Thu từ thanh lý

Một phần của tài liệu 272 HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH dự án đầu tư VAY vốn tại NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG – CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 34 - 44)

thanh lý 50 2. Chi Phí 150.804 146.17 141.527 136.888 132.25 132.25 132.25 2.1. Chi phí (chưa có KH và lãi vay) 100 100 100 100 100 100 100 2.2. khấu hao 32.25 32.25 32.25 32.25 32.25 32.25 32.25 2.3. Lãi vay 18.554 13.915 9.277 4.638 - - - 3. LNTT -0.804 53.835 108.473 113.112 117.75 117.75 167.75 4. Thuế TNDN 0 10.767 21.6946 22.6224 23.55 23.55 33.55 5. LNST -0.804 43.068 86.7784 90.4896 94.2 94.2 134.2 Nguồn: Báo cáo thẩm định cuả TPBank CN Thăng Long

- Xác định NPV của dự án ta được: NPV= = 255.72 triệu đồng > 0 - Xác định hệ số IRR của dự án: Tại r1=20% thì NPV1= 69.41 triệu đồng Tại r2 = 25% thì NPV2= -7.39 triệu đồng  Vậy ta có IRR= r1 +(r2-r1) = 24.5%

- Xác định thời gian hoàn vốn của dự án đầu tư:

Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Dòng tiền

thuần -352.5 31.446 75.318 119.0284 122.7396 126.45 126.45 GTTL của

khoản thu hồi

363.3

5 331.64 252.41 159.96 52.7

Thời gian thu hồi tại năm thứ 6 = . 12 = 5.6 tháng Vậy thời gian thu hồi của dự án là 5 năm 6 tháng

=> Dự án có hiệu quả và khách hàng nên đầu tư vào dự án này. 2.3.4.5. Nguồn cân đối trả nợ và tài sản đảm bảo

 Nguồn cân đối trả nợ. Bảng cân đối nguồn trả nợ:

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

Nguồn trả nợ 1,988,004,199 1,988,004,199 1,988,004,199 1,988,004,199

LNST 1,988,004,199 1,988,004,199 1,988,004,199 1,988,004,199

Nghĩa vụ trả nợ 973,110,250 287,188,000 262,792,000 238,396,000

Khoản vay mua máy được TPBank Phê duyệt ngày 20/04/2020 (chưa sử dụng)

252,343,000 232,585,375 212,827,750 193,070,125Gốc 173,312,500 173,312,500 173,312,500 173,312,500 Gốc 173,312,500 173,312,500 173,312,500 173,312,500

Lãi 79,030,500 59,272,875 39,515,250 19,757,625

Khoản vay mua MMTB tại

MBBank 661,526,250

Gốc 609,000,000

Lãi 52,526,250

Khoản vay mua máy lần

náy 59,241,000 54,602,625 49,964,250 45,325,875

Gốc 40,687,500 40,687,500 40,687,500 40,687,500

Lãi 18,553,500 13,915,125 9,276,750 4,638,375

Cân đối nguồn trả nợ 1,014,893,949 1,700,816,199 1,725,212,199 1,749,608,199

Nguồn: Báo cáo thẩm định cuả TPBank CN Thăng Long - Phương thức trả nợ:

+ Gốc: Gốc chia làm 48 kỳ, 01 tháng/kỳ, trả vào ngày 26 hàng tháng, mỗi tháng ~ 3,390,625 VNĐ.

+ Lãi: Theo quy định của TPBank từng thời kỳ. Lập lịch trả nợ dự kiến chi tiết (ĐVT: VNĐ)

Kỳ trả nợ Dư nợ Số tiền trả TPBank Tiền gốc Tiền lãi

2 kỳ trả nợ cuối cùng 3,390,625 3,422,836 3,390,625 32,211

Nguồn: Báo cáo thẩm định cuả TPBank CN Thăng Long => Tính hợp lý của nhu cầu vay: Công ty vay vốn thanh toán tiền mua MMTB phục vụ hoạt động sản xuất máy biến áp của doanh nghiệp.

- Tình hình tài chính, nguồn trả nợ của khách hàng: khách hàng đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng.

 Tài sản đảm bảo: 01 hệ thống máy lọc dầu có giá trị thẩm định là

352.500.000 VNĐ, tỷ lệ cho vay là 50%, thời gian vay tối đa đề xuất là 48 tháng. => Đủ điều kiện nhận TSBĐ theo quy định của TPBank.

ĐÁNH GIÁ ĐVKD

- Khách hàng có thiện chí trả nợ cho TPBank

- Khách hàng tuân thủ các điều kiện tín dụng của TPBank

- Khách hàng có quy mô vừa, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo nguồn trả nợ cho TPBank và các TCTD khác.

