thành phố Hà Nội
(Theo Luật tổ chức TAND năm 2014)
- Nhiệm vụ, quyền hạn của TAND quận, huyện; - Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật; - Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật; - Cơ cấu tổ chức của TAND quận, huyện.
- TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có thể có Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành chính.
- Căn cứ quy định tại khoản này và yêu cầu, thực tế xét xử ở mỗi TAND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương, Chánh án TAND tối cao quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách.
- Bộ máy giúp việc.
- TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên về thi hành án, công chức khác và người lao động.
2.2. Thẩm quyền của TAND quận Đống Đa trong việc giải quyếttranh chấp hợp đồng tín dụng tranh chấp hợp đồng tín dụng
Tòa án nhân dân quận Đống Đa, Hà Nội có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc quy định tại Điều 37 bộ luật TTDS năm 2015. Tòa án nhân dân Quận Đống Đa có thẩm quyền: Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của BLTTDS năm 2015; Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định kinh doanh, thương mại chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của BLTTDS năm 2015
2.3. Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại TANDquận Đống Đa quận Đống Đa
* Tình hình tranh chấp hợp đồng tín dụng tại TAND quận Đống Đa
Hiện nay số lượng tranh chấp giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay vốn còn khá cao so với các loại tranh chấp hợp đồng khác được giải quyết tại Tòa án
Tại tòa án nhân dân quận Đống Đa thì vụ án tranh chấp HĐTD có chiều hướng gia tăng rõ rệt. Dựa bảo bảng số liệu trên thì vụ án tranh chấp HĐTD
tăng qua 3 năm 2015-2017. Tổng số vụ án thụ lý tranh chấp HĐTD trên tổng số án kinh doanh thương mại là 325/736 chiếm 44,16%, tổng số vụ án giải quyết án tranh chấp HĐTD trên tổng số tranh chấp kinh doanh thương mại là 256/652 chiếm 39,26%. Trong số các tranh chấp kinh doanh thương mại thì tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các vụ án đã thụ lý và giải quyết. Sự gia tăng vè số lượng các vụ án một mặt phản ánh đúng thực trạng tranh chấp hiện nay ở quận Đống Đa. Những năm gần đây thì tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều diễn biến phức tạp, luôn tiềm ẩn rủi ro, điều này đã tác động xấu đến kinh tế thành phố Hà Nội. Các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội gặp nhiều khó khắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh như: thiếu vốn, giá nguyên vật liệu ngày càng tăng, khả năng thu hồi vốn quá chậm từ các dự án đầu tư đãn đến doanh nghiệp bắt buộc phải vay vốn ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác. Trong thời gian từ năm 2015-2017 lãi suất cho vay đã giảm nhiều so với các năm về trước đó nhưng vẫn còn cao so với thời buổi hiện tại do khủng hoảng nhà đất xảy ra tại Việt Nam nói chung và ở thành phố Hà Nội nói riêng, trong khi thời gian vay vốn lại ngắn khiến cho các doanh nghiệp khó quay vòng vốn để trả nợ đúng hạn dẫn đến vi phạm hợp đồng tín dụng.