Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp

Một phần của tài liệu 227 kế TOÁN tập hợp CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM xây lắp tại CÔNG TY cổ PHẦN tư vấn đầu tư và xây DỰNG số 468 (Trang 36)

Phương pháp tính giá thành SPXL là phương pháp sử dụng số liệu về chi phí xây lắp để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của SPXL. Phương pháp tính giá thành này sử dụng cho những sản phẩm đã hoàn thành theo các khoản mục giá thành trong kỳ tính giá thành đã được xác định. Trong đó, kỳ tính giá thành là kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tính giá thành cho các công trình, HMCT.

Tùy theo đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành mà kế toán phải lựa chọn sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp thích hợp để tính giá thành cho một hay nhiều đối tượng. Trong các doanh nhiệp xây dựng thường áp dụng phương pháp tính giá thành sau:

1.2.6.1. Phương pháp giản đơn (phương pháp tính trực tiếp)

Phương pháp này được phổ biến rộng rãi trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay vì sản xuất thi công mang tính đơn chiếc nên đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với đối tượng tính giá thành. Hơn nữa việc sử dụng phương pháp này cho phép cung cấp kịp thời các số liệu giá thành cho mỗi kỳ báo cáo và cách tính đơn giản, dễ hiểu.

Theo phương pháp này thì tất cả các chi phí phát sinh trực tiếp cho một công trình, HMCT từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính thức là giá thành thực tế của công trình, HMCT đó.

Trong trường hợp công trình, HMCT đã hoàn thành toàn bộ mà có khối lượng hoàn thành xây lắp bàn giao thì:

Giá thành thực tế của KLXL hoàn = Chi phí thực tế dở dang đầu kỳ + Chi phí thực tế phát - Chi phí thực tế

thành bàn giao sinh trong kỳ

dở dang cuối kỳ Trong trường hợp CPSX tập hợp cho cả công trình nhưng giá thành thực tế phải tính riêng cho từng HMCT, kế toán có thể căn cứ vào CPSX của cả nhóm và hệ số kinh tế kĩ thuật đã quy định cho từng HMCT để tính giá thành thực tế cho từng HMCT.

1.2.6.2. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Phương pháp này áp dụng cho các DN nhận thầu xây lắp theo đơn đặt hàng, đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng. Kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo mà là khi đơn đặt hàng hoàn thành. Đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng hoàn thành.

Theo phương pháp này, hàng tháng CPSX phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng và khi hoàn thành thì CPSX theo đơn tập hợp được cũng chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng.

Nếu đơn đặt hàng gồm nhiều HMCT, công trình đơn nguyên khác nhau thì phải tính toán, xác định chi phí của từng HMCT, công trình đơn nguyên liên quan đến đơn đặt hàng. Những chi phí trực tiếp được tập hợp thẳng vào HMCT, công trình đơn nguyên thì phải phân bổ theo tiêu thức hợp lý.

1.2.6.3. Phương pháp tổng cộng chi phí

Phương pháp tổng cộng chi phí là phương pháp tính giá thành SPXL dành cho những DN có quá trình xây dựng được tập hợp từ nhiều đội xây dựng với nhiều giai đoạn công việc thì GTSP trong xây lắp là tổng cộng tất cả các CPSX ở từng đội sản xuất, từng giai đoạn công việc, từng HMCT.

Z = Dđk + C1 + C2 + … + Cn - Dck

Trong đó, C1, C2,…,Cn: là chi phí sản xuất ở từng giai đoạn xây lắp công trình

Sổ kế toán là một loại sổ sách được thiết kế một cách khoa học, hợp lý và giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau được sử dụng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng phương pháp kế toán trên cơ sở các số liệu của chứng từ kế toán.

Doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán, điều kiện trang thiết bị kỹ thuật tính toán lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp và phải tuân thủ theo đúng quy định của hình thức sổ kế toán đó.

Có các hình thức ghi sổ kế toán sau:

- Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái

- Hình thức kế toán Nhật ký chung

- Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ

- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

* Hình thức nhật ký sổ cái

Hình thức tổ chức sổ này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình kinh doanh đơn giản, chỉ thực hiện một loại hoạt động, có quy mô nhỏ, trình độ quản lý và kế toán thấp, điều kiện lao động thủ công...

Theo hình thức nhật ký- sổ cái, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế.

Kế toán sử dụng các loại sổ chủ yếu sau:

- Nhật ký sổ cái: Sổ này phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trật tự thời gian.

- Bảng tổng hợp chứng từ gốc - Sổ chi tiết tài khoản…

* Hình thức nhật ký chung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình thức tổ chức loại sổ này thường được áp dụng trong điều kiện giống như hình thức nhật ký sổ cái và rất phù hợp nếu doanh nghiệp áp dụng kế toán máy.