- Các chỉ số tài chính của khách hàng ở mức trung bình, công ty không bị mất cân đối tài chính, giảm thiểu rủi ro về thanh khoản và đảm bảo tình hình tài chính của công ty.

- Khách hàng đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính. Đối tượng khách hàng đầu ra phong phú bao gồm cả các dự án EVN, các đối tác tư nhân, hộ kinh doanh => đảm bảo ngồn thu của khách hàng.

- Khách hàng đang có quan hệ tín dụng với Vietcombank, VPBank, MBBank và chưa từng phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn tại các TCTD.

- Hoạt động kinh doanh của khách hàng có sự chuyển dịch một phần sang hoạt động gia công tôn để tăng thêm sự chủ động, tránh phụ thuộc vào đầu ra EVN. Sự dịch chuyển này đã khiến doanh thu giẩm nhưng lợi nhuận lại tăng so với năm 2018.

- Khách hàng đang dự kiến thực hiện một số hợp đồng gia công tôn cho các khu vực công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa có giá trị mỗi hợp đồng khoảng 5- 10 tỷ đồng và đề xuất TPBank tài trợ vay vốn, bảo lãnh để khách hàng thực hiện hợp đồng.

- Hoạt động kinh doanh sản xuất máy biến áp các loại của khách hàng bị ảnh hưởng thấp bởi dịch Covid-19, ảnh hưởng chủ yếu là do chỉ thị yêu cầu cách ly xã hội thì cán bộ nhân viên, công nhân công ty không được đi làm toàn bộ dẫn đến giảm năng suất lao động, kéo dài thời gian sản xuất hàng hóa so với bình thường. Đối tác đầu ra của khách hàng chủ yếu là các đối tác truyền thống, đã phát sinh nhiều giao dịch, đảm bảo nguồn thanh toán cho khách hàng.

KẾT LUẬN:

Từ những đánh giá và phân tích nêu trên, cho thấy Công ty Cổ phần chế tạo biến thế và thiết bị điện Hà Nội đã có đủ tư cách pháp nhân, năng lực pháp lý, tài chính tốt đủ điều kiện vay vốn của Ngân hàng.

Dự án đầu tư vào lĩnh vực đang được Nhà nước khuyến khích đầu tư, phù hợp với chiến lược phát triển của ngành và Nhà nước.

- Từ những thông tin thẩm định trên, phòng KHDN đề nghị tài trợ đầu tư dự án đầu tư mua 01 hệ thống lọc dầu biến áp chân không cho khách hàng Công ty Cổ phần chế tạo biến thế và thiết bị điện Hà Nội như sau:

 Số tiền cho vay: 176,250,000 VNĐ (Một trăm bảy mươi sáu triệu, hai trăm năm mươi nghìn đồng).

 Mục đích: thanh toán tiền mua 01 hệ thống máy lọc dầu theo hợp đồng mua bán số TRANEK/ HLA200505 ký ngày 05/05/2020 giữa Công ty CP chế tạo biến thế và thiết bị điện Hà Nội và Công ty ChongQing HLA Mechanical equipment Co.,LTD.

 Loại tiền: USD hoặc VNĐ tương đương theo giá trị tỷ giá quy đổi tại thời điểm giải ngân.

 Thời hạn cho vay/KUNN: 48 tháng kể từ ngày giải ngân.

 Điều kiện giải ngân:

- Khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay theo quy định của TPBank.

- Hoàn thiện các thử tục liên quan đến tài sản đảm bảo theo quy định của TPBank trước khi giải ngân.

 Phương thức giải ngân: chuyển khoản cho nhà cung cấp: Công ty ChongQing HLA Mechanical equipment Co.,LTD.

 Tài sản đảm bảo: tài sản hình thành từ phương án vay vốn có thông tin như sau:

Loại tài sản Mô tả chi tiêt Giá trị định giá (vnđ) Tỷ lệ cấp tín dụng MMTB hình thành từ phương án vay vốn 01 hệ thống máy lọc dầu (Bao gồm: 01 máy lọc dầu biến áp chân không

01 Máy kiểm tra độ bền điện môi dầu

01 Máy phân tích tự động); xuất xứ Trung Quốc.

325,500,000 vnđ

50%

 Biện pháp quản lý: - Giai đoạn 1:

+ Thực hiện thủ tục thế chấp và ĐKGD đảm bảo đối với TSBĐ theo quy định của TPBank.

+ Định kỳ ĐVKD thực hiện kiểm tra TSBĐ và định giá lại theo quy định của TPBank.

- Giai đoạn 2: Thực hiện ký phụ lục hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo bổ sung chậm nhất 03 ngày làm việc sau khi MMTB được lắp đặt tại nhà máy của công ty tại Thanh Trì, HN.

