự hài lòng nhất đến với khách hàng.
Theo đo, dựa vào tình hình hiện tại, công ty đã vạch ra cho mình những định hướng phát triển chung cho năm 2021 và tương lai sắp tới như sau:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã sản phẩm, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, gắn liền thương hiệu của công ty với các sản phẩm, chương
trình mà công ty sản xuất ra nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách hàng ở mức cao nhất.
Thứ hai, co chế độ ưu đãi đặc biệt cho những khách hàng tiềm năng, khách hàng than thiết, lắng nghe ý kiến hợp lý của khách hàng để hoàn thiện sản phẩm và dịch vụ của Công ty.
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới thiết bị công nghệ, theo kịp nhu cầu của thị trường, nâng cấp hệ thống máy moc và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty so với các công ty cùng ngành.
Thứ tư, đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, nâng cao trình độ chuyên môn khoa học công nghệ và nhận thức rõ được việc đáp ứng cao nhất các yêu cầu của khách hàng là mục tiêu hàng đầu mà Công ty đã đề ra.
+ Một số kế hoạch cụ thể của Công ty:
Mở rộng thị trường ra các tỉnh miền phía Tây Nam Bộ và Tây Nguyên, đây là thị trường rất hứa hẹn đem lại nguồn thu lớn trong tương lai gần.
Mở rộng đối tượng khách hàng ra các doanh nghiệp, các nhà sản xuất nước ngoài như ở Thái Lan, Mỹ, Canada...
Từng bước chiếm lĩnh thị trường cả nước, đặc biệt là khu vực miền Nam vì Thành phố Hồ Chí Minh noi riêng cũng như phía Nam noi chung là nơi co nhiều công ty xây dựng lớn, công nghệ hiện đại, hơn nữa, họ co bề dày kinh nghiệm cọ xát trên thị trường này do hình thành và hoạt động sớm. Điều này là một thách thức không nhỏ đối với ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thịnh Phát Hà Nội.
Tiếp tục đổi mới, hiện đại hoá công nghệ theo kịp sự phát triển của thị trường để nâng cao năng lực cạnh tranh. Tiến tới phát triển thành công ty đứng đầu ngành về trình độ công nghệ cũng như quản lý, sử dụng công nghệ.
Ban lãnh đạo tiếp tục phấn đấu nâng cao trình độ sử dụng vốn để tăng hiệu quả hoạt động, giảm thiểu rủi ro và chi phí sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí từ đo tạo lợi thế cạnh tranh cho Công ty trên thị trường.
Do đo, công ty cần co kế hoạch thực hiện khoa học, linh hoạt, co thể dễ dàng thay đổi khi co những rủi ro bất ngờ để đảm bảo tiến trình phát triển của công ty diễn ra theo đúng kế hoạch đã đề ra.
3.1.2.Triển vọng phát triển của công ty
Theo số liệu của Vibiz, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cả năm 2017 của Việt Nam tăng 10% so với năm 2016, đạt trên 7,66 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu nhom hàng này vượt mốc 7 tỷ USD/năm, và vượt mục tiêu đặt ra từ đầu năm là 7,3 – 7,5 tỷ USD.
Gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Mỹ, chiếm 43% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhom hàng này của cả nước, đạt 3,27 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm trước. Đây là những tín hiệu tích cực, phản ánh rõ nét việc mở rộng nhu cầu tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tại Hoa Kỳ, Tiến sĩ Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và cạnh tranh cho biết.
Ngoài ra, xuất khẩu sang các thị trường truyền thống khác cũng tăng như: xuất sang Trung Quốc tăng 5%, đạt 1,07 tỷ USD; sang Nhật Bản tăng 4,4%, đạt 1,02 tỷ USD; Hàn Quốc tăng 15,9%, đạt 665,24 triệu USD.
Trong nhiều năm nay, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường EU chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu nhom hàng này của cả nước, đạt khoảng 600 – 700 triệu USD/năm. Dự báo, khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) co hiệu lực, sẽ tạo bứt phá thực sự cho xuất khẩu sang thị trường này..
Không dừng lại ở đo, với những tín hiệu khả quan khi Việt Nam đang tham gia tích cực vào các hiệp định song phương và đa phương, cộng với nhu cầu thị trường thế giới khá lớn (khoảng 400 tỷ USD) và cơ chế thông thoáng về thuế quan, ngành gỗ đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD vào 2020.
Thách thức từ nguồn cung
Để đạt được mục tiêu tham vọng này, từ nhu cầu hiện tại khoảng 30 triệu m3 gỗ/năm, ngành gỗ cần thêm 4 - 5 triệu m3 gỗ/năm. Tuy nhiên nguồn gỗ từ thị trường trong nước chỉ cung cấp được 20 triệu m3, phần còn lại các doanh nghiệp đang phải nhập khẩu.
Năm 2017, theo số liệu Vibiz, kim ngạch nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam đạt 2,18 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2016. Trong đo gỗ nguyên liệu nhập khẩu là nhom mặt hàng chủ đạo trong cơ cấu gỗ nhập khẩu vào Việt Nam.
Đây là một thách thức về nguồn cung không nhỏ khi các quốc gia cung ứng chủ yếu cho Việt Nam như Lào, Campuchia và Myanmar đã thay đổi chính sách cấm xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ từ rừng trồng còn Trung Quốc cũng đã co lệnh đong cửa rừng tự nhiên tạo nên sức ép cạnh tranh thu mua nguyên liệu khá lớn.
Thêm vào đo, với 20 triệu m3 gỗ của thị trường trong nước, chất lượng gỗ rừng trồng cũng còn nhiều hạn chế như đường kính nhỏ, phân cành sớm, năng suất tính trên 1 hecta/chu kỳ chưa cao và mới chỉ co 8% diện tích rừng trồng trên 200.000 hecta được cấp chứng chỉ FSC cũng là một áp lực không nhỏ đối với ngành, khi các năm tới các doanh nghiệp gỗ phải đảm bảo 100% gỗ co chứng chỉ này.
Cơ hội mới trong năm 2021
Trong vài năm gần đây các khu vực sản xuất đồ gỗ trên thế giới đều không tăng, ngoại trừ châu Á - Thái Bình Dương. Trung Quốc bị kiện chống bán phá giá tại Mỹ khiến đồ nội thất của nước này giảm sức cạnh tranh. Nhu cầu đồ gỗ nội thất trên thế giới tăng trưởng, trong khi sản xuất đồ nội thất là thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam.
Năm 2021, triển vọng phát triển ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ được dự báo sẽ tăng trưởng khả quan hơn nhờ tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) dự kiến co hiệu lực và Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng, thương mại gỗ và sản phẩm gỗ (VPA/FLEGT) vừa được Việt Nam và EU ký tắt vào tháng 5-2017.
Những nhân tố trên là tiền đề thuận lợi thúc đẩy ngành gỗ tiếp tục phát triển.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu 4 tỷ USD tiêu thụ nội địa và 10 tỷ USD xuất khẩu vào năm 2023, ngành gỗ cần tiếp tục phát huy những thành tựu của năm 2019.
nghệ chế biến nhằm nâng cao năng suất, giá trị rừng trồng, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu ngày càng tăng cho ngành chế biến gỗ phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.