Kế toán sử dụng các loại sổ chủ yếu sau:

- Sổ Nhật ký chung: sổ ghi phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trật tự thời gian phát sinh của chúng.

- Sổ cái tài khoản

- Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Theo hình thức sổ này, mọi nghiệp vụ phát sinh đều được phản ánh vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và cuối kỳ lên sổ cái. Ngoài ra doanh nghiệp còn mở một số sổ nhật ký đặc biệt. Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện trên các bảng phân bổ chi phí, sổ chi tiết tài khoản và trên hệ thống sổ tổng hợp như nhật ký chung và sổ cái các tài khoản. Dựa trên hệ thống sổ chi tiết, sổ cái và kết quả đánh giá sản phẩm dở dang, kế toán tiến hành lập bảng tính giá thành sản phẩm.

* Hình thức nhật ký chứng từ

Đây là hình thức tổ chức sổ kế toán dùng để tập hợp và hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của tài khoản, kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ đó theo bên Nợ của các tài khoản đối ứng. Để theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán sử dụng các bảng kê. Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các sổ chi tiết, bảng phân bổ phục vụ cho hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Kế toán sử dụng các loại sổ chủ yếu sau: - Nhật ký chứng từ

- Bảng phân bổ, thẻ kế toán chi tiết - Sổ cái tài khoản

- Bảng kê …

* Hình thức chứng từ ghi sổ

Đây là hình thức kế toán kết hợp ghi sổ theo thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ với ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Theo hình thức sổ

tập hợp để đưa lên chứng từ ghi sổ và cuối kỳ lên sổ cái trên cơ sở các chứng từ ghi sổ kèm theo các chứng từ gốc. Việc hạch toán chi phí sản xuất được thực hiện trên sổ kế toán chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí và sổ cái tài khoản. Việc tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp trên sổ cái được căn cứ vào các chứng từ ghi sổ. Hình thức tổ chức sổ này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp có mật độ nghiệp vụ phát sinh tương đối lớn và đã có sự phân công lao động kế toán.

Kế toán sử dụng các loại sổ chủ yếu sau:

- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: ghi theo trật tự thời gian các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đã lập chứng từ ghi sổ.

- Sổ cái tài khoản

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn dành phần lớn nội dung đi sâu nghiên cứu bản chất của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng như những đặc thù của ngành sản xuất xây lắp như: các khái niệm, nội dung chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp được đưa ra dưới các góc độ khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả của kế toán, đồng thời cũng nâng cao nhận thức rõ hơn về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng như tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp.

Đây là những tiền đề lý luận cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng như định hướng cho các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng số 468.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ

XÂY DỰNG SỐ 468

2.1. Tổng quan về công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng số 468

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty thuộc hình thức Công ty cổ phần, hoạt động theo luật doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Tên công ty: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng số 468

- Tên giao dịch: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng số 468

- Giám đốc: Phan Văn Minh

- Địa chỉ trụ sở chính: Khu hành chính số 8 phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số điện thoại: 0211.3717.294

- Mã số thuế: 2500336308

- Số vốn điều lệ: 20.000.000.000 đồng

Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng số 468 được thành lập vào ngày 12 tháng 03 năm 2009, được Sở kế hoạch và đầu tư Vĩnh Phúc cấp giấy chứng nhận số 2500336308, thay đổi lần 1 ngày 18 tháng 08 năm 2017. Ban đầu công ty chỉ sản xuất và mua bán vật tư xây dựng, san lấp các mặt bằng công trình và xây dựng các công trình nhỏ lẻ.

Khởi đầu kinh doanh, công ty đứng trước bộn bề khó khăn, áp lực. Đội ngũ cán bộ quản lý điều hành của công ty còn non trẻ, cơ sở vật chất còn hạn chế. Trong những năm đầu thành lập, công ty cũng gặp một số khó khăn trong việc tuyển dụng và tạo mối quan hệ trên thị trường.

Được sự tin tưởng của các đối tác và khách hàng, công ty đã xây dựng được uy tín trên thị trường, từ đó đã giúp công ty có nhiều bạn hàng và sự

hoàn thiện như ngày hôm nay. Sau nhiều năm xây dựng và phát triển qua nhiều khó khăn và thử thách nhưng với điều kiện xã hội và sự lãnh đạo tốt của ban Giám đốc đã xây dựng được uy tín cho công ty trong lĩnh vực xây dựng, không những trong tỉnh mà còn ngoài tỉnh và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động của mình hơn.