 Lãi suất, phí, chứng từ giải ngân: Theo quy định của TPBank

2.4. Đánh giá chung về công tác thẩm định dự án đầu tư tại TPBank- CN Thăng Long

2.4.1 Ưu điểm

Dựa vào quá trình phân tích thực trạng công tác thẩm định ở trên, chúng ta thấy được rằng ngân hàng tiến hành thẩm định đã theo đúng quy trình và nội dung thẩm định. Quá trình thẩm định dự án cho vay vốn tại TPBank chi nhánh Thăng Long được tổ chức thực hiện khá logic, khoa học và hợp lý.

 Quy trình thẩm định: Quy trình thẩm định dự án đâu tư cho vay vốn tại TPBank Chi nhánh Thăng Long đã được nghiên cứu và thực hiện một cách chặt chẽ và hợp lý, được tiến hành từ các bước đơn giản là tiếp nhận hồ sơ, đánh giá xem xét hồ sơ khách hàng cho đến các bước phức tạp và quan trọng hơn đấy là thẩm định trên từng khía cạnh của dự án.

 Phương pháp thẩm định: Đối với từng khâu từng bước tiến hành thẩm định dự án đều có các phương pháp thẩm định cụ thể đi kèm. Trong quá trình thẩm định, cán bộ tín dụng đã biết vận dụng, kết hợp một cách khoa học và linh hoạt các phương pháp thẩm định đã dùng nhằm đảm bảo cho công tác thẩm định khoa học và chặt chẽ hơn.

 Nội dung thẩm định: Cán bộ thẩm định đã tiến hành thẩm định các nội dung của dự án một cách khoa học và hiệu quả. Các nội dung thẩm định dự án đã được cán bộ thẩm định sử dụng khá đầy đủ. Đặc biệt đã biết chú trọng thẩm định kỹ khía cạnh tài chính, khía cạnh thị trường và địa điểm thực hiện dự án của dự án vay vốn. Cán bộ tín dụng đã đánh giá được tác dụng của một số chỉ tiêu tài chính cơ bản sau khi tiến hành thẩm định khía cạnh tài chính dự án như: NPV, IRR. Từ đó có thể đưa ra được những quyết định hợp lí có nên cho vay hay không.

 Cán bộ thẩm định: Có sự chuyên môn hóa một cách rõ rệt. Nghiệp vụ của họ có tính logic và hợp lý. Cán bộ tín dụng thường được giao nhiêm vụ thẩm định dự án đầu tư theo từng khâu riêng biệt.

Đôi ngũ cán bộ của TPBank Chi nhánh Thăng Long toàn là những trẻ tuổi, nhiệt huyết với công việc có trình độ cao. Đội ngũ cán bộ trẻ nên tinh thần học hỏi và ý thức rèn luyện càng cao, tư tưởng cầu tiến lớn cho nên họ sẽ không ngừng học hỏi và thường xuyên tham gia vào các khóa bồi dưỡng chuyên môn.

 Nguồn thông tin và trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định: TPBank Chi nhánh Thăng Long đã điều tra thông tin về khách hàng khá kĩ lưỡng vì nguồn thông tin hết sức quan trọng trong quá trình tiến hành thẩm định dự án đầu tư vay vốn. Cùng với đó, trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định của TPBank Chi nhánh Thăng Long ngày càng hiện đại. TPBank hiện đang là Ngân hàng số đứng đầu trông hệ thống các ngân hàng tạo Việt Nam. Hệ thống máy tính được trang bị lại hiện đại hơn, đầy đủ cho nhân viên. Hệ thống mạng Internet nhanh giúp cho cán bộ thẩm định có thể tra cứu thông tin một cách thuận tiện.

2.4.2 Hạn chế cần khắc phục

Những thành tích trong công tác thẩm định như đã đề cập ở trên là điều không thể phủ nhận song bên cạnh đó, công tác này vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế như sau:

-Thứ nhất: Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư về mặt tài chính, việc tính toán một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp xin đi vay nhiều khi chỉ mang tính hình thức hay nếu có nhận xét đánh giá thì chỉ tiêu đó lại thiếu cơ sở do không có những số liệu định mức cụ thể để so sánh (các số liệu tài chính của khách hàng xin vay liệu có cung cấp một cách chính xác, bảo đảm chất lượng thông tin hay không, một số chỉ tiêu bình quân trong cùng ngành dùng để so sánh thực sự có đúng?...). Trong một số trường hợp thì cán bộ thẩm định đã có nhiều kinh nghiệm thì có thể đem ra so sánh với các dự án cùng loại mà rút ra đánh giá

chỉ tiêu đó là tốt hay xấu, nhưng hầu hết đây cũng là một yếu tố chưa chắc chắn và có thể dẫn đến rủi ro, còn đối với cán bộ ít kinh nghiệm thì thật là khó khăn để đưa ra quyết định giải ngân.

