Khả năng thanh toán Khả năng TT tức thời 0.03 0.03 0.01 Khả năng TT nhanh 0.60 0.51 0.48 Khả năng TT hiện hành 1.08 1.08 1.07 Đòn bảy tài chính Đòn cân nợ 1.89 1.45 1.33 Vay TCTD/Vốn CSH 1.41 1.18 1.13 Vốn Lưu động ròng 3.023 2.869 2.415
Chu kỳ kinh doanh 2018 2019 31/03/2020
Số ngày tồn kho bình
quân 33 87 626
Số ngày phải thu bình
quân 29 61 348
Số ngày phải trả bình
quân 12 27 142
Chu kỳ kinh doanh 5.88 2.44 37
Nguồn: Báo cáo thẩm định cuả TPBank CN Thăng Long Đánh giá tình hình tài chính của công ty:
- Công ty không bị mất cân đối vốn. Vốn lưu động ròng năm 2018 là 3.023 trđ, năm 2019 là 2.869 trđ.
- Trong cơ cấu tổng tài sản: Tài sản ngắn hạn chiếm 61% giá trị tổng tài sản bao gồm 2 khoản mục chủ yếu là phải thu khách hàng (23%) và hàng tồn kho (32%), tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng 39%
+ Phải thu Khách hàng: trong năm 2018- 2019, danh mục hồ sơ khách hàng của công ty gồm khoảng 58 đối tác. Tại thời điểm 31/12/2019, giá trị khoản phải thu là 14.4 tỷ đồng phân bố trên 20 đối tác. Đến thời điểm 31/03/2020, giá trị khoản phải thu là 14.8 tỷ đồng phân bố trên 16 đối tác nhưng tổng giá trị tăng 3% so với cuối năm 2019. Tình huống này xảy ra là do có sự xuất hiện của các đối tác khách hàng lớn như: Công ty TNHH Hùng Phát, Công ty TNHH Thảo Truyền, Công ty Cát Thịnh, Công ty điện lực Quảng Ngãi, DNTN thương mại và dịch vụ NTH,… đã góp phần tăng doanh số của công
ty lên 11,042 triệu đồng. Bên cạnh đó, chính sách bán hàng của doanh nghiệp đặc biệt là chính sách ưu đãi giành cho các đối tác truyền thống, đã phát sịnh niều giao dịch cũng là nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch trên: cụ thể là những đối tượng khách hàng này có thể thanh toán 100% giá trị đơn hàng sau 60 ngày giao hàng hoặc có thể đặt cọc trước một phần đơn hàng và thanh toán phần còn lại trong còng 60 ngày giao nhận hàng. Do đó trong khoản thời gian 60 ngày này giá trị khoản phải thu của công ty sẽ tăng lên. Tuy vậy những khách hàng được hưởng chế độ ưu đãi này là những khách hàng thân thiết có độ tin cậy cao cho nên dấu hiệu khó đòi là chưa có - Các khoản phải thu của công ty vẫn luân chuyển tốt.
+ Hàng tồn kho: tại thời điểm 31/12/2019, giá trị hàng tồn kho chiếm 32% giá trị tổng tài sản. Hàng tồn kho bao gồm: Thành phẩm tồn kho (Máy biến áp các loại) chiếm 83% giá trị HTK và nguyên liệu tồn kho (cánh sóng, bìa cách điện, dây đồng, đồng thanh, dầu biến thế, giấy cách điện, sắt, sứ, tôn silic, sơn chống rỉ, que hàn điện, cốc dầu, biển máy, cục nhôm,...) chiếm 17% giá trị HTK.
