5. Kết cấu của đề tài
1.6.4 Phương pháp thu thập số liệu
Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện trong khoảng thời gian từ5/2017 đến 6/2017. Theo Hair và cộng sự (1998) số mẫu quan sát trong phân tích nhân tố phải tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 10:1. Cụ thể, trong mô hình nghiên cứu được đề xuất có 24 biến quan sát có thể được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá. Do đó, cỡ mẫu tối thiểu cần thiết của nghiên cứu là 24 x 10 = 240. Quá trình thực hiện nghiên cứu đã có khoảng 320 bảng câu hỏi khảo sát được tác giả phát ra. Sau cuộc khảo sát tác giả thu được 275 phản hồi, trong đó có 245 bảng trả lời hợp lệ (vượt trên số mẫu tối thiểu).Sau đó dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.
Bảng 1.1: Thống kê mẫu khảo sát
Chỉ tiêu Đặc điểm Số mẫu Tỷ lệ% Giới tính Nam 123 50.2 Nữ 122 49.8 Độ tuổi Dưới 20 31 12.7 Từ 21 đến 40 100 40.8 Từ 41 đến 60 42 17.1 Trên 60 72 29.4
Nghề nghiệp Công nhân, viên chức 13 5.3
Doanh nhân 71 29
Buôn bán 98 40
Sinh viên học sinh 27 11
Nghề nghiệp khác 36 14.7
* Nhận xét:
Trong 245 mẫu nghiên cứu hợp lệ thu về, thống kê cơ cấu mẫu cho thấy cơ cấu giới tính khá cân bằng, trong đó, nam chiếm 50.2% và nữ chiếm 49.8%.
Vềcơ cấu độ tuổi, độ tuổi từ21 đến dưới 40 có độ tuổi chiếm khá đông chiếm 40.8% và trên 60 tuổi chiếm 29.4%, độ tuổi từ 41-60 chiếm 17.1% và thấp nhất là độ tuổi dưới 20, chiếm 12.7%.
Cơ cấu ngành nghề, những người làm nghề buôn bán có tỷ lệ du lịch khá cao, chiếm 40%. Doanh nhân là những người có số lượng đi du lịch cao thứ 2, chiếm 29%. Những đối tượng còn lại chiếm tỷ lệkhông đáng kể.
Số mẫu khảo sát có tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu tương đối cao, khá sát với đặc điểm vềcơ cấu khách hàng tại khách sạn Sài Gòn.