- Thứ hai, về phương pháp, chi nhánh chủ yếu áp dụng phương pháp truyền thống, chưa có phương pháp thẩm định riêng áp dụng cho từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể. Bên cạnh đó đôi khi cán bộ thẩm định với lối tư duy cũ, tư duy đường mòn theo kinh nghiệm của bản thân mà sử dụng một số phương pháp thẩm định nhất định mà chưa sử dụng hết các phương pháp khác để có thể đạt hiệu quả thẩm định một cách cao nhất.

- Thứ ba, nội dung phân tích đôi khi còn chưa đảm bảo do một số chỉ tiêu nhỏ không được cán bộ tín dụng quan tâm, vì thế mà chưa có được cái nhìn khái quát cũng như sâu rộng về vấn đề cần phân tích. Bên cạnh đó hệ thống chỉ tiêu đánh giá còn chung chung, chưa có sự phân biệt theo các loại dự án cụ thể.

- Thứ tư, về thông tin: chủ yếu mang tính chất chủ quan của người cung cấp mà phần lớn từ khách hàng vay vốn. Do vậy thường bị hạn chế về số lượng và chất lượng thông tin.

- Thứ năm, mô hình tổ chức tại chi nhánh cũng như các điểm giao dịch khác trong toàn hệ thống TPBank thì mô hình này còn đang rất mới, vì thế còn cần có thời gian hơn nữa để đánh giá một cách cụ thể mức độ hiệu quả của nó. Bên cạnh đó mô hình này còn có nhược điểm là cần nhiều thủ tục, do vậy nếu có sự bất đồng ý kiến của các CBTĐ thì cũng gây giảm chất lượng trong công tác thẩm định.

- Thứ sáu, về vai trò tư vấn: Chủ yếu cán bộ thẩm định chỉ tư vấn cho chủ đầu tư về việc hoàn thiện dự án cho đầy đủ giấy tờ cần thiết quy định và một số yêu cầu cần thay đổi sơ bộ mà chưa đi cụ thể về các chỉ tiêu để có được một dự án đầu tư mang tính hiệu quả và khả thi nhất.

- Thứ bảy, về dự đoán rủi ro: Tại Ngân hàng chưa có bộ phận riêng chuyên thực hiện việc thu thập thông tin và phân tích đánh giá rủi ro. Vì thế, vấn đề dự báo

và đưa ra phương pháp phòng ngừa rủi ro còn chưa thực sự tốt mà chủ yếu chỉ là những phán đoán theo kinh nghiệm và chưa có tính khoa học.

- Cuối cùng là kết quả thẩm định chỉ mang tính đánh giá nhận xét mà chưa đưa ra giải pháp để từ đó mà nhà đầu tư có thể thay đổi, chỉnh sửa sao cho dự án là khả thi hơn. Bên cạnh đó việc nhận biết rủi ro cũng cần được tăng cường hơn nữa để từ đó đưa ra được biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất.

2.4.3 Nguyên nhân

 Nguyên nhân chủ quan

- Thứ nhất, về cán bộ thẩm định: Vì công tác thẩm định dự án đầu tư là một công tác rất phức tạp nên đòi hỏi cán bộ thẩm định cũng cần phải có hiểu biết sâu rộng về chuyên môn. Vì thế mà cán bộ thẩm định quá trẻ thì vẫn chưa có được kinh nghiệm, kiến thức sâu về vấn đề cần được phân tích thì đó là một nguyên nhân dẫn đến hiệu quả thẩm định là chưa thực sự tốt và đôi khi vẫn còn mắc sai lầm khi đưa ra quyết định. Bên cạnh đó thì vấn đề ý thức của cán bộ cũng là một vấn đề cần được nói đến. Một cán bộ không có ý thức trách nhiệm với công việc thì đây cũng là một nguyên nhân đáng lo ngại cho ngân hàng, đặc biệt trong việc tuân thủ quy trình thẩm định. Nếu cán bộ thẩm định không ý thức thực hiện đúng quy trình này thì kết quả thẩm định sẽ không đảm bảo cho việc ra quyết định đầu tư của Ngân hàng. Cuối cùng là công tác tổ chức quản lý thẩm định vẫn còn chưa chặt chẽ và mang tính hình thức.

-Thứ hai, về thông tin thẩm định: thông tin thẩm định còn hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng. Việc tìm kiếm thông tin còn mang tính bị động khi mà hầu

Một phần của tài liệu 272 HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH dự án đầu tư VAY vốn tại NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG – CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 34 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w