Một số thành phẩm tồn kho có giá trị lớn (Tại thời điểm 31/12/2019)
TT Loạimáy Cấp điệnáp Tồnđầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ
SL tồn Đơn giá Thành tiền(VNĐ)
1 400 35(22) 1 32 29 4 299,500,000 1,198,000,000 2 630 22/0.1 3 0 0 3 335,500,000 1,006,500,000 3 1000 35(22)/0.4 3 0 0 3 482,900,000 1,448,700,000 4 1600 22/0.4 1 9 6 4 622,000,000 2,488,000,000 5 1800 35/0.4 2 0 0 2 735,000,000 1,470,000,000 6 2500 35(22)/0.4 2 13 12 3 1,195,000,000 3,585,000,000 7 3000 35/0.4 1 4 4 1 1,200,000,000 1,200,000,000 Tổng 12,396,200,000
(Nguồn: Báo cáo thẩm định của TPBank- CN Thăng Long) Do Công ty hoạt động trong lĩnh vực đặt thù nên số lượng hàng tồn kho khá lớn. Các loại thành phẩm tồn kho lớn là các loại máy biến áp có công suất lớn như: loại máy có công suất từ 630KVA-3000KVA, một số ít loại máy có công suất vừa từ 560KVA-630KVA. Đây là các loại máy cần thời gian sản xuất lâu hơn những loại máy công suất thấp nên Công ty thường sản xuất trước để dự trữ hàng tồn kho nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy vậy giá trị HTK tại thời điểm 31/03/2020 giảm 10% so với cuối năm 2019 => cho thấy sau dịch bệnh Covid-19, hoạt động kinh doanh đã phục hồi trở lại.
=> Từ đó kết luận HTK luân chuyển tốt.
- Tài sản dài hạn khác: 6 tỷ là giá trị chênh lệch tiền đầu tư mua đất xây dựng nhà xưởng. Tại thời điểm mà KH mua đất để xây dựng nhà xưởng thì bên bán đã xuất hóa đơn thấp hơn giá trị thực tê mua bán là 6 tỷ đồng. Do đó, KH hoạch toán theo dõi vào khoản Tài sản dài hạn khác.
- Phải trả người bán: tại thời điểm 31/03/2020, khoản phải trả ngườ bán giảm còn 4.9 tỷ đồng, giảm 29.7 % so với cuối năm 2019. Nguyên nhân cũng là do chính sách của công ty đối với khách hàng. Cụ thể đối với mỗi đối tác có giá trị nhỏ, thì khách hàng của công ty sẽ phải thanh toán 100% giá trị hợp đồng trước khi nhận hàng. Từ đó khiến khoản phải trả người bán của công ty sẽ giảm đi. Dựa vào các chỉ số trong bảng cân đối kế toán cho thấy khách hàng có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
- Vay ngắn hạn: tại thời điểm hiện tại, KH có tổng dư nợ ngắn hạn là 28,882 triệu đồng, dư nợ trung hạn là 858 triệu đồng, KH hiện tại có dư nợ tại Vietinbank, Vietcombank, VPBank, MBBank, TPBank. Dư nợ đều là dư nợ đủ tiêu chuẩn.
- Khách hàng có quy mô vừa, chủ động về nguồn vốn kinh doanh, tình hình tài chính lành mạnh, tổ chức hoạt động đơn giản phù hợp với hoạt động kinh doanh và quy mô doanh nghiệp.
- Công ty có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, đòn cân nợ ở mức an toàn. - Vòng quay vốn lưu động vào khoảng 2-3 vòng/năm.
- Các chỉ số về khả năng sinh lời tương đối tốt, phù hợp với các chỉ số của ngành sản xuất máy biến áp và các thiết bị điện.
=> Công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Ý kiến cá nhân: Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần chế tạo biến thế và thiết bị điện Hà Nội nhìn chung khá ổn định. Mặc dù theo dự kiến LNST năm 2020 đạt mức tối thiểu là 3,976 triệu đồng tức có thể sẽ thấp hơn so với LNST năm 2019 nhưng điều này có thể vẫn chấp nhận và lý giải được là do công ty đang có chính sách mới trong hoạt đông kinh doanh mang lại dòng thu chắc chắn trong tương lại, một phần khác dẫn đến sự suy giảm LNST so với năm 2019 chính là do tình hình dịch bệnh Covid-19 đã làm suy giảm ít nhiều doanh thu của khách hàng đây là yếu tố khách quan mà khách hàng cũng như nên kinh tế không thể tránh được.