ĐÁNH GIÁ VỀ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu 124 nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại thịnh phát hà nội (Trang 63 - 67)

- Thời gian 1 vòng quay vốn lưu động:

2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

2.3.1 Thành tựu

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thịnh Phát Hà Nội đã đạt được một số thành tích nhất định trong quá trình sử dụng và quản lý nguồn vốn, đo là:

- Hiệu suất sử dụng vốn cố định của Công ty là lớn và đang co xu hướng tăng thể hiện được Ban lãnh đạo đã co những biện pháp cụ thể và tích cực làm cho phần

lợi nhuận được tạo ra từ nguồn vốn cố định tăng cao trong những năm gần đây, thể hiện sự hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng vốn cố định của Công ty.

- Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định rất nhỏ chứng tỏ rằng cần một lượng vốn cố định rất nhỏ để tạo ra được một đồng doanh thu thuần, thể hiện Công ty đã sử dụng nguồn vốn cố định một cách hợp lý, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Dựa vào bảng cơ cấu nguồn vốn của Công ty, ta thấy được nợ phải trả co tỉ trọng cao nhưng đang co xu hướng giảm, thể hiện rằng Công ty đã và đang cố gắng gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu và giảm các khoản nợ phải trả nhằm làm tăng khả năng tự chủ về tài chính cũng như khả năng thanh toán của Công ty.

- Trong giai đoạn 2018 - 2020, Công ty không phát sinh các khoản nợ dài hạn cũng như các khoản nợ ngân hàng, điều này cho thấy sự cố gắng trong việc giảm thiểu chi phí sử dụng vốn nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên Công ty co thể gặp một số rủi ro trong thanh toán đối với các khoản nợ ngắn hạn.

- Suất hao phí vốn lưu động của Công ty nhỏ phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty vào việc tạo ra doanh thu tốt, số vốn lưu động bỏ ra thấp mà thu về doanh thu cao.

- Từ kết quả đạt được những năm trước, Công ty đã dần tạo lập được sự tin tưởng và tạo được các mối quan hệ với khách hàng, tạo chỗ đứng cho mình và khẳng định têntuổi trên thương trường. Điều này giúp công ty thuận lợi hơn nhiều trong việc huy động nguồn vốn để tài trợ cho việc sử dụng vốn của mình.

2.3.2 Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được thì công ty vẫn còn những hạn chế trong quá trình huy động và sử dụng vốn sau:

- Kết cấu nguồn vốn của công ty còn mất cân đối. Đáng chú ý tỷ trọng nợ phải trả của công ty luôn cao và chủ yếu là “người mua trả tiền trước” và “phải trả người bán”, trong khi vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ thấp, điều này sẽ làm giảm tính tự chủ của công ty và giảm khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Tỷ trọng nợ cao cho thấy công ty co thể sử dụng nguồn vốn chiếm dụng mà không phải chịu chi phí sử dụng

việc sử dụng quá nhiều nợ phải trả sẽ là một mối nguy cho công ty nếu tình hình kinh tế suy thoái và công ty kinh doanh không co lãi.

- Vốn kinh doanh của công ty vận động chậm. Do đặc điểm riêng của ngành nên vấn đề tồn tại là một lượng lớn chi phí của công ty nằm ở các công trình chưa hoàn thành và chi phí quản lý doanh nghiệp, nên đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty, giảm khả năng sinh lời của vốn kinh doanh. Vậy để co thể thu hồi và tăng nhanh vòng quay của vốn trong năm tới công ty cần chú trọng hơn nữa đến công tác đẩy mạnh thi công nhằm rút ngắn thời gian và tăng thêm số công trình hoản thành mỗi năm.

- Vốn cố định tuy được quản lý và sử dụng hợp lý nhưng vẫn chưa phát huy được hiệu quả tối ưu, tỷ suất sinh lời của cốn cố định vẫn rất thấp.

- Công ty dự trữ một lượng tiền mặt lớn, hàng tồn kho cao, các khoản phải thu cao nên đã làm cho đồng vốn lưu động của công ty vận động chậm, hiệu suất sử dụng vốn lưu động của Công ty là thấp, tỷ suất sinh lời vốn lưu động thấp. Cho thấy công ty chưa co các phương án thích hợp trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động chưa cao, phần lợi nhuận thu được từ việc sử dụng vốn lưu động chưa tốt.

Nguyên nhân những hạn chế:

Ngoài những nguyên nhân như đã phân tích thì nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trên còn do:

- Vốn gop chủ sở hữu còn thấp. Tỷ lệ vốn gop chưa tương xứng với quy mô nguồn vốn của công ty. Ngoài ra khi kí kết hợp đồng, để đảm bảo an toàn thi công cho hợp đồng thì người mua phải trả trước một phần giá trị hợp đồng cho Công ty, Công ty sẽ sử dụng phần vốn trả trước đo để mua sắm các nguyên vật liệu dùng cho công trình dẫn đến tỉ trọng nợ phải trả tăng cao, ngoài ra Công ty còn chiếm dụng một phần vốn lớn của nhà cung cấp do phần vốn này không mất chi phí sử dụng tuy nhiên việc này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của Công ty.

- Doanh thu đạt được chưa tương xứng với lượng vốn bỏ ra vì vậy số vòng quay của tổng vốn cũng như vòng quay của vốn lưu động còn thấp.

- Công ty chưa co các biện pháp quản lý cũng như thu hồi công nợ, chưa biết cách xử lý các khoản nợ quá hạn cũng như chưa tiến hành giám sát, lập kế hoạch cụ thể đối với những khoản nợ của khách hàng, dẫn đến vốn lưu động bị chiếm dụng nhiều làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

- Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác nữa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty như hành lang pháp luật, định hướng phát triển kinh tế đất nước và nhiều nhân tố khác.

Nhìn chung, trong ba năm qua, tuy công ty đã co nhiều cố gắng tìm mọi biện pháp tháo gỡ kho khăn để thúc đẩy sản xuất. Song do còn tòn tại một số yếu điểm nhất định nên đã giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Do đo, đòi hỏi công ty cần nhanh chong đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trên, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh, cải thiện và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, tăng mức đong gop cho ngân sách Nhà nước và tình lũy để mở rộng phát triển công ty hơn nữa.

Một phần của tài liệu 124 nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại thịnh phát hà nội (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w