Cơ chế chính sách phát triển dulịch Sapa

Một phần của tài liệu Khai thác văn hóa tộc người H’mong ở Sapa để phục vụ hoạt động du lịch (Trang 78 - 79)

4. Các bài học kinh nghiệm trong khai thác văn hóa tộc người trên thế giới và

3.3.3 Cơ chế chính sách phát triển dulịch Sapa

Sapa có rất nhiều yếu tố thuận lợi cho phát triển du lịch ở cả ba loại hình: du lịch văn hóa - lịch sử; du lịch sinh thái, mạo hiểm và du lịch cộng đồng tập trung ở các địa bàn có lợi thế về du lịch,Sa Pavới khí hậu ôn đới, cảnh quan hùng vĩ và đa dạng bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số .

Do đó, Sapa đã quy hoạch các tuyến, điểm du lịch và ưu tiên đầu tư phát triển du lịch tại các địa bàn có lợi thế về du lịch. Du lịch Sapa đang được sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan Trung ương cũng như sự ủng hộ, liên kết của tỉnh, thành phố trong cả nước, với mong muốn đưa du lịch dịch vụ thành ngành kinh tế mũi nhọn ở địa phương.Công tác tuyên truyền, vận động người dân xây dựng các tuyến phố tự quản, tuyến phố văn minh, các tiêu chí văn minh đô thị, hạ tầng đô thị được triển khai thực hiện, góp phần để lại ấn tượng đẹp cho du khách trong nước và quốc tế

khi đến với Sapa.

Để tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức, đưa du lịch Sapa "cất cánh", Phó Thủ tướng đề nghị, trong thời gian tới, tỉnh Lào Cai cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp sau: Làm tốt công tác quy hoạch, đầu tư về du lịch, tập trung vào qui hoạch tổng thể, vùng, ngành. Xây dựng cơ chế, chính sách quản lý và phát triển sản nhân lực và sản phẩm du lịch.Thực hiện một số chiến dịch quảng bá và xúc tiến du lịch,nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch.

Theo đó, thời gian tới, thành phố Lào Cai sẽ xây dựng quy hoạch chi tiết về phát triển du lịch, liên kết với các huyện phát triển các tuyến du lịch thành phố Lào Cai - Hà khẩu; thành phố Lào Cai - Sa Pa, thành phố Lào Cai - Bắc Hà; thành phố Lào Cai- Bảo Yên. Cùng với đó, thành phốphát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng; xây dựng tuyến phố chuyên kinh doanh gắn với hoạt động chợ đêm; đầu tư xây dựng các khu vệ sinh công cộng, các ki-ốt thông tin điện tử tra cứu thông tin phục vụ du khách; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, công ty du lịch phát triển….

Trong phát triển sản phẩm du lịch, Sapa chú trọng xây dựng các điểm du lịch cộng đồng kiểu mẫu và phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của từng địa phương. Đồng thời, đẩy mạnh kết nối hoạt động du lịch khu vực với các tỉnh vùng Đông Bắc, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc và Lào. Trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Sapa giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Sapa phấn đấu đến năm 2020 trở thành một trong những điểm đến du lịch bậc nhất của vùng Tây Bắc, với lượng khách du lịch tới đây lên tới 4,5 triệu lượt khách/năm, nguồn thu từ khách du lịch đạt 18.000 tỷ đồng và là một trung tâm du lịch thiên nhiên và văn hóa miền núi lớn nhất Việt Nam trong tương lai

3.2 Một số giải pháp đề xuất khai thác hiệu quả văn hóa tộc người H’mong phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu Khai thác văn hóa tộc người H’mong ở Sapa để phục vụ hoạt động du lịch (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)