Trên bước đường hội nhập và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công ty luôn nhận thức đầy đủ về những khó khăn, thách thức phía trước và luôn đặt ra nhiệm vụ chiến lược, luôn phấn đấu để không ngừng cập nhật các tri thức công nghệ, nâng cao năng lực nhằm thỏa mãn một cách cao nhất các yêu cầu của khách hàng.

2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty

Để công ty ngày càng phát triển thì trước hết công ty phải sát lập được một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khoa học và phù hợp với xu hướng phát triển chung của toàn xã hội. Cơ cấu tổ chức quản lý là một hệ thống tổ chức trong đó được đặc trưng bởi những bộ phận quản lý. Để bộ máy quản lý làm việc hiệu quả thì cần thiết lập một cơ cấu quản lý phù hợp với quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Công ty đang dần hoàn thiện cơ chế tổ chức quản lý. Đây là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của công ty trong quá trình hoạt động.

Bộ máy quản lý của công ty tương đối gọn nhẹ. Đa số các cán bộ của công ty có trình độ đại học và cao đẳng tiếp thu nhanh nhạy các thông tin.

Với phương thức quản lý trực tiếp, giám đốc công ty trực tiếp điều hành giám sát đến tất cả các bộ phận, phòng ban của công ty nhằm mục đích nâng cao hiệu quả công việc và cập nhật giải quyết tất cả các vường mắc, khó khăn. Mối liên hệ giữa ban giám đốc với các phòng ban và phân xưởng được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty CP tư vấn đầu tư và xây dựng số 468

- Giám đốc: là người điều hành cao nhất trong công ty và là người chịu trách nhiệm về các họạt động, quyết định quản lý điều hành của toàn công ty. Giám đốc công ty có quyền ký kết các hợp đồng và chịu trách nhiệm trước Nhà nước.

- Phó GĐ kỹ thuật: là người điều hành hoạt động liên quan đến kỹ thuật của công ty theo sự phân công của giám đốc.

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT PHÓ GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH PHÒNG TỔ CHỨC – HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ HOẠCH KỸ THUẬT PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN

ĐỘI LỀ ĐỘI ĐIỆN

NƯỚC

ĐỘI SẮT HÀN SỬA CHỮA

- Phó GĐ tài chính: là người giám sát toàn bộ bộ phận tài chính kế toán và phụ trách các công việc liên quan tới vấn đề tài chính của công ty.

- Phòng tổ chức – hành chính: tham mưu và giúp lãnh đạo thực hiện công tác tổ chức cán bộ, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, pháp chế theo quy định hiện hành.

- Phòng kế hoạch kỹ thuật: là bộ phận lập hồ sơ thiết kế dự toán, quản lý, giám sát kỹ thuật các công trình; lập biện pháp thi công chi tiết, hướng dẫn trực tiếp điều hành các tổ đội sản xuất thi công theo đúng hồ sơ thiết kế và đảm bảo chất lượng công trình.

- Phòng tài chính – kế toán: chịu trách nhiệm trong việc giúp phó giám đốc tài chính trong công tác quản lý tài chính và công tác hạch toán tại công ty. Phản ánh toàn bộ hoạt động SXKD của công ty thông qua việc thu thập số liệu thực tế của các chứng từ kế toán từ các bộ phận hay các cá nhân trong công ty trình lên, từ đó theo dõi hạch toán từ chi tiết đến tổng hợp.

- Các đội máy thi công: là những đội trực tiếp tiến hành xây dựng, hoàn thành đơn đặt hàng của khách hàng. Là lực lượng đông đảo nhất trong công ty cũng như giúp cho công ty hoàn thành được kế hoạch đề ra ngoài thực tế. Tổ chức thi công các công trình của công ty theo đúng tiến độ và yêu cầu kỹ thuật dưới sự quản lý trực tiếp của đội trưởng, các nhân viên kinh tế kỹ thuật.

2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty

2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức kinh doanh, tổ chức quản lý cũng như đặc điểm của kế toán phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng số 468 tổ chức công tác kế toán theo mô hình tập trung. Theo mô hình này, toàn bộ công tác kế toán đều được thực hiện tại phòng kế toán từ khâu thu thập, quản lý chứng từ, ghi sổ kế toán chi tiết, ghi sổ kế toán tổng hợp đến việc lập báo cáo, phân tích số liệu.

Hình thức kế toán này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của công ty đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất đối với công tác kế toán, kiểm tra xử lý và cung cấp thông tin kế toán một cách kịp thời giúp cho lãnh đạo của công ty

Một phần của tài liệu 227 kế TOÁN tập hợp CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM xây lắp tại CÔNG TY cổ PHẦN tư vấn đầu tư và xây DỰNG số 468 (Trang 36)