Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu 146 TÌNH HÌNH tài CHÍNH CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM THÚY sản MINH đức (Trang 46 - 49)

- Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều tồn tại dưới những hình thức pháp lý nhất định về tổ chức doanh nghiệp. Ở Việt Nam, theo Luật Doanh nghiệp 2005, có 4 hình thức pháp lý cơ bản của doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức tài chính doanh nghiệp như: Phương thức hình thành và huy động vốn, việc tổ chức quản lý sử dụng vốn, việc chuyển nhượng vốn, phân phối lợi nhuận và trách nhiệm của chử sở hữu đối với khoản nợ của doanh nghiệp…

Khi phân tích đánh giá và lựa chọn các quyết định tài chính thù nhà quản trị tài chính không thể bỏ qua hình thức pháp lý của doanh nghiệp, bởi với mỗi hình thức pháp lý doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm khác nhau trong việc lựa chọn các quyết định tài chính, chẳng hạn như quyết định về huy động vốn hay quyết định về phân phối lợi nhuận.

- Trình độ tổ chức quản lý

Một trong những yếu tố bên trong doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định đến tình hình tài chính của doanh nghiệp là trình độ tổ chức quản lý của các nhà quản trị trong doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hang hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp hay tổ chức kinh doanh nào cũng đều phải lựa chọn cho doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh của mình một cơ cấu tổ chức quản lý riêng. Có sự hợp lý và khoa học trong cơ cấu tổ chức và quản lý thì doanh nghiệp mới có năng lực tài chính tốt, sử dụng tốt nguồn lực, giúp cho việc ra quyết định đúng đắn và tổ chức thực hiện

có hiệu quả các quyết định đó, điều hòa phối hợp các hoạt động nhằm đạt được mục đích chung đề ra.

- Mức độ coi trọng công tác tài chính của lãnh đạo doanh nghiệp

Nếu lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm và coi trọng công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp sẽ gắn liền với việc tổ chức bộ phận quản lý tài chính trong doanh nghiệp môt cách hợp lý, nhằm phát huy được vai trò của quản trị tài chính đối với hoạt động của doanh nghiệp. Trong thực tế hiện nay, ở nhiều doanh nghiệp do không tổ chức bộ phận tài chính riêng biệt nên thiếu một lực lượng chuyên trách làm nhiệm vụ thu xếp vốn, kiểm soát tình hình hoạt động của doanh nghiệp, chủ động dự báo và ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động do những biến động bất thường do môi trường kinh doanh tạo ra. Vì vậy, hoạt động tài chính dễ rơi vào trạng thái mất kiểm soát, thụ động gây khó khan cho hoạt động kinh doanh…

- Yếu tố về công nghệ sản xuất

Việc nghiên cứu chính sách đầu tư của doanh nghiệp vào công cụ sản xuất cũng là điều cần thiết trong việc phân tích chiến lược, nhằm mục đích nghiên cứu và phát triển những chi tiết cho việc đầu tư và máy móc thiết bị và các tài sản hữu hình là hoàn toàn cần thiết. Vậy, khi doanh nghiệp thấy có sự giảm sút về các khoản khấu hao, cũng có nghĩa là tăng về kết quả kinh doanh, thì cần phải biết nguyên nhân vì sao, có phải do máy móc thiết bị đã lỗi thời, hoặc do doanh nghiệp không có dự án khả thi, dẫn đến nguy cơ suy giảm về sản xuất, giảm sút về năng lực cạnh tranh. Do vậy, yếu tố công nghệ là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Yếu tố về chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh được nói đến ở đây là cách phân chia những giới khách hàng khác nhau trong tổng doanh thu của nó. Trên thực tế, một doanh

nghiệp phải luôn phụ thuộc vào khách hàng và nhà cung cấp. Vì vậy, điều quan trọng với một doanh nghiệp là không nên tập trung quá vào một nhóm đối tượng khách hàng. Mở rộng nhiều nhóm khách hàng tốt hơn là tập trung vào một khách hàng lớn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM THỦY SẢN MINH ĐỨC TRONG THỜI GIAN

QUA

Một phần của tài liệu 146 TÌNH HÌNH tài CHÍNH CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM THÚY sản MINH đức (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w